Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Mở rộng vốn từ "Thành thị, nông thôn, dấu phẩy" - Năm học 2005-2006

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Mở rộng vốn từ "Thành thị, nông thôn, dấu phẩy" - Năm học 2005-2006

I.Mục đích yêu cầu:

_ Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn: ( Kể được tên một số thành thị, nông thôn)

_ Kể tên một số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.

_ Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy( Có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu)

II.Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:_Chép sẵn đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng phụ ( hoặc băng giấy).

 _ Bản đồ Việt Nam.

 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 9500Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Mở rộng vốn từ "Thành thị, nông thôn, dấu phẩy" - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
	 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN : 16
 BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ :THÀNH THỊ,NÔNG THÔN. DẤU PHẨY. 
 Ngày thực hiện: 21 / 12 / 2005 
I.Mục đích yêu cầu:
_ Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn: ( Kể được tên một số thành thị, nông thôn)
_ Kể tên một số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn. 
_ Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy( Có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu)
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:_Chép sẵn đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng phụ ( hoặc băng giấy).
 _ Bản đồ Việt Nam.
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III.Hoạt động lên lớp: 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
ĐDDH
 5’
 30’
 1.Khởi động : Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ:Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu làm miệng bài tập 1, 3 
3.Dạy bài mới
­Giới thiệu bài :Trong tiết Luyện từ và câu này các em sẽ cùng mở rộng vốn từ về thành thị – nông thôn.Sau đó luyện tập cách sử dụng dấu phẩy.
­Hoạt động : Hướng dẫn học sinh làm bài tập(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, luyện tập thực hành.)
 +Bài 1:Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
_ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và 1 bút dạ.
_ Yêu cầu học sinh thảo luận và ghi tên các vùng quê, các thành phố mà nhóm tìm được vào giấy.
_ Yêu cầu các nhóm dán giấy lên bảng sau khi đã hết thời gian (5phút). Sau đó cho học sinh cả lớp đọc tên các thành phố, vùng quê mà học sinh cả lớp tìm được. Giáo viên giới thiệu thêm một số thành phố ở các vùng mà học sinh chưa biết. Có thể chỉ các thành phố trên bản đồ.
_ Yêu cầu học sinh viết tên một số thành phố, vùng quê vào vở bài tập.
 + BaØi 2: 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 1 học sinh đọc trước lớp.
- Học sinh nhận đồ dùng học tập.
- Học sinh làm việc theo nhóm .
+ Các thành phố ở miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,Lạng Sơn, Điện Biên, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định,
+ Các thành phố ở miền Trung: Thanh Hóa,Vinh,Huế, Đà Nẵng, Plây-cu,ĐàLạt,BuônMa Thuột,
+ Các thành phố ở miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn,
- Học sinh kể tên một vùng quê mà em biết .
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ , trao đổi phát biểu ý kiến .
Sự vật
Công việc
Thành phố
Đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bệnh viện, công viên, cửa hàng, xe cộ, bến tàu, bến xe, đèn cao áp, nhà hát, rạp chiếu phim,.
Buôn bán,kinh doanh,chế tạo máy móc, chế tạo ô tô , lái xe ,may mặc, dệt may, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, chế biến, thực phẩm,
Nông thôn
Đường đất, vườn cây, ao cá, cây đa, lũy tre, giếng nước,nhà ngói, nhà lá , nhà văn hóa, quang, thúng, cuốc, cày, liềm, máy cày, hồ sen, trâu, bò, lợn, ngan ,
Trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa, gặt hái, vỡ đất, đập đất, tuốt lúa, nhổ mạ, bẻ ngô, đào khoai, nuôi lợn, phun thuốc sâu, chăn trâu, chăn vịt, chăn bò,
+ Bài 3:Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
 _Treo bảng phụ có chép sẵn nội dung đoạn văn, yêu cầu học sinh đọc thầm và hướng dẫn:Muốn tìm đúng các chỗ đặt dấu phẩy, các em có thể đọc đoạn văn một các tự nhiên và để ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên, những chỗ đó có thể đặt dấu phẩy. Khi muốn đặt dấu câu, cần đọc lại câu văn xem đặt dấu ở đó đã hợp lí chưa.
-1 học sinh đọc trước lớp.
 -Nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi để làm bài tập. 1 học sinh lên làm bài trên bảng lớp. 
4.Củng cố: _ Giáo viên nhận xét tiết học.
 5Dặn dò : _ Học sinh về nhà ôn lại các bài tập chuẩn bị bài sau.
 _ Chuẩn bị bài : Ôn về từ chỉ đặc điểm-Ôn tập câu : Ai thế nào ? Dấu phẩy 
 * Các ghi nhận cần lưu ý : 
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TU VA CAU TUAN 16.doc