Giáo án Mĩ thuật 4 bài 8 đến 13

Giáo án Mĩ thuật 4 bài 8 đến 13

BÀI 8 : Tập nặn tạo dáng NẶN CON VẬT QUEN THUỘC

I.MỤC TIÊU :

Giúp học sinh:

-HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật

-HS biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích.

-HS thêm yêu mến các con vật.

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :

 a.Giáo viên :

-SGV , SGK

-Tranh , ảnh một số con vật quen thuộc

Hình gợi ý cách nặn ( ở bộ ĐDDH ( hoặc GV tự nặn )

-Đất nặn hoặc giấy màu , hồ dán .

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 4 bài 8 đến 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
BÀI 8 : Tập nặn tạo dáng 
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I.MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh:
-HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật 
-HS biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích. 
-HS thêm yêu mến các con vật.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 a.Giáo viên : 
-SGV , SGK 
-Tranh , ảnh một số con vật quen thuộc 
Hình gợi ý cách nặn ( ở bộ ĐDDH ( hoặc GV tự nặn ) 
-Đất nặn hoặc giấy màu , hồ dán . 
 b.Học sinh: 
-SGK.
-Đất nặn hoặc vở thực hành, giấy màu , hồ dán 
-Giấy nháp .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
30 phút
5 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra dụng cụ học tập
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
-GV :Hàng ngày, các em thường nhìn thấy một số con vật quen thuộc như: chó, mèo, thỏ Mỗi con đều có dáng vẻ, màu sắc, kích thước khác nhau. Tiết học hôm nay Cô sẽ hướng dẫn các em nặn tạo dáng những con vật này nhé.
-GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
GV giới thiệu tranh , ảnh các vật , đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về nội dung bài học : 
+Đây là con gì ? 
+Hình dáng , các bộ phận của con vật như thế nào ? 
+Nhận xét về đặc điểm nổi bật của con vật 
-Màu sắc của nó như thế nào ? 
+Hình dáng của con vật khi hoạt động ( đi đứng , chạy. ). Thay đổi như thế nào ? 
-Ngoài hình ảnh những con vật s9ã xem , GV yêu cầu HS kể thêm những con vật mà các em biết , miêu tả hình dáng , đặc điểm chúng của chúng .
-GV có thể HS : Em thích nặn con vật gì ? Em sẽ nặn con vật đó trong hoạt động nào  
*Hoạt động 2: Cách nặn con vật 
-GV dùng đất nặn mẫu và yêu cầu HS chú ý quan sát cách nặn mẫu của GV . 
-Nặn từng bộ phận rồi ghép lại , dính lại : 
+Nặn các bộ phận chính của con vật ( thân , đầu )
+ Nặn các bộ phận khác ( chân , tai , đuôi ..)
-Ghép dính các bộ phận 
-Tạo dáng và sửa chữa hoàn chỉnh con vật 
*Hoạt động 3 : Thực hành 
-GV yêu cầu HS chuẩn bị đất nặn , giấy lót bàn để làm bài tập thực hành .
-Nhắc HS nên chọn con vật quen thích để nặn.
-Có thể cho HS nặn theo nhóm 
-Khi HS nặn , GV đi đến từng bàn , quan sát hướng dẫn bổ sung 
*Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . 
-GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét để nhận xét về : 
+Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy . 
-Hình dáng , đặc điểm , màu sắc của hình vẽ so với mẩu 
-GV gợi ý HS xếp loại các bài vẽ và khen ngơi những HS có bài vẽ đẹp 
4.Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học . 
-GV tổng kết tiết học và nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ HS.
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-HS lắng nghe.
-1 HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát , trả lời theo yêu cầu .
-Thực hiện yêu cầu .
-Quan sát hướng dẫn của GV . 
-Chuẩn bị đất nặn , giấy lót bàn để làm bài tập thực hành .
-Cả lớp thực hành nặn .
-Lắng nghe . 
Ngày tháng năm 200
BÀI 9 : Vẽ trang trí 
VẼ ĐƠN GIẢN HOA , LÁ
I.MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh
-HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của đơn giản ; nhận ra
được vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí.
-HS biết cách vẽ đơn giản , và vẽ đơn giản được một số loại hoa, lá 
-HS yêu thích vẽ đẹp của thiên nhiên ; có ý thức chăm sóc , bảo vệ 
cây cối. 
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 a.Giáo viên : 
-SGV , SGK 
-Chuẩn bị một số bông hoa , cành lá đẹp để làm mẫu vẽ
