Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 30 đến 35

Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 30 đến 35

KẾ HOẠCH DẠY – HỌC

Luyện từ và câu

Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? Dấu hai chấm.

I. Mục tiêu cần đạt:

- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì?.(BT1).

- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì? (BT2, BT3).

- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm (BT4).

II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.

- Vấn đáp

- Thuyết trình

III. Phương tiện dạy – học:

1/- GV - Bảng lớp viết ND BT1.

- Bảng phụ viết ND BT4.

2/- HS: - Dụng cụ học tập.

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 917Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 30 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? Dấu hai chấm.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì?.(BT1).
- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì? (BT2, BT3).
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm (BT4).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV - Bảng lớp viết ND BT1.
- Bảng phụ viết ND BT4.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu lại tên một số môn thể thao
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì”: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS xác định bộ phận TLCH “Bằng gì?” và gạch chân dưới bộ phận đó.
Nhận xét, khen ngợi.
Bài 2: Trả lời các câu hỏi sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu; GV nêu câu hỏi HS trả lời.
Nhận xét, khen ngợi.
Bài 3: 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi (1 em hỏi – 1 em trả lời).
- Gọi HS hỏi đáp trước lớp.
Nhận xét, khen ngợi.
Bài 4: Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống?
- GV treo bảng phụ lên bảng, gọi HS lên bảng điền dấu.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Hai HS làm miệng 
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
Bài 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì”: 
a) Voi uống nước bằng vòi
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
Bài 2: Trả lời các câu hỏi sau:
+ Hằng ngày em viết bài bằng bút bi/ bút máy....
+ Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ....
+ Cá thở bằng mang.
Bài 3: 
- HS thực hành hỏi – đáp.
H: Hằng ngày, bạn đến trường bằng gì?
Đ: Mình đi bộ./ mình đi xe đạp.
H: Cây thước này được làm bằng gì?
Đ: Được làm bằng nhựa.
Bài 4: Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống?
- Quan sát + làm.
a) Một người kêu lên: “cá heo!”
b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cấn thiết: chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà, . . 
c) Đông Nam Á gồm mười một nước là: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo......
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kể được tên một vài nước mà em biết (BT1).
- Viết được tên các nước vừa kể (BT2).
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV - Bảng đồ (Quả địa cầu).
- Bảng phụ ghi sẵn BT3.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đặt câu và TLCH về công việc hằng ngày bằng câu hỏi: “bằng gì?”
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Treo bảng đồ thế giới lên bảng, cho HS QS và tìm tên các nước trên bảng đồ.
 Nhận xét, khen ngợi.
Bài 2: 
- Cho HS thảo luận nhóm, ghi tên các nước vừa tìm vào phiếu BT (4 phút).
- Đại diện dán kết quả, đọc lại các tên nước.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi 3 em lên bảng điền dấu vào câu văn.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS thực hành hỏi và trả lời.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
Bài 1: 
- Kể tên một vài nước và chỉ trên bảng đồ.
- HS lần lượt kể và lên bảng tìm tên các nước trên bản đồ.
Bài 2: 
VD: 
Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Mĩ, Ai Cập......
Bài 3: 
- Học sinh đọc.
a) Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
b) Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
c) Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì?
 Dấu chấm, dấu hai chấm.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn..(BT1).
- Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp (BT2).
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (BT3).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV - Bảng lớp viết sẵn BT1, BT2.
- Bảng phụ ghi câu văn BT3.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc - viết tên một số nước.
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS lên bảng xác định dấu hai chấm và nó được dùng để làm gì?
Nhận xét, khen ngợi.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi; đại diện nêu kết quả.
Nhận xét, khen ngợi.
Bài 3: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi: Bằng gì?
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Cho 3 em lên bảng xác định (gạch chân), cả lớp làm vào vở.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS viết: In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Phi-lip-pin.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
Bài 1: 
- HS đọc.
+ Dấu hai chấm thứ nhất: được dùng để dẫn lời nói của nhân vật Bồ Chao.
+ Dấu hai chấm thứ hai: dùng để giải thích sự việc. 
+ Dấu hai chấm thứ ba: dùng để dẫn lời nhân vật Tu Hú.
Bài 2: 
- Khi đã trở thành nhà Bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học (.) Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi ( : ) “Cha đã là nhà Bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác-uyn ôn tồn đáp ( : )” Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
Bài 3: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi: Bằng gì?
a, Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan 
b, Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c, Trải qua hằng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Nhân hoá
GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn. (BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa (BT2).
GDBVMT: HS viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp nhân hoá để tả bầu trời vào buổi sớm hoặc một vườn cây. Qua đó GD tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng hợp kết quả bài tập 1.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho HS đặt câu hỏi với dạng câu hỏi: Bằng gì?
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 : - 2HS đọc yêu cầu bài tập và đoạn thơ đoạn văn trong bài tập. Cả lớp theo dõi SGK : 
GV chốt lời giải đúng : 
Sự vật được nhân hoá
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người 
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người 
Mầm cây
Tỉnh giấc
Hạt mưa
Mải miết, trốn tìm
Cây đào
mắt
Lim dim, cười
- GV mời một số HS trình bày, mỗi em tìm hình ảnh nhân hoá và cách nhân hoá trong một câu.
GV nhận xét chốt lời giải đúng. GV ghi lời giải vào bảng tổng hợp kết quả trên phiếu:
Sự vật được nhân hoá
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người 
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người 
Cơn dông
Kéo đến
Lá(cây)gạo
Anh em
Múa, réo, chào
Cây gạo
Thảo, hiền, đứng, hát
Bài 2 :
GV nhác HS chú ý : 
+ Sử dụng phép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
+ Nếu chọn đề tả một vườn cây, các em có thể tả một vườn ở làng quê. GV 
GDBVMT: HS viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp nhân hoá để tả bầu trời vào buổi sớm hoặc một vườn cây. Qua đó GD tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS nêu.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- 3HS nhắc lại 
- HS trao đổi nhóm để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở BT1 (đoạn a) 
- các nhóm cử người trình bày - cả lớp nhận xét. 
- HS làm bài độc lập để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở BT1 (đoạn b). các em chỉ cần ghi tên các sự vật được nhân hoá, cạnh đó viết những từ ngữ dùng để nhân hoá chúng 
- HS nêu cảm nghĩ của các em về các hình ảnh nhân hoá :Thích hình ảnh nào? Vì sao?
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm giấy nháp 
- HS nhắc lại tên lại những bài thơ có những câu thơ tả vườn cây 
- Cả lớp viết bài vào vở
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV - Bảng lớp viết sẵn BT1, BT2.
- Bảng phụ ghi câu văn BT3.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
-Hai HS đọc đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. 
-Tìm những hình ảnh nhân hóa trong khổ thơ 1, 2 của bài: Mưa. 
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 
:-Đọc yêu cầu của bài tập.
-GV phát phiếu cho các nhóm.
-Dán bài trên bảng lớp.
-Cả lớp và GV tính điểm thi đua, bình chọn nhóm thắng cuộc 
b-Bài tập 2 :
-Cách thực hiện như bài tập 1.
-HS làm bài vào vở,1 em lên bảng làm
-Giáo viên nhận xét kết luận lời giải đúng
và cho điểm.
c-Bài tập 3 :
-Đọc yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân.
-GV dán 1 tờ phiếu lên bảng, mời 1HS làm bài .
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
Chấm 1 số bài ,nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS tìm.
+ Mây lũ lượt kéo về
+ Mặt trời lật đật chui vào trong mây
+ Cây lá xòe tay hứng làn nước mát.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
1 HS đọc.
-4 nhóm thực hiện.
-Đại diện mỗi nhóm dán bài, đọc kết quả.
-Nhận xét, bình chọn.
-Thực hiện.
-Học sinh thực hiện.
- 1 em lên bảng làm bài.Cả lớp làm bài vào vở.
-Thực hiện
-HS nêu
-Lắng nghe
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC Lop 3 T 30 35.doc