Bài 2 : Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau:
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim, . đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta nhứng giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
- Em có nhận xét gì về các cụm từ được ngăn cách bởi các dấu phẩy ? (các cụm từ đó có vai trò như nhau, đều là các môn nghệ thuật, nghệ sĩ, tác dụng của nghệ thuật,.)
- Vì sao sau cụm từ nghệ sĩ sân khấu chúng ta không đặt dấu phẩy? (vì ở đó có từ hay – cũng có tác dụng ngăn cách như dấu phẩy )
- Tìm một chi tiết trong đoạn văn chúng ta cũng không dung dấu phẩy tương tự như trên. ( sau cụm từ nâng cao hiểu biết có từ và nên ta không dùng dấu phẩy nữa)
Phân môn: Luyện từ và câu Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012 Tiết : Mở rộng vốn từ : Nghệ thuật. Dấu phẩy Tuần : 24 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ vệ nghệ thuật (Người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật). - Ôn luyện về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1, BT2 Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 3’ A. Kiểm tra bài cũ - Nhân hoá là gì ? (... gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối, ... bằng những từ ngữ vốn để tả người.) - Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá. * PP kiểm tra, đánh giá - GV nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chấm điểm. 35’ B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài Mở rộng vốn từ: nghệ thuật. Dấu phẩy 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: En hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ : a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc. c. Chỉ các môn nghệ thuật điện ảnh, kịch nói, chèo, trống, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, ... a. Những người hoạt động nghệ thuật nói chúng thường được gọi là gi ? (nghệ sĩ) b) Trong những nghệ sĩ em biết, em yêu mến nhất nghệ sĩ nào? (...). c) Nghệ sĩ đó thường tham gia các môn nghệ thuật nào?, biểu diễn tiết mục nổi tiếng nào, chơi nhạc cụ gì ?... d) Em biết bộ phim/ vở chèo/ bức tranh/ công trình kiến trúc nổi tiếng nào ?,... * PP trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở. * PP luyện tập – thực hành - 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. - HS làm bài vào vở. - 3 HS chữa miệng. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, hỏi thêm. - HS trả lời tự do. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Bài 2 : Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim, ... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta nhứng giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. - Em có nhận xét gì về các cụm từ được ngăn cách bởi các dấu phẩy ? (các cụm từ đó có vai trò như nhau, đều là các môn nghệ thuật, nghệ sĩ, tác dụng của nghệ thuật,...) - Vì sao sau cụm từ nghệ sĩ sân khấu chúng ta không đặt dấu phẩy? (vì ở đó có từ hay – cũng có tác dụng ngăn cách như dấu phẩy ) - Tìm một chi tiết trong đoạn văn chúng ta cũng không dung dấu phẩy tương tự như trên. ( sau cụm từ nâng cao hiểu biết có từ và nên ta không dùng dấu phẩy nữa) - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - HS chữa miệng. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, hỏi thêm. - HS trả lời. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. 1’ C. Củng cố – dặn dò: - Em thường tham gia các môn nghệ thuật nào ? - Dặn dò : chăm chỉ tập luyện, tham gia và tìm hiểu về các môn nghệ thuật đó - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét tiết học, dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: