1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng làm miệng 3 bài tập của giờ Luyện từ và câu tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- Giới thiệu về từ chỉ đặc điểm: Khi nói đến mỗi người, mỗi vật, mỗi hiện tượng xung quanh chúng ta đều có thể nói kèm cả đặc điểm của chúng. Ví dụ: đường ngọt, muối mặn, nước trong, hoa đỏ, chạy nhanh thì các từ ngọt, mặn, trong, đỏ, nhanh chính là các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa nêu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ trên.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc câu thơ a)
- Hỏi: Trong câu thơ trên, các sự vật nào được so sánh với nhau?
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại.
Tuần 5 - Tiết 5 : So Sánh I. MỤC TIÊU: - Nắm được kiểu so sánh mới : so sánh hơn kém (BT1). - Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2. - Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, câu văn trong bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi 3 HS lên bảng để kiểm tra các bài tập của tiết Luyện từ và câu tuần 4. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI: 2.1. Giới thiệu bài : - Trong giờ học luyện từ và câu tuần 5 các em sẽ được tìm hiểu vẻ đẹp của các hình ảnh so sánh theo một kiểu so sánh mới, đó là so sánh hơn kém. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài 1. -Yêu cầu HS làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét, kết luận về lời giải đúng và cho điểm HS. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài, nêu đáp án của bài. Phân biệt so sánh bằng và so sánh hơn kém. - Cách so sánh cháu khoẻ hơn ông và ông là buổi trời chiều có gì khác nhau? Hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu là ngang bằng nhau, hay hơn kém nhau? - Sự khác nhau về cách so sánh của hai câu này do đâu tạo nên? - Yêu cầu HS xếp các hình ảnh so sánh trong bài 1 thành 2 nhóm: + So sánh bằng. + So sánh hơn kém. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Tiến hành hướng dẫn làm bài như với bài tập 1. - Chữa bài và hỏi: Các hình ảnh so sánh trong bài tập 3 khác gì với cách so sánh của các hình ảnh trong bài tập 1? Bài 4: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Các hình ảnh so sánh ở bài tập 3 là so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém? - Vậy các từ so sánh có thể thay vào dấu gạch ngang (-) phải là từ so sánh ngang bằng. - Tổ chức cho HS thi làm bài, trong 5 phút tổ nào tìm được nhiều từ để thay (đúng) là tổ thắng cuộc. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc và yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Yêu cầu HS tìm câu văn có sử dụng so sánh trong bài tập đọc Người lính dũng cảm và nêu rõ đó là so sánh bằng hay so sánh hơn kém. - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ :Trường học; dấu phẩy.. - 3 HS lên bảng làm bài, Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK. - 3 HS lên bảng gạch chân dưới các hình ảnh so sánh, mỗi HS làm một phần. HS dưới lớp làm bài vào giấy nháp. a) Bế cháu ông thủ thỉ: Cháu khoẻ hơn ông nhiều! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng. b) Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ. c) Những ngôi sao thức ngoài kia. Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. -3 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - 2 HS đọc: Ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những khổ thơ trên. - 3 HS lên bảng tìm và khoanh tròn vào từ chỉ sự so sánh trong mỗi ý. HS dưới lớp làm bài vào giấy nháp. Đáp án: Các từ in đậm trong bài trên. - Câu Cháu khoẻ hơn ông, hai sự vật được so sánh với nhau là ông và cháu, hai sự vật này không ngang bằng nhau mà có sự chênh lệch hơn kém, “cháu” hơn “ông”. -Câu “ Ông là buổi trời chiều”hai sự vật được so sánh với nhau là “ông” và “ buổi trời chiều”có sự ngang bằng nhau. - Do có từ so sánh khác nhau tạo nên. Từ “hơn” chỉ sự hơn kém, từ “là” chỉ sự ngang bằng nhau. - HS thảo luận cặp đôi, sau đó trả lời: + Ông là buổi trời chiều./ Cháu là ngày rạng sáng./ Mẹ là ngọn gió. + Cháu khoẻ hơn ông./ Trăng sáng hơn đèn./ Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con. - 2 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Đáp án: Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Tàu dùa – chiếc lược chải vào mây xanh. - Các hình ảnh so sánh trong bài tập 3 không có từ so sánh, chúng được nối với nhau bởi dấu gạch ngang (-). - Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3. - So sánh ngang bằng. - Đáp án: như, là, tựa, như là, tựa như, như thể, - Câu Chiếc máy bay giật mình cất cánh và Cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm. - So sánh ngang bằng. Tuần 6 - Tiết 6 : Từ Ngữ Về Trường Học – Dấu Phẩy . I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua BT giải Ô chữ (BT1). - Biết điền đúng dấu phẩy vào chổ trống thích hợp trong câu văn (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Ô chữ như bài tập 1, viết sẵn trên bảng lớp. - 4 chiếc chuông nhỏ (hoặc cờ). - Chép sẵn các câu văn của bài tập 2 vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi 2 HS lên bảng làm miệng các bài tập 1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần 5. Mỗi HS làm 1 bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI: 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học, rồi ghi tên bài lên bảng. 2.2. Trò chơi ô chữ - GV giới thiệu ô chữ trên bảng: + Ô chữ theo chủ đề “Trường học” mỗi hàng ngang là một từ liên quan đến trường học và có nghĩa tương ứng đã được giới thiệu trong SGK. +Từ hàng dọc có nghĩa là buổi lễ mở đầu năm học mới. - Phổ biến cách chơi: Cả lớp chia làm bốn đội chơi. GV đọc lần lượt nghĩa của các từ tương ứng từ hàng 2 đến hàng 11. Sau khi GV đọc xong, các đội giành quyền trả lời bằng cách rung chuông (hoặc phất cờ). Nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu sai không được điểm nào, các đội còn lại tiếp tục giành quyền trả lời đến khi đúng hoặc GV thông báo đáp án thì thôi. Đội nào giải được từ hàng dọc được thưởng 20 điểm. - Tổng kết điểm sau trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Yêu cầu HS dùng bút chì viết chữ in vào ô chữ trong vở bài tập. 2.3. Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm các từ nói về nhà trường, luyện tập thêm về cách sử dụng dấu phẩy. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - Nghe GV giới thiệu về ô chữ. - Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn. Đáp án: Hàng dọc: Lễ khai giảng. Hàng ngang: 1)Lên lớp. 6)Ra chơi 2)Diễu hành 7)Học giỏi 3)Sách giáo khoa 8)Lười học 4)Thời khoá biểu 9)Giảng bài 5)Cha mẹ 10)Cô giáo - HS viết vào vở bài tập. - Mỗi nhóm 1 HS đọc lại tất cả các từ hàng ngang, hàng dọc và lời giải nghĩa từ theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. - Đáp án: a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ. b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi. c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội. Tuần 7 - Tiết 7 : Ôn Về Từ Chỉ Hoạt Động, Trạng Thái . So sánh . I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thêm được một kiểu so sánh mới: so sánh sự vật với con người (BT1). - Tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em (BT2, BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Viết sẵn các câu thơ trong bài tập 1 lên bảng. - Bảng phụ chia thành 2 cột và ghi: từ chỉ hoạt động/ từ chỉ trạng thái. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: + Đặt câu có từ: khai giảng, lên lớp. + Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a) Bạn Ngọc bạn Lan và tôi cùng học lớp 3D. b) Tùng là HS giỏi lễ phép và biết đoàn kết với bạn bè. c) Bác Hồ khuyên các cháu thiếu nhi chăm chỉ thi đua để tham gia kháng chiến để giữ gìn hoà bình. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI: 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc đề bài . - Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ được kể lại ở đoạn truyện nào? - Vậy muốn tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của bạn nhỏ chúng ta cần đọc kĩ đoạn 1 đoạn 2 của bài. - Yêu cầu HS tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ theo yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc và nhận xét các từ bạn tìm được trên bảng. - Kết luận về lời giải đúng. - Tiến hành tương tự với phần b). Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc lại đề bài tập làm văn tuần 6. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài: GV gọi 1 HS đọc từng câu trong bài tập làm văn của mình. Gọi 3 HS lên bảng, theo dõi bài đọc của bạn và ghi các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong từng câu văn lên bảng. Cả lớp và GV đối chiếu với bài làm của bạn đó. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS làm lại các bài tập trên, tìm các từ chỉ hoạt động, ... các từ cần điền ở bài tập 2. -Tranh ảnh minh hoạ ruộng bậc thang, nhà rông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu HS làm miệng bài tập 1, 3 của tiết luyện từ và câu tuần trước. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng mở rộng vốn từ về các dân tộc, sau đó tập đặt câu có sử dụng so sánh. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài . - Hỏi: Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số? - Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta. - Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy. (Về đáp án của bài tập này GV có thể xem phần phụ lục giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam cuối bài thiết kế này) - Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm được vào vở. Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - Yêu cầu HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài. - Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh. - GV: Những câu văn trong bài nói về cuộc sống, phong tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta. (Có thể giảng thêm về ruộng bậc thang: là ruộng nương được làm trên núi đồi, để tránh xói mòn đất, người dân đã bạt đất ở các sườn đồi thành các bậc thang và trồng trọt ở đó; Nhà rông là ngôi nhà cao, to, làm bằng nhiều gỗ quý, chắc. Nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên là nơi thờ thần linh, nơi tập trung buôn làng vào những ngày lễ hội (giống như đình làng ở vùng đồng bằng của người Kinh). - Nếu có tranh ảnh về ruộng bậc thang, nhà rông thì GV cho HS quan sát hình. 2.3. Luyện tập về so sánh Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài 3. - Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: Cặp hình này vẽ gì? - Hướng dẫn: Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng. Hãy quan sát hình và tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng. - Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hướng dẫn: Ở câu a) muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4; câu b) Em hãy hình dung đến những lúc phải đi trên đường đất vào trời mưa và tìm trong thực tế cuộc sống các chất có thể làm trơn mà em đã gặp (dầu nhớt, mỡ,) để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp; với phần c) em có thể dựa vào hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở. - Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta, tìm thêm các tên khác các tên đã tìm được trong bài tập 1. Tập đặt câu có sử dụng so sánh. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. - Là các dân tộc có ít người. - Người dân tộc thường sống ở các vùng cao, vàng núi. - Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm dán bài của mình lên bảng. Cả lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài của các nhóm. Cả lớp đồng thanh đọc tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà lớp vừa tìm được. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở. - Chữa bài theo đáp án: a) bậc thang b) nhà rông c) nhà sàn d) Chăm - Cả lớp đọc đồng thanh. - Nghe giảng. - Quan sát hình minh họa. - 1 HS đọc trước lớp. - Quan sát hình và trả lời: vẽ mặt trăng và quả bóng. - Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn. - Trăng tròn như quả bóng. - Một số đáp án: + Bé xinh như hoa./ Bé đẹp như hoa./ Bé cười tươi như hoa./ Bé tươi như hoa. + Đèn sáng như sao. + Đất nước ta cong cong hình chữ S. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở bài tập. Đáp án: a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái sơn, như nước trong nguồn. b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ (như được thoa một lớp dầu nhờn). c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi. *PHỤ LỤC: 54 dân tộc Việt Nam Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc. Trải qua bao thế kỉ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động kinh tế. Đằng sau những nét khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, chúng ta có thể tìm thấy những nét chung của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Đó là đức tính, cần cù, chịu khó, thông minh trong sản xuất; là sự gắn bó, hoà đồng với thiên nhiên; là sự không khoan nhượng với kẻ thù; là sự vị tha, bao dung, độ lượng với con người, Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà-ôi, Các dân tộc thiểu số ơ miền Trung: Vân Kiều, Cơ-ho, Khơ- mú, Ê- đê, Gia-rai, Xơ- đăng, Chăm, Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Khơ- me, Hoa, Xtiêng, Tuần 15 - Tiết 15 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ Ngữ Về Các Dân Tộc. Luyện tập Về So Sánh. I. MỤC TIÊU -Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1). -Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chổ trống (BT2). -Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3). -Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC -Chép sẵn đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng phụ (hoặc băng giấy). -Bản đồ Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu HS lên bảng, yêu cầu làm miệng bài tập 1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần trước. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng mở rộng vốn từ về thành thị - nông thôn, sau đó luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ. - Yêu cầu HS thảo luận và ghi tên các vùng quê, các thành phố mà nhóm tìm được vào giấy. - Yêu cầu các nhóm dán giấy lên bảng sau khi đã hết thời gian (5 phút), sau đó cho HS cả lớp đọc tên các thành phố, vùng quê mà HS cả lớp tìm được. GV giới thiệu một số thành phố ở các vùng mà HS chưa biết. Có thể chỉ các thành phố trên bản đồ. - Yêu cầu HS viết tên một số thành phố, vùng quê vào vở bài tập. *Bài 2: - Tiến hành hướng dẫn HS làm bài tương tự như với bài tập 1. - 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc trước lớp. - Nhận đồ dùng học tập. - Làm việc theo nhóm. - Một số đáp án: + Các thành phố ở miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Lạng, Sơn, Điện Biên, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, + Các thành phố ở miền Trung: Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Plây-cu, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, + Các thành phố ở miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Đáp án Sự vật Công việc Thành Phố Đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bệnh viện, công viên, cửa hàng, xe cộ, bến tàu, bến xe, đèn cao áp, nhà hát, rạp chiếu phim, Buôn bán, chế tạo máy móc, may mặc, dệt may, nghiên cứu khoa học, chế biến thực phẩm, Nông Thôn Đường đất, vườn cây, ao cá, cây đa, luỹ tre, giếng nước, nhà văn hoá, quang, thúng, cuốc, cày, liềm, máy cày, Trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa, gặt hái, vỡ đất, đập đất, tuốt lúa, nhổ mạ, bẻ ngô, đào khoai, nuôi lợn, phun thuốc sâu, chăn trâu, chăn vịt, chăn bò, *Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ có chép sẵn nội dung đoạn văn, yêu cầu HS đọc thầm và hướng dẫn: muốn tìm đúng các chỗ đặt dấu phẩy, các em có thể đọc đoạn văn một cách tự nhiên và để ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên, những chỗ đó có thể đặt dấu phẩy. Khi muốn đặt dấu câu, cần đọc lại câu văn xem đặt dấu ở đó đã hợp lí chưa. - Chữa bài và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài Ôn về từ chỉ điểm; ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy. - 1 HS đọc trước lớp. - Nghe GV hướng dẫn, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi để làm bài, 1 HS lên làm bài trên bảng lớp. Đáp án: Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường, Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Tài liệu đính kèm: