Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 15: Từ ngữ về các dân tộc - Luyện tập về so sánh

Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 15: Từ ngữ về các dân tộc - Luyện tập về so sánh

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC - LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH

I. Mục tiêu:

- Mở rộng vốn từ về các dân tộc: Biết thêm một số dân tộc thiểu số ở nước ta; điền đúng từ thích hợp (gắn với đời sống của đồng bào dân tộc) điền vào chỗ trống.

- Tiếp tục học về phép so sánh: đặt được câu có hình ảnh so sánh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giấy khổ to viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta phân theo khu vực: Bắc - Trung - Nam. Bản đồ Việt Nam để chỉ nơi cư trú của từng dân tộc, kèm theo ảnh một số y phục dân tộc.

- Bốn tờ giấy khổ A4 để HS làm bài tập 1 theo nhóm.

- Bốn băng giấy viết 4 câu văn ở bài tập 2.

- Tranh minh hoạ bài tập 3 trong SGK.

- Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 4.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2619Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 15: Từ ngữ về các dân tộc - Luyện tập về so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu:
Từ ngữ về các dân tộc - luyện Tập về so sánh
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc: Biết thêm một số dân tộc thiểu số ở nước ta; điền đúng từ thích hợp (gắn với đời sống của đồng bào dân tộc) điền vào chỗ trống.
- Tiếp tục học về phép so sánh: đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta phân theo khu vực: Bắc - Trung - Nam. Bản đồ Việt Nam để chỉ nơi cư trú của từng dân tộc, kèm theo ảnh một số y phục dân tộc.
- Bốn tờ giấy khổ A4 để HS làm bài tập 1 theo nhóm.
- Bốn băng giấy viết 4 câu văn ở bài tập 2.
- Tranh minh hoạ bài tập 3 trong SGK.
- Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
*ổn định tổ chức.
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt ba câu theo kiểu câu: Ai – thế nào?.
-2 HS)
-GV nhận xét, cho điểm. 
B/ bài mới:
1/Giới thiệu bài: như mục I
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 : Hãy viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc
Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, 
Tà - ôi,..
Các dân tộc thiểu số ở miền Trung
Vân Kiều, Cơ- ho, Khơ mú, Ê đê, Ba- na, Gia - rai, Xơ - đăng, Chăm
Các dân tộc thiểu số ở miền Nam
Khơme, Hoa, Xtiêng
-HS nêu yêu cầu của bài
-HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét
- HS viết vào vở bài tập tên 10 hoặc 11 dân tộc. 
Bài tập 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
 a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.
 b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.
 c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi có thói quen ở nhà sàn.
 d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
- HS đọc nội dung bài, làm bài cá nhân vào vở bài tập 
- GV dán bảng 4 băng giấy (viết sẵn 4 câu văn), mời 4 HS lên bảng điền từ thích hợp và mỗi chỗ trống trong câu. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-4 HS đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh.
Bài tập 3: Quan sát từng cặp sự vật rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
+ Tranh 1: trăng được so với quả bóng tròn / Quả bóng tròn được so với mặt trăng.
+ Tranh 2: Nụ cười của bé được so với bông hoa / Bông hoa được so với nụ cười của bé.
+ Tranh 3: Ngọn đèn được so với ngôi sao / Ngôi sao được so với ngọn đèn.
+ Tranh 4: Hình dáng của nước ta được so với chữ S / Chữ S được so với hình dáng của nước ta.
* Ví dụ:
+ Trăng tròn như quả bóng / Trăng rằm tròn xoe như quả bóng.
+ Mặt bé tươi như hoa / Bé cười tươi như hoa.
+ Đèn sáng như sao. / Đèn điện sáng như sao trên trời. / Ngọn đèn thức như sao đêm không ngủ.
+ Đất nước ta cong cong hình chữ S.
- HS đọc yêu cầu của bài, quan sát từng cặp tranh vẽ.
- Bốn HS tiếp nối nhau nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh.
- HS làm bài cá nhân, mỗi em tập viết câu văn có hình ảnh so sánh hợp với từng tranh.
- HS đọc những câu văn đã viết. GV nhận xét, khen ngợi những em viết được những câu văn có hình ảnh so sánh đẹp.
Bài tập 4: Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống.
 a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
 b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
 c) ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi/ như trái núi.
- HS đọc nội dung bài, làm bài cá nhân vào vở bài tập 
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV điền từ ngữ đúng vào chỗ trống trong các câu văn viết trên bảng.
-3 HS nhìn bảng đọc lại kết quả.
- Cả lớp sửa lại bài làm (nếu sai).
C/ Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập 3 và 4 để ghi nhớ các hình ảnh so sánh đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT15_tuvacau.doc