Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Ôn về từ chỉ đặc điểm - Ôn tập câu: Ai thế nào

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Ôn về từ chỉ đặc điểm - Ôn tập câu: Ai thế nào

I.Mục đích yêu cầu:

_ Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: Tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước; tìm đúng các đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau.

_ Ôn tập mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) thế nào? Tìm đúng các bộ phận trả lời câu hỏi .

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:Các câu thơ, câu văn trong bài tập viết sẵn trên bảng, hoặc bảng phụ.

2.Học sinh: Vở

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 16609Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Ôn về từ chỉ đặc điểm - Ôn tập câu: Ai thế nào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN : 14
BÀI : ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM-ÔN TẬP CÂU : AI-THẾ NÀO ?
 Ngày thực hiện : 
I.Mục đích yêu cầu:
_ Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: Tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước; tìm đúng các đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau.
_ Ôn tập mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) thế nào? Tìm đúng các bộ phận trả lời câu hỏi . 
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Các câu thơ, câu văn trong bài tập viết sẵn trên bảng, hoặc bảng phụ.
2.Học sinh: Vở
III.Hoạt động lên lớp:
Thời gian
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
ĐDDH
 10’ 
 10’
 10’
 1.Khởi động : Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Dạy bài mới :
­Giới thiệu bài :Tiết này các em sẽ tìm hiểu về từ chỉ đặc điểm và ôn tập câu: Ai –thế nào
 ­Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
(Phương pháp luyện tập thực hành, đàm thoại)
 +BaØi 1:Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Giới thiệu về từ chỉ đặc điểm: Khi nói đến mỗi con người, sự vật, mỗi hiện tượng, Ví dụ: đường ngọt, muối mặn, nước trong, hoa đỏ,các từ ngọt, mặn, trong,đỏ,chính là các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa nêu.
-Yêu cầu học sinh gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ trên.
 + BaØi 2:Gọi học sinh đọc đề bài. 
_ Yêu cầu học sinh đọc câu thơ a)
_Hỏi: Trong câu thơ trên, các sự vật nào được so sánh với nhau?
_Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm nào?
_Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm các phần còn lại.
_ Giáo viên và cả lớp nhận xét.
 + Bài 3:Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
_Yêu cầu học sinh đọc câu văn a)
_Hỏi: Ai rất nhanh trí và dũng cảm? 
_Vậy bộ phận nào trong câu : Anh Kim Đồng rất dũng cảm trả lời cho câu hỏi Ai? 
_Anh Kim Đồng như thế nào?
_Vậy bộ phận nào trong câu Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm trả lời cho câu hỏi như thế nào?
_Yêu cầu học sinh tiếp tục làm các phần còn lại của bài.
_ Giáo viên nhận xét, học sinh sửa bài.
 _Gọi một số học sinh đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) như thế nào?
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 học sinh đọc yêu cầu, 1 học sinh đọc đoạn thơ trong bài thơ : Vẽ quê hương
- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Đáp án: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
-1 học sinh đọc đề trước lớp
-1 học sinh đọc.
-Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa. 
-Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
+ Đáp án: 
b)Ông hiền như hạt gạo.
Bà hiền như suối trong.
c) Giọt nước cam Xã Đoài vàng như giọt mật.
-1 học sinh đọc trước lớp.
- Học sinh đọc: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
-1 học sinh trả lời: Anh Kim Đồng.
-Bộ phận Anh Kim Đồng.
-Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
-Bộ phận đó là rất nhanh trí và dũng cảm.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
b)Những hạt sương sớm/
 Cái gì?
long lanh như những bóng đèn pha lê.
 Như thế nào?
c)Chợ hoa trên đường Nguyễn CaÙi gì?
Huệ đông nghịt người.
 Như thế nào?
- 3 đến 4 học sinh đặt câu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
4.Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò : _ Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại các từ chỉ đặc điểm của vật, con vật xung quanh em và đặt câu với mỗi từ theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) như thế nào?
	_ Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ : Các dân tộc- Luyện đặt câu 
 * Các ghi nhận , lưu ý : 
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14 LTVC.doc