Giáo án Mầm non - Chủ đề Gia Đình

Giáo án Mầm non - Chủ đề Gia Đình

CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

Mở chủ đề:

 *Giáo viên trang trí lớp đúng chủ điểm, phối hợp với phụ huynh sưu tầm một số đồ dùng như:

 -Quần áo, mũ, dép, giầy, túi xách cũ các loại khác nhau của người lớn.

 -Hột hạt các loại.

 -Các loại vật liệu có sẵn: rơm, rạ, lá, mùn cưa, giấy loại, vải vụn, len vụn cũ các màu.

 -Tranh ảnh và đồ chơi về các loại thực phẩm; rau, củ, quả, trứng

 -Một số loại rau, củ, quả sẵn có của địa phương.

 -Các loại sách báo, tạp chí cũ.

 -Giấy vẽ, bút màu, hồ dán, đất nặn, kéo.

 -Đồ dùng đồ chơi trong gia đình : xoong nồi, chảo, thìa, bát, đũa, cốc chén

 -Cho trẻ xem băng hình, đọc thơ, kể chuyện, bài hát về chủ đề gia đình.

 -Tranh ảnh và đồ chơi về các đồ dùng trong gia đình : đồ gỗ, đồ nấu ăn uống, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn.

 -An bum gia đình: ảnh gia đình, anh chân dung, ảnh về các hoạt động khác nhau của gia đình

 -Sưu tầm bài hát,bài thơ, câu chuyện về chủ điểm

 -Bộ đồ chơi xây dựng.

 - Búp bê, các con rối gia đình khác nhau.

 

doc 50 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 3517Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non - Chủ đề Gia Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r
CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH 
Mở chủ đề:
 *Giáo viên trang trí lớp đúng chủ điểm, phối hợp với phụ huynh sưu tầm một số đồ dùng như:
 -Quần áo, mũ, dép, giầy, túi xáchcũ các loại khác nhau của người lớn.
 -Hột hạt các loại.
 -Các loại vật liệu có sẵn: rơm, rạ, lá, mùn cưa, giấy loại, vải vụn, len vụn cũ các màu.
 -Tranh ảnh và đồ chơi về các loại thực phẩm; rau, củ, quả, trứng
 -Một số loại rau, củ, quả sẵn có của địa phương.
 -Các loại sách báo, tạp chí cũ.
 -Giấy vẽ, bút màu, hồ dán, đất nặn, kéo.
 -Đồ dùng đồ chơi trong gia đình : xoong nồi, chảo, thìa, bát, đũa, cốc chén
 -Cho trẻ xem băng hình, đọc thơ, kể chuyện, bài hát về chủ đề gia đình.
 -Tranh ảnh và đồ chơi về các đồ dùng trong gia đình : đồ gỗ, đồ nấu ăn uống, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn.
 -An bum gia đình: ảnh gia đình, anh chân dung, ảnh về các hoạt động khác nhau của gia đình 
 -Sưu tầm bài hát,bài thơ, câu chuyện về chủ điểm
 -Bộ đồ chơi xây dựng.
 - Búp bê, các con rối gia đình khác nhau.
BÀI THU HOẠCH 
CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
(Thời gian thực hiện: 3 tuần từ ngàytháng đến ngàythángnăm...)
MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
-Biết lợi ích của thực phẩm và ăn uống hợp lý đối với sức khoẻ con người.
-Biết giữ vệ sinh, tập luyện và giữ gìn sức khoẻ cùng với người thân trong gia đình
-Có thói quen, nề nếp, hành vi văn minh trong giao tiếp, trong ăn uống.
-Biết thực hiện các động tác hô hấp, tay, chân, bụng lườn và các bài tập thể dục một cách thuần thục, nhịp nhàng, uyển chuyển. Rèn luyện một số kỹ năng đi ném chạy một cách khéo léo nhanh nhẹn chính xác
 -Phát triển một số vận động cơ bản:
 +Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
 +Bật xa 45 cm, ném xa bằng 1 tay
 +Bò dích dắc bằng bàn tay và chân qua 5 hộp cách nhau 60 cm
 - Phối hợp giữa tay và mắt chính xác, biết sử dụng kéo, sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt thành thạo. Biết cầm bút vẽ tô màu, tô viết chữ cái, chữ số, nhào đất, xoay, lăn...
 2. Phát triển nhận thức:
 -Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình. 
-Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình.
-Biết công việc của những thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ. 
	-Biết nhà là nơi ở, sinh hoạt chung của cả gia đình.
-Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của bé.
-Biết và phân biệt được họ hàng bên nội, họ hàng bên ngoại. 
-Biết tên, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình.
 -Ôn số lượng 5, nhận biết số 5
-Xác định vị trí: Trên, dưới, trước, sau của đối tượng
-Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng
 - Nhận biết chữ cái a, ă, â, 
 3. Phát triển ngôn ngữ:
-Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi của các thành viên trong gia đình.
-Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, chất liệu, công dụng của các đồ dùng trong gia đình.
-Biết sử dụng lời nói, có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lịch sự.
-Nghe độ to, nhỏ, giọng nói, giọng đọc, âm thanh to, nhỏ.
-Nghe, hiểu câu chuyện, thích nghe đọc thơ, ca dao, đồng daovề gia đình phù hợp với trẻ
 -Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
 -Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi.
 -Kể lại được một số sự kiện của gia đình theo trình tự có lôgíc.
 -Có thể mô tả mạch lạc đồ dùng, đồ chơi của gia đình
 -Thích nghe đọc thơ, đọc sách, kể chuyện diễn cảm về gia đình
-Trẻ phát âm, đọc đúng chữ cái chữ số đã học.
-Thường xuyên đặt câu hỏi: Cái gì đây? Có màu gì? để làm gì?...
-Nhận biết các kí hiệu chữ viết, chữ số.
 4. Phát triển tình cảm thẩm mĩ:
 -Yêu thích các kiểu nhà, cái đẹp của thiên nhiên, môi trường xung quanh nhà của bé. 
 -Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp với tác phẩm có liên quan tới chủ đề gia đình.
 -Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. 
 -Thể hịên cảm xúc qua các tác phẩm âm nhạc.
 -Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tác phẩm có liên quan đến chủ đề gia đình.
 -Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc.
5. Phát triển tình cảm xã hội:
-Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình, họ hàng và biết thể hiện cảm xúc phù hợp.cách ứng sử đúng mực với mọi người trong gia đình.
-Thực hiện một số mối quan hệ trong gia đình: cảm ơn, xin lỗi, xin phép, biết chào hỏi người lớn, lễ phép lịch sự khi có khách đến nhà.... 
 -Chơi đoàn kết, hoà thuận với bạn trong mọi hoạt động.....
 -Có một số kỹ năng làm một số công việc trong sinh hoạt, biết tự phục vụ...
 -Yêu qúi, kính trọng, lễ phép với mọi người trong gia đình.
 -Hướng dẫn trẻ biết bảo vệ môi trường, giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.
I. Mạng nội dung:
GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ
- Các thành viên gia đình: Bố mẹ, anh chị em (họ tên, sở thích)
- Công việc của các thành viên trong gia đình
- Họ hàng(ông bà, cô, dì, chú, bác)
- Những thay đổi trong gia đình có người chuyển đi, chuyển đến, có người sinh ra, có người mất đi)
GIA ĐÌNH
*Nhu cầu của gia đình:
-Đồ dùng của gia đình
-Nhu cầu tình cảm của gia đình:
+Hoạt động thường ngày và ngày nghỉ của gia đình.
+Đón khách trong gia đình:
-Nhu cầu ăn uống trong gia đình:
+Giờ ăn trong gia đình
+Thức ăn phổ biến trong gia đình.
*Gia đình sống chung một ngôi nhà :
-Nhà của bé 
 +Địa chỉ
 +Nhà là nơi bé sống, sum họp cùng gia đình
 +Cần dọn dẹp giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
-Những kiểu nhà khác nhau: 
 +Nhà được làm bằng những nguyên vật liệu khác nhau (xi măng, gạch...)
+Có nhiều loại nhà khác nhau:cao tầng, 1-2 tầng, nhà ngói...
-Vườn, sân, khu chăn nuôi (ở nông thôn): Các loại cây con...
III. Mạng hoạt động:
*Phát triển thể chất
-Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
-Bật xa 45 cm, ném xa bằng 1 tay
-Bò dích dắc bằng bàn tay và bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60 cm
 *Phát triển nhận thức 
 *KPXH (KPKH)
-Gia đình cháu
-Một số đồ dùng trong gia đình. Phân loại đồ dùng theo công dụng,
chất liệu
-Ngôi nhà của bé
*Toán
-Ôn số lượng 5, nhận biết số 5
-Xác định vị trí: Trên, dưới, trước, sau của đối tượng
-Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng
GIA ĐÌNH
*Phát riển ngôn ngữ
*LQCV
-Làm quen: a, ă, â 
-Tập tô: a, ă, â
*Văn học
-Thơ: Vì con
-Thơ: Làm anh
-Truyện: Tích Chu
-Thơ: Giữa vòng gió thơm
*Phát triển thẫm mỹ
*Âm nhạc
-Cả nhà thương nhau
-Nhà của tôi
*Tạo hình
-Vẽ người thân trong gia đình
*Phát triển tình cảm xã hội
-Phân vai: Gia đình, bán hàng,bác sĩ
-Xây dựng: Xếp nhà của bé.
-Nghệ thuật: Vẽ tô màu người thân trong gia đình
-Học tập: Xem lô tô gia đình, ôn viết số, chữ cái đã học
-Thiên nhiên : Tưới cây, làm bánh, chơi với cát sỏi 
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN I
Chủ đề nhánh: Gia đình thân yêu của bé
Thời gian thực hiện: Từ ngàythángđến ngàythángnăm
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục buổi sáng
-Thứ 3, 5 tập kết hợp
-Thứ 2; 6 tập bài tập PTC
* PTTC
-Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
*PTNN:
Văn học: Thơ: “Vì con”
nhạc bài : “Cả nhà thương nhau”.
hô hấp, tay, chân, bụng, bật. 
Hoạt động ngoài trời
-Trò chuyện với trẻ về gia đình nhỏ, lớn qua tranh.
-TC: Đi cầu đi quán
-Trò chuyện với trẻ về tên gọi các thành viên trong gia đình.
-TC: Đi cầu đi quán
-Trò chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình 
-TC: Bật qua vòng lấy đồ dùng gia đình 
-Trò chuyện với trẻ về tình cảm của mình 
đối với gia đình
-TC: Đi chợ
Hoạt động có chủ đích
* KPXH
-Gia đình cháu 
* LQCV
- Làm quen chữ : a ; ă ; â
* PTNT
*Toán:
Ôn số lượng 5, chữ số 5.
* PTTM
-Cả nhà thương nhau
Hoạt động góc
Góc phân vai: Cô giáo, bác sĩ, bán hàng...
Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu tranh về gia đình, hát múa về gia đình.
Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê...
Góc học tập sách: Xem tranh chủ điểm, đọc chuyện: “Tích Chu”.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, nặn bánh...
Hoạt động chiều
-LQ: “Thơ Vì con”
TC: Trò chơi trên máy tính
VS-NG-TT
-Ôn: Chữ : a ; ă ; â
TC: Đi cầu đi quán 
VS-NG-TT
-Ôn thơ: “Vì con”
TC: Bật qua vòng lấy đồ dùng theo yêu cầu
VS-NG-TT
-Đọc chuyện cho trẻ nghe: “Hai anh em”
TC:Đi cầu đi quán
VS-NG-TT
-Biểu diễn văn nghệ
VS-NG-TT
Thứ 2, ngày 20 tháng 9 năm 2010
 Môn: Khám phá xã hội
 Đề tài: Gia đình cháu
I. Mục tiêu giáo dục:
 -Trẻ biết được địa chỉ nơi ở của mình, biết được mối quan hệ các thành viên trong gia đình đối với trẻ (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị). Biết được tình cảm của bố mẹ đối với các con, trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, biết 
đựơc gia đình lớn, gia đình nhỏ và số lượng thành viên trong gia đình.
 -Rèn cho trẻ sự chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và vốn từ cho trẻ.
 -Trẻ trả lời được các câu hỏi rõ ràng mạch lạc, trọn câu.
 -Giáo dục cháu lòng kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
 -Tranh: Cha mẹ 1 con, 2 con, 3 con.
 -Mỗi trẻ 1 bộ tranh lô tô về bố mẹ và các con.
 -Một số bài hát : “Cả nhà thương nhau” ; “Ngọn nến lung linh”.
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
*Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ điểm.
-Cô mở băng cả lớp cùng vận động theo bài hát : "Cả nhà thuơng nhau".
 +Các con vừa vận động theo bài hát gì ?
 +Trong bài hát nói về điều gì ?
 +Ba, mẹ , con ở chung một ngôi nhà gọi là gì ?
 +Thế bạn nào có thể kể về gia đình của mình ?
-Mời lần luợt 4 - 5 cháu kể về gia đình của mình
-Cô gợi ý: + Nhà cháu ở đâu ?
 + Nhà cháu có bao nhiêu ngươì ?
 +Có mấy anh chị em ? Anh (chị) cháu học lớp mấy ? Cháu có em không? Em cháu mấy tuổi? Em trai hay em gái ?
 +Bố mẹ cháu làm nghề gì ?
 +Nhà cháu thường làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
 +Thế các con có biết gia đình có từ 1-2 con gọi là gia đình gì ?
 +Còn gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình gì ?
-Cô đã được nghe các con kể về gia đình của mình rồi. Vậy bây giờ cô sẽ kể về gia đình của cô cho các con nghe nhé.
-Cô kể về gia đình cô cho cháu nghe.
 +Vậy gia đình cô có mấy người ?
 +Gọi là gia đình gì ?
 +Vì sao các con biết ?
 +Cô làm nghề gì ?
 Hoạt động 2: Quan sát tranh trên máy tính và đàm thoại
-Cô cho cháu đọc bài đồng dao: "Gánh gánh gồng gồng" và đi về chỗ ngồi.
-Vừa rồi cô cháu mình đã kể về gia đình của mình bây giờ cô mời các con cùng đi xem gia đình bạn Hà nhé .
 +Các con xem nhà bạn Hà có những ai nào ?
 +Vậy nhà bạn Hà có bao nhiêu người ?
 +Thế các con nói xem gia đình bạn Hà thuộc gia đình như thế nào ?
-Còn đây là bức tranh của gia đình bạn Mai.
 +Các con xem gia đình bạn có ai nào ?
 + Gia đình bạn có mấy người ? ... ......................
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010
Môn: Phát triển thẩm mĩ
Đề tài: Múa cho mẹ xem
 Vận động: Múa minh hoạ
Nghe hát: Cho con
Trò chơi: nghe tiết tấu tìm đồ vật
I.Mục đích, yêu cầu: 
 -Trẻ hát thuộc và múa minh hoạ bài: “Múa cho mẹ xem”, nghe hát bài: “Cho con”, chơi thành thạo trò chơi: “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”.
 -Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, ghi nhớ, rèn giọng hát hay và tư thế múa 
 -Trẻ hát rõ ràng, trả lời trọn câu.
 -Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng mẹ và yêu thích âm nhạc.
II.ChuÈn bÞ:
 -Hoa múa đủ cho trẻ.
 -Băng nhạc không lời: “Múa cho mẹ xem”; “Cho con”.
III.Tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện chủ điểm.
-Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Yêu mẹ”.
 +Các con vừa đọc bài thơ nói về ai ?
 +Mẹ là người như thế nào đối với các con?
 +Để tỏ lòng biết ơn mẹ, các con phải làm gì cho mẹ vui lòng?
 +Cô treo tranh bé múa cho mẹ xem lên bảng hỏi trẻ cô có tranh vẽ gì?
-Cô nói: Mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ các con. Vì vậy các con phải biết vâng lời mẹ, yêu thương và kính trọng mẹ.
-Có một bài hát ca ngợi về tình cảm của em bé với mẹ, cô mời các con cùng lắng nghe.
-Cô mở một đoạn nhạc không lời của bài hát: “Múa cho mẹ xem” . Hỏi trẻ đó là giai điệu của bài hát nào? Do ai sáng tác?
- Hôm nay cô cháu mình cùng hát múa bài hát này.
Hoạt động 2: 
*Dạy hát.
-Cô cho cả lớp hát cùng cô 1 lần.
-Cô sửa sai cho trẻ, sau đó hát cho trẻ nghe lại bài hát một lần.
-Cho trẻ hát luân phiên theo tổ.
-Mời nhóm, cá nhân hát.
* Vận động theo nhạc: 
-Cô múa mẫu lần một 
-Lần 2 cô phân tích động tác múa rõ ràng.
 +Động tác 1: “Hai bàn tay của em đây” cô đưa 2 tay ra trước mặt kết hợp vẫy nhẹ. 
 +Động tác 2: “Em múa cho mẹ xem” 2 tay cô đưa qua phải, tay phải cao, tay trái thấp kết hợp cuộn 2 lòng bàn tay đồng thời chân trái ký gót chân phải nhún vào chữ “xem”.
-Cứ lần lượt như thế cô giải thích động tác múa rõ ràng cho hết lời bài hát.
-Cô cho cả lớp múa theo cô 2 lần.
-Cô mời tất cả bạn nam múa.
-Mời các bạn nữ múa.
-Cô mời tổ, nhóm, cá nhân múa.
-Khi trẻ múa cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Nghe hát 
-Cô đọc bài ca dao: “Công cha.....đạo con”
-Có một bài hát ca ngợi về tình cảm của bố mẹ đối với các con thật sâu lặng, các con lắng nghe xem đó là bài hát gì? 
-Cô mở một đoạn nhạc không lời của bài hát: “Cho con” và hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả 
-Cô tâm tình với trẻ về nội dung bài hát
-Cô hát cho trẻ nghe lần 1 làm động tác minh hoạ.
-Lần 2 mở băng cô và cháu cùng múa.
*Trò chơi âm nhạc: “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”
-Cô hỏi lại luật chơi, cách chơi.
-Sau đó cô nói lại luật chơi, cách chơi cho trẻ nhớ.
-Trò chơi thực hiện 3- 4 lần.
Hoạt động 3 : Cô cho trẻ hát múa lại bài 
“Múa cho mẹ xem”- ra chơi.
-Cả lớp đọc thơ.
-Về mẹ.
-Yêu thương, chăm sóc.
-Vâng lời, học giỏi
-Cháu lắng nghe cô nói.
-Múa cho mẹ xem, nhạc của Xuân Giao.
-Cả lớp hát.
-Cháu lắng nghe cô hát.
-Trẻ hát luân phiên.
-Nhóm cá nhân hát.
-Cháu lắng nghe và quan sát cô múa.
-Cả lớp múa.
-Nam múa.
-Nữ múa.
-Tổ, nhóm, cá nhân múa.
-Trẻ nghe
-Trẻ lắng nghe
-Bài hát : “Cho con”, nhạc Phạm Trọng Cầu, lời Tuấn Dũng
-Cháu múa cùng cô
-Cháu trả lời
-Cháu tham gia chơi
-Lớp múa, ra chơi
Đánh giá cuối ngày.
1.Tình trạng sức khoẻ.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................2.Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÓNG CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
-Trưng bày sản phẩm của trẻ, cho trẻ giới thiệu với mọi người về những điều trẻ hiểu, trẻ thể hiện qua chủ điểm.
-Đàm thoại giúp trẻ nhớ lại những điều đã được khám phá ở chủ điểm: “Gia đình”
-Biểu diễn văn nghệ như: Đọc thơ, kể chuyện, hát, múanhững bài trẻ đã học, sưu tầm trong chủ điểm.
-Trẻ biểu đạt tình cảm của mình về những điều khám phá qua chủ điểm: Về “Gia đình”, tái hiện lại những điều đã được học bằng kinh nghiệm qua trò chơi, giao tiếp cùng bạn.
* Giới thiệu chủ đề mới: Chủ đề : “Động vật”
-Gợi cho trẻ nhớ những điều trẻ đã biết về “Động vật”, những điều liên quan đến chủ điểm mới.
-Trưng bày những hình ảnh về các con vật gần gũi.
 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Lớp: Lín
Chủ đề: GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 3 tuần, từ ngày 20- 09 - 2010 đến 8 - 10 - 2010
*NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Về mục tiêu chủ đề:
a. Các mục tiêu đã thực hiện tốt:
*Mục tiêu 1: Phát triển thể chất:
-Trẻ đã có đủ khả năng, kỹ năng để thực hiên các bài tập trèo, lăn, bật...
-Dinh dưỡng: Hầu hết trẻ có đủ sức khoẻ để thực hiện bài tập.
*Mục tiêu 2: Phát triển nhận thức: 
-Trẻ hiểu bài và thực hiện tốt các kiến thức đã học ở hai lĩnh vực: Bé khám phá khoa học và toán.
*Mục tiêu 3: Phát triển ngôn ngữ:
-Trẻ đã có kỹ năng đọc thơ và kể chuyện diễn cảm, phát âm chuẩn các chữ cái, biết cầm bút và ngồi đúng tư tô, viết chữ cái.
*Mục tiêu 4: Phát triển thẩm mĩ:
-Phát triển năng khiếu thẩm mĩ ở 2 lĩnh vực nghệ thuật tạo hình và âm nhạc, biết rõ vẽ và tô màu, làm nền, hát đúng giọng, vận động đúng theo nhịp của từng bài hát. 
*Mục tiêu 5: Phát triển tình cảm xã hội:
-Trẻ tiếp thu thực hiện tốt một số quy định trong sinh hoạt hằng ngày, biết làm một số việc giúp đỡ bố mẹ. Hiểu và biết chia sẽ tình cảm, sở thích của các thành viên trong gia đình. Từ đó trẻ ham thích đóng vai trong hoạt cảnh, kịch nói ...Nhận vai trong các hoạt động vui chơi, hoạt động góc.
b. Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được, hoặc chưa phù hợp, lý do:
- Mục tiêu 3: Một số trẻ chưa mạnh dạn thể hiện ngữ điệu giọng, tình cảm khi đọc thơ kể chuyện :
+Như bé .....................................................................................................................................................................
-Mục tiêu 4: Trẻ chưa có kĩ năng vẽ, tô màu, lý do: Năng khiếu còn hạn chế.
c. Những trẻ chưa đạt được mục tiêu, lý do:
*Với mục tiêu 1:
+Như bé .....................................................................................................................................................................
* Với mục tiêu 2:
- Trẻ còn hạn chế khả năng phán đoán, chưa mạnh dạn trong việc thực hiện bài tập.
+Như bé .....................................................................................................................................................................
* Với mục tiêu 3:
-Khả năng mạnh dạn, tính tự tin còn hạn chế dẫn đến thể hiện diễn cảm khi kể chuyện, đọc thơ còn hạn chế.
+Như bé .....................................................................................................................................................................
* Mục tiêu 4:
-Năng khiếu thẩm mĩ còn hạn chế.
+Như bé .....................................................................................................................................................................
*Với mục tiêu 5:
 -Chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động với bạn 
 +Như bé :.....................................................................................................................................................................
2) Nội dung chủ đề:
a. Các nội dung đã thực hiện tốt: Nội dung đã thực hiện tốt trong 3 tuần phù hợp nhận thức của trẻ.
b. Các nội dung chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp: Không có.
c. Các kĩ năng mà trên 20% trẻ chưa thực hiện được: Kể chuyện diễn cảm, hát diễn cảm, múa. Lý do: Hạn chế về năng khiếu.
3. Về thực hiện các tổ chức hoạt động của chủ đề:
a. Hoạt động có chủ đích:
-Các hoạt động được trẻ tham gia hứng thú tích cực và tỏ ra phù hợp với khả năng của mình.
b. Việc tổ chức chơi trong lớp:
-Số lượng góc chơi: 5 góc.
-Cần có một không gian hoạt động rộng rãi, cho việc bố trí các góc chơi nhóm chơi được thoải mái...
c. Về việc tổ chức chơi ngoài trời:
-Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức.
-Có 10 buổi chơi ngoài trời trên chủ điểm.
* Lưu ý: Trẻ còn nhút nhác không mạnh dạn trong các hoạt động.
4. Những vấn đề cần lưu ý:
a. Về sức khoẻ của trẻ:
-Hay nghỉ học sức khoẻ chưa đảm bảo.
+Như bé .....................................................................................................................................................................
b. Những vấn đề trong việc chuẩn bị phương tiện học liệu, đồ chơi, lao động, và lao động tự phục vụ của trẻ.
-Vấn đề chuẩn bị phương tiện, học liệu: 
-Về phía giáo viên chuẩn bị chưa được chu đáo.
đáo. Lý do: Thực hiện thời gian làm việc ngày 8 tiếng nên không có thời gian làm đồ dùng dạy học hấp dẫn hơn đẻ thu hút trẻ. 
- Về công phối hợp với phụ huynh còn hạn chế . Lý do: Phụ huynh chưa thực sự coi trọng chương trình giáo dục mầm non mới, dẫn đến chưa nhiệt tình ủng hộ cô giáo.
5. Những lưu ý quan trong để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn.
-Chọn bài theo chủ đề theo từng sự kiện diễn ra ở địa phương.
-Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu chu đáo.
-Hợp tác với phụ huynh học sinh để có thêm nguồn cung cấp đồ dùng học liệu, vật liệu từ cha mẹ trẻ.
-Theo dõi những biểu hiện về sức khoẻ để kịp thời đôn đốc phụ huynh phối hợp cùng gia đình cô giáo để chăm sóc giáo dục trẻ kịp thời./.
 Người đánh giá 

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de gia dinh(1).doc