Giáo án Luyện từ và câu 3 kì 1 - Nguyễn Thị Cúc

Giáo án Luyện từ và câu 3 kì 1 - Nguyễn Thị Cúc

Tuần 1 Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh

I Mục đích yêu cầu.

 - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1)

 - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2)

 - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lý do vì sao thích hình ảnh đó (BT3)

II Đồ dùng

 GV : Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong BT1

 Bảng phụ viết sẵn câu văn câu thơ trong BT2

 Tranh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, 1 chiếc vòng ngọc thạch

 Tranh minh hoạ 1 cánh diều giống như dấu á

 HS : VBT

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1280Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 kì 1 - Nguyễn Thị Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy / /2010
Tuần 1 Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
I Mục đích yêu cầu.
	- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1)
	- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2)
	- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lý do vì sao thích hình ảnh đó (BT3)
II Đồ dùng 
 GV : Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong BT1
 Bảng phụ viết sẵn câu văn câu thơ trong BT2
 Tranh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, 1 chiếc vòng ngọc thạch
 Tranh minh hoạ 1 cánh diều giống như dấu á
 HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Mở đầu
- GV nói về tác dụng của tiết LT & C
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 trang 8
- Đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp và GV nhận xét
* Bài tập 2 trang 8
- Đọc yêu cầu bài tập
+ GV kết hợp đặt câu hỏi để HS hiểu
- Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành ?
- Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ?
- Vì sao cánh diều được so sánh với dấu á ?
- Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ ?
* Bài tập 3 trang 8
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
+ Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ
- 1 HS lên bảng làm mẫu
- Cả lớp làm bài vào VBT
- 3, 4 HS lên bảng gạch chân dưới từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ
 Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai
+ Tìm từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn
- 1 HS làm mẫu
- Cả lớp làm bài
- 3 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong csác câu thơ câu văn
+ Tìm những hình ảnh so sánh ở BT2, Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
- HS nối tiếp nhau phát biểu
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt
	- Về nhà QS những vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì .
 Ngày dạy: / /2010
Tuần 2: Từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu Ai, là gì ?
I Mục tiêu
	- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo YC của BT1
	- Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (Cái gì, Con gì) ? Là gì ? (BT2)
	- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3)
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT2, 3
	 HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm lại BT1 của tiết LT&C tuần trước
- GV đọc khổ thơ
 Sân nhà em sáng quá
 Nhờ ánh trăng sáng ngời
 Trăng tròn như cái đĩa
 Lơ lửng mà không rơi
Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm BT
* Bài tập 1 trang 16
- Đọc yêu cầu BT
- GV theo dõi, động viên các em làm bài
* Bài tập 2 trang 16
- Đọc yêu cầu BT
- GV treo bảng phụ 
* Bài tập 3 trang 16
- Đọc yêu cầu BT
- Nhận xét bài làm của HS
- 1 HS lên bảng
- HS tìm : Trăng tròn như cái đĩa
- HS nghe
+ Tìm từ chỉ trẻ em, chỉ tính nết của trẻ em, chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
- Từng HS làm bài vào VBT
+ Tìm các bộ phận của câu.....
- 1 HS giải câu a để làm mẫu trước lớp
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào VBT
. Thiếu nhi là măng non của đất nước
. Chúng em là HS tiểu học
. Chích bông là bạn của trẻ em
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
- HS làm bài ra giấy nháp
- HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi vừa đặt
- Cả lớp làm bài vào VBT
. Cái gì là hình ảnh thân thuộc của ...... ?
. Ai là những chủ nhân...... ?
. Đội Thiếu niên Tiền ...... là gì ?
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc HS ghi nhớ những từ vừa học
 Ngày dạy: / /2010
Tuần 3: So sánh. Dấu chấm
I. Mục tiêu
	- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ câu văn (BT1)
- Nhận biết các từ chỉ sự so sánh (BT2)
	- Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3)
II. Đồ dùng
	GV : 4 băng giấy ghi 4 đoạn của bài 1, bảng phụ viết ND BT3
	HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Làm lại BT1, BT2 tiết LT&C tuần 2
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD làm BT
* Bài tập 1 ( 24 )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( 25 )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 3 ( 25 )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS
- 2 HS lên bảng làm
+ Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ câu văn
- HS đọc lần lượt từng câu thơ
- 4 HS lên bảng làm, HS làm bài vào VBT
- Nhận xét bài của bạn
+ Ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong các câu trên
- HS viết ra nháp những từ chỉ sự so sánh
- 4 em lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
- HS làm bài vào VBT
+ Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu
- HS trao đổi thao cặp
- HS làm bài vào VBT
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Khen những em làm bài tốt
 Ngày dạy: / /2010
Tuần 4: Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu : Ai là gì ?
I. Mục tiêu
	- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1)
	- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2)
	- Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3a,b,c)
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết BT 2
	HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm lại BT 1 và 3 tiết LT&C tuần 3
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. HD làm BT
* Bài tập 1 (33)
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( 33 )
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3 ( 33 )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
- HS làm miệng
- Tìm những từ chỉ gộp những người trong gia đình
- 1 HS đọc mẫu
- HS trao đổi theo cặp, viết ra nháp những từ tìm được
- HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp làm bài vào VBT
+ Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau thành nhóm
- 1 HS làm mẫu
- HS làm việc theo cặp
- 1 vài HS trình bày kết quả trên lớp
- Cả lớp làm bài vào VBT
+ Dựa vào ND bài tập đọc tuần 3, 4 đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về .....
- 1 HS làm mẫu nói về bạn Tuấn trong chuyện Chiếc áo len
- HS trao đổi theo cặp nói về các nhân vật còn lại
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
- Cả lớp làm bài vào VBT
	Ngày dạy: / /2010
 Tuần 5 So sánh
I. Mục đích yêu cầu:
	- Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém (BT1)
	- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2.
- Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh (BT3, 4)
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết 3 khổ thơ BT1, BT3
	HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra BT2, 3 tiết LT&C tuần 4
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm BT
* Bài tập 1
- Đọc yêu cầu BT1 
- GV treo bảng phụ
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 4
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
- 2, 3 HS làm miệng
- Nhận xét bạn
- Tìm hình ảnh so ánh trong các khổ thơ
- 3 HS lên bảng làm ( ghạch dưới những hình ảnh được so sánh với nhau )
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn
a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
+ Ghi lại các từ so sánh trong các khổ thơ trên
- 3 em lên bảng ghạch chân các từ so sánh trong mỗi khổ thơ
- HS làm bài vào VBT
- Nhận xét bài làm của bạn
. hơn, là, là, hơn, chẳng bằng, là
+ Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các khổ thơ
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào VBT
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
- Đổi vở, nhận xét bài bạn
+ Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh trong BT3
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
Các từ là : như là, như, là, tựa, tựa như,...
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn bài vừa học : so sánh ngang bằng, so sánh hơn kém, các từ so sánh
 Ngày dạy: / /
Tuần 6: Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu
	- Tìm được một số từ ngữ về trường học qua BT giải ô chữ (BT1)
- Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2)
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ô chữ ở BT1, bảng lớp viết 3 câu văn ở BT2
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm miệng BT1, 3 tiết LT&C tuần 5
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD làm BT
* Bài tập 1
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
- Lời giải : Lễ khai giảng
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét bài làm của HS
- 2 HS làm miệng
- Nhận xét bạn
+ Giải ô chữ
- HS trao đổi thao cặp hoặc nhóm
- 3 nhóm lên bảng làm
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả
- HS làm bài vào vở nháp
+ Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn, làm bài vào vở nháp
- 3 HS lên bảng điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà tìm và giải các ô chữ trên báo hoặc tạp chí.
 Ngày dạy : / /
Tuần 7: Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh
I. Mục đích yêu cầu:
	- Biết thêm được một kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người (BT1)
	- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em (BT2, 3)
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết BT1
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ GV viết :
- Bà em mẹ em và chú em đều là công nhân xưởng gỗ
- Hai bạn nữ học giỏi nhất lớp em đều xinh xắn dễ thương và rất khéo tay.
- Bộ đội ta trung với nước hiếu với dân.
+ Viết thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài bài ( GV giới thiệu )
2. HD làm BT
* Bài tập 1
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ?
- Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ?
* Bài tập 3
- Đọc yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS đọc đến đâu nê những từ chỉ hoạt động, trạng thái của câu văn đó
- 3 HS lên bảng 
- Nhận xét bạn
- Tìm các hình ảnh so sánh trong câu thơ
- HS làm bài vào vở nháp
- 4 HS lên bảng làm
- Cả lớp chữa bài vào vở
- Đáp án : 
a) Trẻ em n ... Đọc khổ thơ và trả lời câu hỏi
- HS làm nhẩm
- 1 em lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
+ Lời giải :
a) Từ chỉ hoạt động : chạy, lăn
b) chạy như lăn tròn
- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn
+ Trong các đoạn trích, những hoạt động nào được so sánh với nhau
- HS đọc thầm đoạn trích a, b, c suy nghĩ
- Trao đổi theo cặp, HS phát biểu
- HS làm bài vào vở
+ Lời giải
a) Con trâu đen chân đi như đập đất
b) Tàu cau vươn như tay vẫy
c) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn như nằm quanh bụng mẹ, húc húc như đòi bú tí
+ Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với cột B thành câu
- HS làm nhẩm
- 3 em lên bảng, cả lớp làm bảng con
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Lời giải :
- Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông.
- Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả.
- Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh.
- Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên sông.
 	Ngày dạy: / /
Tuần 13: Mở rộng vốn từ:Từ địa phương.
 Dấu chấm hỏi, chấm than
I. Mục đích yêu cầu
	- Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1,2).
 - Đặt đúng dấu câu(dấu chấm hỏi, dấu chấm than)vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3)
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết BT1, bảng phụ ghi đoạn thơ ở BT2, giấy to viết BT 3
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
- Làm miệng BT1, BT3 tiết LT&C tuần 12
3. Bài mới
 a.Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
 b. HD HS làm BT
* Bài tập 1/ 107
- Nêu yêu cầu BT
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài
- GV nhận xét
* Bài tập 2/ 107
- Nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 108
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
 - GV khen những em có ý thức học tốt
 - GV nhận xét chung tiết học.
- Hát
- 2 HS làm miệng
- Nhận xét bạn
+ Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại
- 1 HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa
- HS trao đổi theo cặp, làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng
- 3, 4 HS nhìn bảng đọc lại kết quả
+ Lời giải 
- Từ dùng ở miền Bắc : bố, mẹ ,anh cả, quả, hoa, dứa, sắn ngan
- Từ dùng ở miền Nam : ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm
+ Tìm những từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ ấy.
- HS đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi theo cặp, viết kết quả vào giấy nháp
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc kết quả
- 1 HS đọc lại đoạn thơ sau khi thay thế các từ địa phương bằng từ cùng nghĩa
- Cả lớp làm bài vào vở
+ Lời giải :
- gan chi / gan gì, gan rứa / gan thế,/ mẹ à, chờ chi / chờ gì, tàu bay hắn / tàu bay nó, tui / tôi.
+ Điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây.
- Cả lớp đọc thầm nội dung đoạn văn
- HS làm bài cá nhân
- Nối tiếp nhau đọc bài của mình
- Nhận xét
- HS nghe
 Ngày dạy: / /
Tuần 14	Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ?
I. Mục đích yêu cầu:
 	 - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).
 - Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
 - Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào? (BT3).
II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết câu thơ BT 1, 3 câu văn BT3, bảng phụ viết BT3
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
- Làm BT2, BT3 tiết LT&C tuần 13
3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
 b. HD HS làm BT
* Bài tập 1/117
- Nêu yêu cầu BT
- Tre và lúa trong dòng thơ 2 có đặc điểm gì ?
- Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đăc điểm gì ?
- Bầu trời có đặc điểm gì ?
- Bầu trời mùa thu có đặc điểm gì ?
- Nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ ?
* Bài tập 2/117
- Nêu yêu cầu BT
- Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau ?
- Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì ?
- Tương tự GV HD HS tìm câu b, c
- GV nhận xét
* Bài tập 3/117
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét chung giờ học
 - Dặn HS về nhà ôn bài
- Hát
- 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau :
- 1 HS đọc ND bài tập
- Xanh
- Xanh mát
- Bát ngát
- Xanh ngắt
- Xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt
- HS làm bài vào vở
+ Các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào.
- 1 HS đọc câu a
- So sánh tiếng suối với tiếng hát
- Trong(Tiếng suối trong như tiếng hát xa)
- b) hiền, c) vàng 
- HS làm bài vào phiếu, 2 em lên bảng
- Đổi phiếu nhận xét bài làm của bạn
+ Tìm bộ phận của câu
- Trả lời câu hỏi Ai (con gì ? cái gì)?
- Trả lời câu hỏi thế nào ?
- HS làm bài vào vở
- 3, 4 em đọc bài làm của mình
- Nhận xét bạn
- HS nghe
 	Ngày dạy: / /
Tuần 15: Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh.
I. Mục đích yêu cầu:
 	 - Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1).
 	 - Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2).
 	 - Dựa vào tranh gợi ý, viết( hoặc nói) được các câu có hình ảnh so sánh(BT3).
 - Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh(BT4).
II. Đồ dùng
GV : Giấy khổ to viết tên 1 số dân tộc nước ta, bản đồ VN, tranh minh hoạ BT3, 
 bảng phụ viết BT4, BT2
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
- Làm bài tập 2, 3 tiết LT&C tuần 14
