Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22 - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo - Dấu phẩy

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22 - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo - Dấu phẩy

I – Mục tiêu:

 - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo.

 - Ôn luyện về dấu phẩy (đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.

 - Giáo dục cách dùng từ đúng chủ đề và đặt đúng dấu câu đã được học.

II – Đồ dùng dạy học:

 - 1 tờ giấy khổ to kẻ bảng ghi lời giải BT1. (Bảng phụ)

 - 2 băng giấy viết 4 câu BT2.

 - 2 băng giấy viết nội dung truyện vui Điện (BT3).

III – Các hoạt động dạy học:

 1) Ổn định: (1) Hát

 2) Bài cũ: (5) Nhân hoá – Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?

 - T nêu tên bài cũ – các yêu cầu kiểm tra.

 - 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3.

 - HS nêu 3 cách nhân hoá đã được học.

 - T nhận xét.

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2682Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22 - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo - Dấu phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 22	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO – DẤU PHẨY
I – Mục tiêu:
 - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo.
 - Ôn luyện về dấu phẩy (đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
 - Giáo dục cách dùng từ đúng chủ đề và đặt đúng dấu câu đã được học.
II – Đồ dùng dạy học:
 - 1 tờ giấy khổ to kẻ bảng ghi lời giải BT1. (Bảng phụ)
 - 2 băng giấy viết 4 câu BT2.
 - 2 băng giấy viết nội dung truyện vui Điện (BT3).
III – Các hoạt động dạy học:
 1) Ổn định: (1’) Hát
 2) Bài cũ: (5’) Nhân hoá – Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
 - T nêu tên bài cũ – các yêu cầu kiểm tra.
 - 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3.
 - HS nêu 3 cách nhân hoá đã được học.
 - T nhận xét.
 3) Bài mới: (25’) Mở rộng vốn từ: Sáng tạo – Dấu phẩy.
* T giới thiệu – ghi tựa bài.
Bài tập 1:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các từ theo chủ đề qua bài tập đọc, chính tả đã học.
* Tiến hành: Phương pháp thảo luận.
 - T cho HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
 F Ghi các bài tập đọc, chính tả đã học trong tuần.
 - T theo dõi, nhận xét đưa ra lời giải đúng.
Bài tập 2:
* Mục tiêu: HS dùng dấu phẩy đúng cho từng câu văn.
* Tiến hành: Phương pháp học cá nhân.
 - T cho HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
 - T theo dõi, nhận xét HS sửa bài theo lời giải đúng.
Bài tập 3:
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung câu chuyện, nắm được các dấu câu cần ghi vào đoạn văn.
* Tiến hành: học lớp, phương pháp giảng giải.
 - T cho HS đọc yêu cầu bài.
 - T cho HS giải thích yêu cầu của bài.
 - T nêu câu hỏi:
 + Truyện cười ở chỗ nào?
 - T cho HS điền dấu và làm bài VBT.
 - T theo dõi, nhận xét HS làm bài.
4) Củng cố – Dặn dò: (5’)
 - T cho HS nêu lại nội dung đã học tìm vài từ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
 - T theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài tiết 23.
- HS lặp lại tựa bài cá nhân.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày phần thảo luận – các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS làm bài vở bài tập.
* Chỉ trí thức : Nhà bác học, nhà thông thái , nhà nghiên cứu , tiến sĩ ® nghiên cứu khoa học (hoạt động).
* Chỉ trí thức: nhà phát minh, kĩ sư ® nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống.
* Chỉ trí thức: bác sĩ, dược sĩ ® chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh.
* Chỉ trí thức: thầy giáo, cô giáo ® dạy học.
* Chỉ trí thức: nhà văn, nhà thơ ® sáng tác.
- HS đọc yêu cầu cá nhân và đại diện 1 tổ / 1 HS lên bảng làm bài.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
 a/ Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
 b/ Trong lớp, Liên luôn chăm chỉ nghe giảng.
 c/ Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
 d/ Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
- HS lặp lại cá nhân.
- HS giải thích cá nhân – nhận xét: Trong truyện vui Điện, bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống trong truyện. Các em kiểm tra lại và dùng dấu đúng hơn.
- HS cá nhân kể câu chuyện và cho biết truyện này gây cười ở chỗ: Câu trả lời của người anh.
- HS làm bài vở bài tập. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS sửa bài bằng bảng đ/s theo lời giải đúng.
 + Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?
 + Điện quan trọng lắm em ạ. Vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
- HS nêu cá nhân.
- HS tìm thi đua cá nhân – nhận xét. 
Bảng gỗ
Vở BT
Bảng đ/s
Giấy ghi sẵn các câu
Vở BT
Bảng đ/s

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau.doc