Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 23 - Bài: Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 23 - Bài: Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 _Luyên tập về nhân hoá : nhận ra các hiện tượng nhân hoá , bước đầu cảm nhận nét đẹp của các biện pháp nhân hoá

 _On luyện câu hỏi vì sao ? Đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi vì sao ?

II- CHUẨN BỊ :

 1/Giáo viên: _Tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1

 _Các câu trong bài tập 2,3 viết sẵn trên bảng phụ

 2/Học sinh : _SGK

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 1/Khởi động : 2 Hát bài hát

 2/Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 7344Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 23 - Bài: Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 23
	 BÀI : NHÂN HOÁ – ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ
 TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO ? 
	 NGÀY THỰC HIỆN: 
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 _Luyên tập về nhân hoá : nhận ra các hiện tượng nhân hoá , bước đầu cảm nhận nét đẹp của các biện pháp nhân hoá 
 _Oân luyện câu hỏi vì sao ? Đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi vì sao ?
II- CHUẨN BỊ :
 1/Giáo viên: _Tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1 
 _Các câu trong bài tập 2,3 viết sẵn trên bảng phụ 
 2/Học sinh : _SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
 2/Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài 
 3/Bài mới 
TG
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
ĐDDH
35’
 1.Giới thiệu bài 
_ Giờ luyện từ và câu tuần này , các em sẽ tiếp tục làm các bài luyện tập vềnhân hoá. Sau đóchúng ta sẽ ôn luyện câu hỏi vì sao? 
2/Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập 
 +Bài 1 _Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
_ Gọi 1 HS khác đọc lại bài thơ 
_ Hỏi HS : Trong đoạn thơ trên có những sự vật , con vật nào ?
_ Mỗi sự vật , con vật trên được gọi bằng gì ?
_ Nêu các từ ngữ , hình ảnh tác giả đã dùng để miêu tả các sự vật , con vật trên 
_ Yêu cầu 5 HS lên bảng tiếp nối nhau viết về 5 sự vật được miêu tả trong đoạn thơ vào bảng của bài tập 1 , đã chuẩn bị 
_ GV HD HS tìm hiểu vẻ đẹp , cái hay trong các hình ảnh nhân hoá của bài thơ 
+ Theo em , tác giả đã dựa vào những hình ảnh có thực nào để tạo nên những hình ảnh nhân hoá trên ? ( GV có thể làm mẫu về một sự vật )
+ Cách nhân hoá các sự vật , con vật như vậy có gì hay ?
 +Bài 2 
_ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập HS khác đọc các câu trong bài 
_ Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao ? 
 +Bài 3 
_ Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
_ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh cùng làm bài , một HS đọc yêu cầu hỏi cho HS kia trả lời , sau đó đổi vai 
_ Gọi 4 cặp đại diện trình bày trước lớp 
_ Nhận xét và cho điểm HS 
d)Quắm Đen thua ông Cán Ngũ vì anh ta nông nổi , thiếu kinh nghiệm , còn ông Cản Ngũ lại mưu trí , giàu kinh nghiệm và có sức khoẻ
_ Nghe GV giới thiệu bài 
_ 1HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong s
_ 1 HS đọc trước lớp cả lớp theo dõi bài .
_ Có các sự vật , con vật là : lúa , tre , đàn cò , gió , mặt trời .
_ Một sự vật , con vật trên được gọi : lúa – chị , tre – cậu , gió – cô , mặt trời – bác 
_ Chị lúa phất phơ bím tóc ; Cậu tre – bá vai nhau thì thầm đứng học ; Đàn cò – áo trắng ,khiêng nắng qua sông ; Cô – gió – chăm mây trên đồng ; bác mặt trời – đạp xe qua ngọn núi 
+ Chị lúa phất phơ bím tóc , ở đây có thể hình dung là lúa dài, phất phơ trong gió, nên tác giả nói bím tóc của các chị lúa phất phơ trong gió 
+ Tre mọc thành luỹ , sát vào nhau , cành tre đan vào nhau giống như những cậu học trò bá vai nhau , trong gió , lá tre , thân tre cọ vào nhau phát ra tiếng động rì rào như tiếng thì thầm của những cậu học trò khi học bài 
+ Đàn cò có lông trắng , nên tác giả nói đàn cò mặc áo trắng , khi đàn cò bay qua sông , như khiêng nắng qua sông 
+ Gió thổi làm mây bay , tác giả nhân hoá gió như con người chăn trâu , chăn bò , còn gió chăn mây trên đồng 
+ Bác mặt trời sáng mọc đằng đông , chiều lặn đằng tây , ở hai phía ngọn núi được nhân hoá thành đạp xe qua ngọn núi 
+ Cách nhân hoá các sự vật , con vật như vậy thật hay và đẹp vì nó làm cho các sự vật , con vật sinh động hơn,gần gũi với con người hơn, đáng yêu hơn 
_ 1 HS đọc đề bài , HS khác theo dõi trong SGK
_ 1 HS lên bảng lớp làm bài , cả lớp làm bài vào vở bài tập 
Đáp án :
a)Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá .
b)Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất .
c)Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác .
_ Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn , sau đó nhận xét và cho điểm HS 
_ 1 HS đọc trước lớp,cả lớp theo dõi bài trong SGK
_ Làm bài theo cặp 
 +Đáp án 
a)Nước tứ xứ đổ về xem hội vật rất đông vì ai cũng muốn xem tài , xem mặt ông Cản Ngũ ./..vì ai cũng muốn biết ông Cản Ngũ trông như thế nào , vật hay ra sao .
b)Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen vật rất hăng ,lăn xả vào ông Cản Ngũ mà vật còn ông Cản Ngũ lại lớ ngớ , châm chạp , chỉ chống đỡ ,/.vì ông Cản Ngũ chỉ biết chống lại đối phương một cách thụ động , lớ ngơ, chậm chạp , chứ không vật tài như mọi người tưởng 
c)Oâng Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt , thực ra là ông vờ bước hụt để lừa Quắm đen vào thế vật của ông ,/. Vì ông muốn dụ Quắm Đen vào thế vật làm ông mạnh nhất 
Giấy khổ 
to 
dùng cho 
bài 
tập 1 
Bảng phụ 
 4 Củng cố : GV nhận xét tiết học 
 5 Dăn dò: + Bài nhà: Oân lại cách nhân hoá .
 + Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ : Lễ hội 
 +Các ghi nhận, lưu ý :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25 LTVC.doc