Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Học kỳ 2

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Học kỳ 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa (Bài tập 1; 2).

2. Kĩ năng: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; Trả lời được câu hỏi Khi nào? (Bài tập 3; Bài tập 4).

3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 

doc 30 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Luyện từ và câu tuần 19
Nhân Hoá
Ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi: Khi nào?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa (Bài tập 1; 2).
2. Kĩ năng: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; Trả lời được câu hỏi Khi nào? (Bài tập 3; Bài tập 4).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Nhân hoá (13 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá
* Cách tiến hành:
 Bài tập 1: Đọc 2 khổ thơ của bài và TLCH
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi
- Gọi HS trả lời 
@ Chốt lại: Con Đom Đóm được gọi bằng anh, tính nết chuyên cần, hoạt động: lên đèn, đi gác, đi rất êm, lo cho người ngủ.
Bài tập 2: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn những con vật nào nữa được tả như người?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Mời 1 HS đọc thành tiếng bài “Anh Đom Đóm”.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
@ Kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ dùng để gọi người; tính nết và hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ chỉ tính nết và hoạt động của con người. Như vậy con đom đóm đã được nhân hóa.
b. Hoạt động 2: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? (18 phút)
* Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: Tìm bộ phận câu TLCH Khi nào?
- Mời 1HS đọc yêu cầu đề bài 
- Nhắc các em đọc kĩ từng câu văn, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4
- Gọi đại diện nhóm phát biểu
- Gọi 3 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TLCH Khi nào?
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 4: Trả lời câu hỏi
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp
- Gọi 3 HS trả lời
- Nhận xét, chốt lại:
@ Kết luận: Nhắc nhở HS phải đọc kĩ đề bài, câu văn, xác định đúng bộ phận và trả lời câu hỏi “Khi nào?” cho đúng.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Học nhóm đôi 
- 3 HS trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS đọc bài.
- Làm bài cá nhân vào vở
- 3 HS phát biểu.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học nhóm 4
- Đại diện các nhóm phát biểu
- 3 HS lên bảng làm
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài vào nháp
- 3 HS trả lời
- Nhận xét.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Luyện từ và câu tuần 20
Từ Ngữ Về Tổ Quốc
Dấu phẩy
(HCM)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được một số nghĩa của từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (Bài tập 1).
2. Kĩ năng: Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (Bài tập 2). Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (Bài tập 3).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* HCM: 
	- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
	- Nội dung: Bài tập 2: Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đât nước (bộ phận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về Tổ quốc (20 phút)
* Mục tiêu: HS có thêm nhiều vốn từ về “Tổ quốc”.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, chốt lại: Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn. Bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ, xây dựng: dựng xây, kiến thiết
Bài tập 2: Hãy nói về 1 vị anh hùng mà em biết rõ
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS học cá nhân
- Nhắc nhở HS:
+ Kể tự do, thoải mái và ngắn ngọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về các công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước.
+ Có thể kể về vị anh hùng các em được biết qua các bài tập đọc, kể chuyện hay những vị anh hùng mà các em đã được đọc qua sách báo.
* HCM: Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
- Gọi HS kể
- Cho HS nhận xét 
b. Hoạt động 2: Dấu phẩy (8 phút)
* Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách đặt dấu phẩy.
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghêng?
- Nói thêm cho HS biết tiểu sử của ông Lê Lai.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài 
- Cho HS đọc thầm đoạn văn.
- Cho HS làm bài vào SGK
- Treo bảng phụ cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét chốt lời giải đúng:
Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. 
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Các em trao đổi theo cặp.
- Nối tiếp nhau phát biểu 
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài cá nhân vào vở
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- Kể về vị anh hùng mà mình đã chuẩn bị
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Đọc thầm
- Làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Luyện từ và câu tuần 21
Nhân Hoá
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được 3 cách nhân hóa (Bài tập 2).
2. Kĩ năng: Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” (Bài tập 3). Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (Bài tập 4 a/b hoặc a/c).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu y: Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ Bài tập 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Ôn về nhân hoá (13 phút)
* Mục tiêu: Củng cố về nhân hoá
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Đọc bài thơ Ông trời bật lửa
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc bài thơ “ Ông trời bật lửa” 
- Nhận xét cách đọc của HS
Bài tập 2: Trong bài thơ trên những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS học nhóm, 4 nhóm làm vào giấy Ao, 
- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước được dán bài
- Nhận xét, chốt lại.
+ Tả sự vật bằng những từ để chỉ người.
+ Nói sự vật thân mật như nói với con người.
b. Hoạt động 2: Ôn đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? (15 phút)
* Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu”.
* Cách tiến hành:	
Bài tập 3: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Cho HS thi sửa bài
- Nhận xét, chốt lại: chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4: Đọc lại bài “Ở lại với chiến khu” và trả lời câu hỏi.
- Mời HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS dựa vào bài “Ở lại với chiến khu” lần lượt TLCH.
- Cho HS học nhóm đôi
- Mời nhiều HS tiếp nối nhau trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến kh ... ng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.
- Nhận xét, chốt lại.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
“Bồ Chao kể tiếp : 
- Đầu đuôi là thế này : Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi : “ Kìa hai cái trụ chống trời !”
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Làm bài cá nhân vào vở
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
1 – chấm, 2 – hai chấm, 3 – hai chấm
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 3 HS lên làm bài. HS cả lớp làm vào vở
a) bằng gỗ xoan.
b) bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c) bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.
- Nhận xét.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Luyện từ và câu tuần 33
Nhân Hoá
(MT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn ở Bài tập 1.
2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa ở Bài tập 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* MT: Học sinh viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó, giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường (trực tiếp).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Nhận biết hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết hiện tượng nhân hoá cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
- Đọc yêu cầu của bài và đoạn văn trong bài tập:
- Những sự vật nào được nhân hóa ?
- Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào ?
- Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS học theo nhóm 4 làm vào bảng học nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình
- Nhận xét, chốt lại
b. Hoạt động 2: Viết đoạn văn sử dụng phép nhân hoá (15 phút)
* Mục tiêu: HS biết dùng viết một đoạn văn ngắn có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
* Cách tiến hành
Bài tập 2: Hãy viết 1 câu có sử dụng nhân hoá để miêu tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhắc nhở HS: Sử dụng phép nhân hóa khi viết câu tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
- Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở
- Gọi vài HS đứng lên đọc câu của mình.
 - Nhận xét, chốt lại
Ví dụ: Mỗi sáng, những cây hoa vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón tôi.
Ví dụ 2: Mỗi sớm mai thức dậy, em cùng chị chạy lên đê để hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Trên đê cao, em có thể nhìn thấy rõ cảnh vật xung quanh. Ông mặt trời từ từ ló cái đầu đỏ rực ra khỏi chăn mây. Những anh nắng đầu tiên tinh nghịch chui qua từng khe lá. Chị em nhà gió đuổi nhau vòng qua lũy tre rồi lại sà xuống v­ờn khắp mặt sông.
*MT: HS viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Các nhóm trình bày ý kiến 
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Lắng nghe
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS đọc câu của mình
- Nhận xét.
Ví dụ 3: Trước cửa nhà em có một khoảnh đất nhỏ đất nhỏ dành để trồng hoa. Mỗi độ xuân về, những nàng hồng tíu tít rủ nhau mặc những bộ quần áo đỏ nhung, phớt hồng lộng lẫy. Chị loa kèn dịu dàng hơn nên chọn cho mình một bộ váy trắng muốt, dài thướt tha. Cô lay ơn ngày thường ẩn mình trong lớp lá xanh nay cũng khoe sắc bằng vạt áo vàng tươi.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Luyện từ và câu tuần 34
Từ Ngữ Về Thiên Nhiên
Dấu chấm - Dấu phẩy
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiện ở Bài tập 1 và Bài tập 2.
2. Kĩ năng: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ở Bài tập 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Từ ngữ về thiên nhiên (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp cho các em mở rộng vốn từ về thiên nhiên
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì?
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 2.
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Nhận xét, chốt lại
Bài tập 2: Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu, thêm đẹp?
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét, chốt lại
+ Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, chế tạo ra máy bay, tàu thủy, tàu du hành vũ trụ,
+ Xây dựng trường học, bệnh viện, trạm xá , khu vui chơi giải trí, cung văn hoá,
+ Gieo trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây hoa, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm,
+ Nạo vét kênh rạch, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí,
b. Hoạt động 2: Dấu phẩy (12 phút)
* Mục tiêu: HS biết điền dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn.
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: Em chọn dấu phẩy hay dấu chấm phẩy để điền và ô trống? 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho 2 đội thi làm bài tiếp sức
- Yêu cầu HS sửa bài vào vở
- Nhận xét, chốt lại:
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Kết thúc môn học. 
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận nhóm 2
- Các nhóm trình bày ý kiến 
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Làm bài vào vở
- 3 HS phát biểu
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 2 đội thi làm bài tiếp sức
- Nhận xét chọn đội thắng cuộc
- Cả lớp sửa bài vào vở
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_hoc_ky_2.doc