THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM – DẤU PHẨY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến Muông thú.
- Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.
2. Kỹ năng:
- Biết dùng dấu chấm và dấu phẩy trong một đoạn văn.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh họa trong bài (phóng to, nếu có thể). Thẻ từ có ghi các đặc điểm và tên con vật. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3.
- HS: Vở
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: LUYỆN TỪ Tiết: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM – DẤU PHẨY I. Mục tiêu Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến Muông thú. Hiểu được các câu thành ngữ trong bài. Kỹ năng: Biết dùng dấu chấm và dấu phẩy trong một đoạn văn. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh họa trong bài (phóng to, nếu có thể). Thẻ từ có ghi các đặc điểm và tên con vật. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gọi 6 HS lên bảng. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các con sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Muông thú và làm các bài tập luyện tập về dấu câu. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Treo bức tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh. Tranh minh hoạ hình ảnh của các con vật nào? Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm mà bài đưa ra. Gọi 3 HS lên bảng, nhận thẻ từ và gắn vào tên vào từng con vật với đúng đặc điểm của nó. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài. Cho điểm từng HS. Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu. Hỏi: Bài tập này có gì khác với bài tập 1? Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập. Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS. Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật. Yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được. Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đoạn văn trong bài. Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài. Vì sao ở ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy? Khi nào phải dùng dấu chấm? Cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 1 HS lên làm con vật, đeo thẻ từ trước ngực và quay lưng lại phía các bạn. HS dưới lớp nói đặc điểm nếu đúng thì HS đeo thẻ nói “đúng”, sai thì nói “sai”. HS nào đoán đúng tên bạn sẽ được 1 phần thưởng. Chú ý nhiều lượt HS chơi. Tổng kết cuộc chơi. Dặn HS về nhà làm bài Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao. Hát Thực hành hỏi đáp theo mẫu “như thế nào?” Ví dụ: HS 2: Con mèo nhà cậu ntn? HS 1: Con mèo nhà tớ rất đẹp. Bài yêu cầu chúng ta chọn cho mỗi con vật trong tranh minh hoạ một từ chỉ đúng đặc điểm của nó. HS quan sát. Tranh vẽ: cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ. Cả lớp đọc đồng thanh. 3 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bài vào vở Bài tập. Gấu trắng: tò mò Cáo: tinh ranh Sóc: nhanh nhẹn Nai: hiền lành Thỏ: nhút nhát Hổ: dữ tợn 2 HS đọc yêu cầu của bài. Bài tập 1 yêu cầu chúng ta chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật, còn bài tập 2 lại yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra. Làm bài tập. Mỗi HS đọc 1 câu. HS đọc xong câu thứ nhất, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó, chuyển sang câu thứ hai. Đáp án: a) Dữ như hổ (cọp): chỉ người nóng tính, dữ tợn. b) Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát. c) Khoẻ như voi: khen người có sức khoẻ tốt. d) Nhanh như sóc: khen người nhanh nhẹn. HS hoạt động theo lớp, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Chậm như rùa. Chậm như sên. Hót như khướu. Nói như vẹt. Nhanh như cắt. Buồn như chấu cắn. Nhát như cáy. Khoẻ như trâu. Ngu như bò. Hiền như nai Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống. 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp cùng theo dõi. Làm bài theo yêu cầu: Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng. Vì chữ đằng sau ô trống không viết hoa. Khi hết câu. VD: HS 1: Nhận thẻ từ HS 2: Cậu to khoẻ phải không? (Đúng) HS 3: Cậu là con gấu phải không? (Sai) HS 4: Cậu có lông vằn không? (Đúng) HS 5: Cậu rất hung dữ phải không? (Đúng) HS 6: Cậu là con hổ phải không? (Đúng) v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: