Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 17 - Bài: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm Ôn tập câu: Ai thế nào?. Dấu phẩy - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 17 - Bài: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm Ôn tập câu: Ai thế nào?. Dấu phẩy - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

1. Ôn về từ chỉ đặc điểm của người, vật.

2. Tiếp tục ôn tập mẫu câu “Ai thế nào” (Biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể”.

3. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1.

- Bảng phụ ghi nội dung BT2, BT3, BT4.

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 17 - Bài: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm Ôn tập câu: Ai thế nào?. Dấu phẩy - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Luyện từ và câu
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu : Ai thế nào?. Dấu phẩy
Tuần : 17
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Ôn về từ chỉ đặc điểm của người, vật.
 Tiếp tục ôn tập mẫu câu “Ai thế nào” (Biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể”.
 Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1.
Bảng phụ ghi nội dung BT2, BT3, BT4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ 
- Đặt câu nói về nông thôn
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
35’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu : Ai thế nào ?. Dấu phẩy 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc mới học:
Chú bé Mến trong chuyện “Đôi bạn”
Anh đom đóm trong bài thơ cùng tên.
Anh mồ côi ( hoặc người chủ quán) trong truyện “Mồ côi xử kiện”
=> Đáp án
a. Mến dũng cảm/ tốt bụng/ không ngần ngại cứu người...
b. Đom đóm chuyên cần/ chăm chỉ/ tốt bụng...
c. - Chàng mồ côi thông minh/ tài trí/ công minh...
 - Chủ quán tham lam/ dối trá/ xấu xa...
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở.
* PP luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài 2 : Đặt câu theo mẫu “Ai thế nào?” để miêu tả:
Một bác nông dân.
Một bông hoa trong vườn.
Một buổi sớm mùa đông.
=> Đáp án
 Ai Thế nào?
a. Bác nông dân rất chăm chỉ/ rất chịu khó/ ...
b. Bông hoa trong vườn thật tươi tắn/ thơm ngát/ ...
c. Buổi sớm hôm qua lạnh buốt/ chỉ hơi lành lạnh/...
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài 3 : Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
- Câu hỏi : Dấu phấy trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? (... ngăn cách các ý nhỏ, các thành phần trong câu) 
- 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò : Chuẩn bị bài nói về nông thôn để viết trong tiết TLV
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_17_bai_on_tap_ve_tu_chi_d.doc