Giáo án Luyện từ và câu 3 tiết 1: Ôn về từ chỉ sự vật – so sánh

Giáo án Luyện từ và câu 3 tiết 1: Ôn về từ chỉ sự vật – so sánh

Tiết 1 : ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH

A/ MỤC TIÊU :

 - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1).

 - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ ( BT2).

 - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hinh2 ảnh đó( BT3).

B/ CHUẨN BỊ :

- GV: tranh : bảng phụ.

- HS:VBT

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG :

1/ Khởi động:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra SGK, VBT

- Nhận xét

3/ Giới thiệu bài :

 GV giới thiệu, ghi tựa.

4/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1348Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 tiết 1: Ôn về từ chỉ sự vật – so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
 Tiết 1 : ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH
A/ MỤC TIÊU :
	- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1).
	- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ ( BT2).
	- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hinh2 ảnh đó( BT3).
B/ CHUẨN BỊ :
- GV: tranh : bảng phụ.
- HS:VBT
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG :
1/ Khởi động: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra SGK, VBT
- Nhận xét
3/ Giới thiệu bài : 
 GV giới thiệu, ghi tựa. 
4/ Hoạt động dạy và học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1:ôn tập 
* MT: ôn về các từ chỉ sự vật
Từ chỉ sự vật là từ chỉ gì ?
Cho VD về 2 từ chỉ người ?
Cho VD về 2 từ chỉ con vật ?
Cho VD về 2 từ chỉ đồ vật ?
Cho VD về 2 từ chỉ cây cối ?
Giảng thêm : các bộ phận trên cơ thể người cũng là từ chỉ sự vật ?. Ví dụ : tóc, tai, tay,
@ BT1: gạch dưới các từ chỉ sự vật trong khổ thơ
Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
=> Chốt: ta đã biết và nhớ từ chỉ sự vật là gì, bây giờ lớp sẽ bắt đầu làm quen với hình ảnh so sánh từ những sự vật đó qua câu thơ, văn theo cách so sánh đơn giản. 
HĐ2: so sánh 
* MT: bước đầu làm quen với biện pháp tu từ : so sánh.
@ BT 2: tìm và viết lại những sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, câu thơ dưới đây :
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
Lưu ý : ở BT1 chỉ yêu cầu ta tìm từ ngữ chỉ sự vật, nhưng ở bài 2 là tìm sự vật được so sánh với nhau.
Gọi 1 HS đọc câu a
Trong 2 câu này, từ nào là từ chỉ sự vật ?
Yêu cầu cả lớp cùng diễn tả các hành động theo 2 câu thơ.
Sự vật nào được so sánh với sự vật nào ?
=> Giáo dục : qua 2 câu thơ ta thấy tác giả so sánh bàn tay em nhỏ xinh như hoa đầu cành. Chính vì vậy, chúng ta cần giữ sạch đôi bàn tay lúc nào cũng đẹp và xinh.
Gọi 1 HS đọc câu b
Cho lớp thảo luận nhóm đôi.
Gọi 1 HS lên tìm sự vật được so sánh.
Gợi ý:
Mặt biển sáng trong như cái gì ?
Vậy hình ảnh nào được so sánh với nhau 
Câu c, d lớp tự làm
=> GV chốt : như vậy, tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta. Chính vì thế các em cần rèn luyện óc quan sát để từ đó ta biết cách so sánh hay.
Các hình ảnh so sánh đều có dấu hiệu giống nhau là từ “như” nằm giữa 2 sự vật được so sánh.
HĐ4 : Củng cố :
* MT: khắc sâu kiến thức.
- GV cho HS thi đua thảo luận nhóm 4 (thời gian 2’) để nêu nhận xét của mình : trong những hình ảnh so sánh trên, em thích nhất hình ảnh nào ? . Tại sao ?.
 Tuyên dương, giáo dục .
* PP : đàm thoại, giảng giải.
* HT: lớp, cá nhân
 Là từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối.
bác sĩ, công nhân
con chó, con mèo
cái bàn, cái ghế
cây bàng, cây phượng
1 HS đọc yêu cầu của đề
Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật
HS thực hành: tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai
Nhận xét
* PP : đàm thoại, trực quan, giảng giải, thảo luận.
* HT:lớp
HS đọc đề
- HS đọc câu a
Từ chỉ sự vật là : hai bàn tay em, hoa 
- HS làm theo GV
Bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành
HS đọc yêu cầu câu b
HS thảo luận nhóm đôi. 1 HS lên trình bày
Mặt biển so sánh với tấm thảm hoặc mặt biển sáng trong so sánh với tấm thảm khổng lồ.
HS nhận xét
Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ
Mặt biển với tấm thảm
HS nêu yêu cầu câu c, d
HS tự làm bài
HS sửa bài miệng
Nhận xét.
* PP : vấn đáp
* HT:thi đua
 HS thi đua theo đội.
 Nhận xét.
5. Tổng kết : 
- Chuẩn bị : mở rộng vốn từ: thiếu nhi – ai là gì ? 
- GV nhận xét tiết học .
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYENTU & CAU.doc