Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22 - Nhân hóa - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi "Như thế nào?"

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22 - Nhân hóa - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi "Như thế nào?"

I – Mục tiêu:

 - Củng cố về nhân hóa, các cách nhân hóa.

 - Ôn luyện về câu Như thế nào? Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Như thế nào?

 - Giáo dục sử dụng câu nhân hóa đúng, chính xác.

II – Đồ dùng dạy học:

 - 2 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1.

 - Các câu trong BT 2 – 3 viết sẵn bảng phụ.

 - Một chiếc đồng hồ có 3 kim.

III – Các hoạt động:

1) Ổn định: (1) hát

2) Bài cũ: (5)

- GV nêu tên bài cũ và yêu cầu kiểm tra, nhận xét chấm điểm.

 + Nêu 5 từ chỉ trí thức, 5 từ chỉ hoạt động.

 + Đặt câu với 2 từ trong 5 từ vừa tìm.

 + Đặt dấu phẩy vào các câu sau:

a- Trên nền trời xanh chim trắng bay rộn ràng.

b- Xung quanh ba Bác cháu hoa thơm đua nhau nở.

 

doc 2 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1601Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22 - Nhân hóa - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi "Như thế nào?"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 23	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA – ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “NHƯ THẾ NÀO?”
I – Mục tiêu:
 - Củng cố về nhân hóa, các cách nhân hóa.
 - Ôn luyện về câu Như thế nào? Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Như thế nào?
 - Giáo dục sử dụng câu nhân hóa đúng, chính xác.
II – Đồ dùng dạy học:
 - 2 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1.
 - Các câu trong BT 2 – 3 viết sẵn bảng phụ.
 - Một chiếc đồng hồ có 3 kim.
III – Các hoạt động:
Ổn định: (1’) hát
Bài cũ: (5’)
- GV nêu tên bài cũ và yêu cầu kiểm tra, nhận xét chấm điểm.
 + Nêu 5 từ chỉ trí thức, 5 từ chỉ hoạt động.
 + Đặt câu với 2 từ trong 5 từ vừa tìm.
 + Đặt dấu phẩy vào các câu sau:
Trên nền trời xanh chim trắng bay rộn ràng.
Xung quanh ba Bác cháu hoa thơm đua nhau nở.
Bài mới: (25’)
- GV giới thiệu – Ghi tựa bài.
- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Mục tiêu: Giúp HS nắm lại cách dùng từ nhân hóa.
- Tiến hành: phương pháp thảo luận nhóm.
 + GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
 + GV cho HS thảo luận nhóm – Theo dõi – Nhận xét HS trình bày thảo luận.
 + GV lưu ý: câu b: GV cho HS trả lời cá nhân.
Bài 2:
- Mục tiêu: Giúp HS nắm cách trả lời câu hỏi theo đúng nội dung câu hỏi.
- Tiến hành: trò chơi hỏi đố.
 + GV cho 1 HS đọc yêu cầu và cho HS làm vào vở.
 + GV cho HS sửa bài với hình thức hỏi - trả lời.
 + GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3:
- Mục tiêu: giúp HS nắm được cách đặt câu hỏi với từ Như thế nào?
- Tiến hành: thi đua viết tiếp sức.
 + GV cho 1 HS đọc yêu cầu.
 + GV treo bảng có ghi 4 câu trả lời.
 + HS thi đua theo 4 tổ lên viết câu hỏi tiếp sức.
 + GV theo dõi, nhận xét thi đua và cho HS làm vào vở BT.
- HS nhắc lại cá nhân.
- HS đọc yêu cầu cá nhân.
- HS thảo luận nhóm, ghi vào bảng thảo luận.
- Các nhóm trình bày thảo luận - Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS giải theo đáp án đúng viết vào vở BT.
Sự vật được nhân hóa: kim giờ, kim phút, kim giây, cả 3 kim.
Từ dùng để gọi sự vật: bác, anh, bé.
Từ ngữ dùng để miêu tả sự vật: thận trọng, nhích từng li, từng li lầm lì đi từng bước, từng bước tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng cùng tới đích, rung 1 hồi chuông.
- 1 HS đọc yêu cầu cá nhân, làm bài vào vở.
- HS sửa bài bằng cách mời tên hỏi nhau – trả lời – nhận xét bằng bảng Đ/S.
a- Bác kim giờ nhích từng bước về phía trước một cách thận trọng.
b- Anh kim phút đi từng bước, từng bước lầm li về phía trước.
c- Bé kim giây tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thi đua viết tiếp sức theo tổ.
- HS giải đáp án.
a- Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b- Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?
c- Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d- Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
Bảng thảo luận
Vở BT
Bảng Đ/S
Củng cố – Dặn dò: (5’)
- GV cho HS thi đua theo tổ tìm và đặt câu có từ nhân hóa.
- GV theo dõi, nhận xét.
- Về nhà làm lại bài và xem trước tiết 24.
- GV nhận xét tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau.doc