3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
 b. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 126
- Nêu yêu cầu BT
- GV phát giấy
- GV dán giấy viết tên 1 số dân tộc, chỉ vào bản đồ nơi cư chú của các dân tộc đó
* Bài tập 2 / 126
- Nêu yêu cầu BT
- GV treo bảng phụ
* Bài tập 3 / 126
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 4 / 126
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
 - GV khen những em có ý thức học tốt
 - Nhận xét chung tiết học.
- Hát
- 2 HS làm
- Nhận xét bạn
+ Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta 
- HS làm theo nhóm
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả
- Nhận xét nhóm bạn
- HS QS
- Làm bài vào vở
+ Lời giải :
- Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc : Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà - ôi.....
- Các dân tộc thiểu số ở miền Trung : Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba - na,...
- Các dân tộc thiểu số ở miền Nam : Khơ - me, Hoa, Xtiêng.
+ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- HS đọc ND bài, làm bài vào vở
- 4 em lên bảng làm
- Nhận xét bạn
- 4 em đọc bài làm của mình
+ Lời giải : a. bậc thang, b. nhà rông 
 c. nhà sàn, d. Chăm 
+ QS từng cặp sự vật được vẽ rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
- HS QS tranh
- 4 HS nối nhau nói tên từng cặp sự vật.
- HS làm bài vào vở
- Đọc bài làm của mình
- Lời giải :
+ Trăng tròn như quả bóng.
+ Mặt bé tươi như hoa.
+ Đèn sáng như sao.
+ Đất nước ta cong cong hình chữ S.
+ Tìm từ thích hợp với mỗi chỗ trống
- HS làm bài cá nhân
- Tiếp nối nhau đọc bài làm của mình
- Nhận xét bạn
+ Lời giải :
- Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
- Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
- ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi/. như trái núi
- HS nghe
SỬA XONG TUẦN 15
	Ngày dạy: / /
Tuần 16:	 Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy.
I. Mục đích yêu cầu:
	-Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị - Nông thôn (BT 1, 2)
	-Đặt được dấu phảy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT 3)
II. Đồ dùng.
	GV : Bản đồ Việt nam có tên các tỉnh, huyện, thị, bảng lớp viết đoạn văn BT3
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm BT1, BT3 tiết LT&C tuần 15
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1/135
- Nêu yêu cầu BT
- GV treo bản đồ Việt Nam, kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ.
- GV nhận xét
* Bài tập 2/135
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3/135
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- 2 HS làm miệng
- Nhận xét
+ Kể tên 1 số thành phố ở nước ta, 1 vùng quê mà em biết.
- HS tao đổi theo bàn
- Đại diện các bàn lần lượt kể
- 1 số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị tí từ phía Bắc đến phía Nam : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, ĐIện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì...
- Mỗi HS kể tên 1 vùng quê 
+ Kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, thường thấy ở nông thôn
- HS tao đổi theo nhóm đôi
- Phát biểu ý kiến
* Lời giải :
+ ở thành phố
- Sự vật : đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, rạp xiếc, ....
- Công việc : kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, ...
+ ở nông thôn
- Sự vật : nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng,.....
- Công việc : cấy lúa, cày bừa, gặt hái, cắt rạ, phơi thóc, .....
+ Chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy vào những chỗ chấm thích hợp.
- HS làm bào vào vở
- 1 em lên bảng làm
- Nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV khen những em có ý thức học tốt, nhận xét tiết học
	Ngày dạy: / /
Tuần 17: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào, dấu phẩy.
I. Mục đích yêu cầu
	- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT 1)
	- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả một đối tượng (BT 2)
	- Đặt được dấu phảy vào chỗ thích hợp trong câu (BT 3/a,b)
	- HS khá giỏi làm được toàn bộ BT 3.
	*GDBVMT- khai thác trực tiếp: GD tình cảm đối với con người thiên nhiên đất nước.
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT 1, BT2, BT3
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm BT 1 tuần 16 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của bài
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1/145
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 145
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
(*)Em hãy đặt 1 câu nói về tình cảm của em đối với thiên nhiên đất nước ?
* Bài tập 3 / 145
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét.
- HS làm miệng
- Nhận xét
+ Tìm từ nói về đặc điểm của nhân vật trong bài tập đọc mới học.
- HS trao đổi theo cặp, làm bài
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- 3 em lên bảng mỗi em viết 1 câu
- Nhận xét
+ Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả 1 người
- 1 HS đọc câu mẫu
- Cả lớp làm bài
- HS tiếp nối nhau đọc câu văn
- Nhận xét
HS phát biểu.
+ Đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong các câu sau.
- HS làm bài cá nhân
- Phát biểu ý kiến
- Nhận xét bạn
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học
	- Về nhà ôn bài.
Tuần 18: Soạn ở phân mônTập đọc

Tài liệu đính kèm:

  • doclt-cau 09-10.doc