-Một số ảnh chụp hoa , lá và hình hoa , lá đã được vẽ đơn giản ; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa lá. 
-Hình gợi ý cách vẽ hoa lá trong bộ ĐDDH hoặc GV tự làm 
-Bài vẽ của HS các lớp trước . 
 b.Học sinh: 
-SGK.
-Một số bông hoa , cành lá thật , hoặc ảnh
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành .
-Hộp màu , bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra dụng cụ học tập
-GV chấm 1 số bài của HS . 
-Nhận xét , đánh giá
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
-Các tiết học trước, các em đã được học cách vẽ theo mẫu : hoa , lá . Tiết học hôm nay Cô sẽ hướng dẫn các em cách nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số loài hoa , lá đơn giản ; nhận ra được vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí . Qua bài Vẽ trang trí : Vẽ đơn giản hoa , lá 
-GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
-GV dùng tranh, ảnh hoặc hoa, lá và bài trang trí hình vuông , hình tròn có sử dụng hoạ tiết hoa , lá để HS nhận ra : 
+Các loại hoa lá có nhiều hình dáng , màu sắc đẹp và phong phú 
+Hình vẽ hoa , lá thường được sử dụng trong trang trí nhưng cần vẽ đơn giản cho đẹp hơn . 
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 23 SGK hoặc ảnh chụp và hoa , lá thật +Tên của bông hoa , chiếc lá. 
+Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của mỗi loại hoa , lá có gì khác nhau 
+ Hoa hồng, hoa cúc thường có màu gì?
+So sánh hình dáng của lá hoa hồng và hoa cúc ? 
+Là trầu và lá bàng có hình dáng như thế nào 
-GV có thể giới thiệu 1 số hoa lá thật đã được vẽ đơn giãn để HS thấy sự giống nhau và khác nhau 
+Giống nhau Về hình dáng , đặc điểm 
+Khác nhau về các chi tiết 
-GV tóm tắt 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-HS lắng nghe.
-1 HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát. 
-Các nhóm trao đổi thảo luận . 
Đại diện trả lời , cả lớp lắng nghe , nhận xét . 
-Cả lớp quan sát 
Hoạt động 2 : Cách vẽ đơn giản hoa lá 
-GV yêu cầu HS quan sát hoa , lá thật , ảnh để các em thấy được hình dáng chung ủa chúng và hướng dẫn cách vẽ hình 2 trang 24 SGK 
-GV lưu ý về cách vẽ cho HS nắm
-Cả lớp quan sát 
a
b
c
Hình : Một số loại lá có thể làm mẫu để vẽ đơn giản 
a
b
C
Một số hình lá vẽ đơn giản 
5 phút
*Hoạt động 3 : Thực hành 
-Trước khi HS làm bài , GV giới thiệu 1 số hình hoa , lá vẽ đơn giản của GV đã chuẩn bị và của HS các lớp trước để HS tham khảo 
-Trong khi HS làm bài , GV đi từng bàn để quan sát và gợi ý , hướng dẫn bổ sung. 
*Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . 
-GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét để nhận xét về : 
+Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy . 
-Hình dáng , đặc điểm , màu sắc của hình vẽ so với mẩu 
-GV gợi ý HS xếp loại các bài vẽ và khen ngơi những HS có bài vẽ đẹp 
4.Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học . 
-GV tổng kết tiết học và nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ HS.
 -Dặn : HS về quan sát đồ vật có dạng hình trụ 
-HS Làm bài theo từng cá nhân 
Ngày tháng năm 200
BÀI 10 : Vẽ theo mẫu
ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ 
I.MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh
 -HS nhận biết được các đồ vật có dạng hình trụ và đặc điểm , hình dáng của chúng 
-HS biết cách vẽ và vẽ được các đồ vật có dạng hình trụ theo mẫu 
-HS cảm nhận được vẽ đẹp của đồ vật . 
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 a.Giáo viên : 
-SGV , SGK 
-Chuẩn bị 1 số đồ vật có dạng hình trụ để làm vật mẫu 
-Hình gợi ý cách vẽ trong bộ ĐDDH hoặc GV tự làm 
-Bài vẽ của HS các lớp trước . 
 b.Học sinh: 
-SGK.
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành .
-Hộp màu , bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút 
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra dụng cụ học tập
-GV chấm 1 số bài của HS . 
-Nhận xét , đánh giá
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
-Bài học hôm nay giúp HS : 
+Nhận biết được các đồ vật có dạng hình trụ và đặc điểm , hình dáng của chúng 
+Biết cách vẽ và vẽ được các đồ vật có dạng hình trụ theo mẫu 
+Cảm nhận được vẽ đẹp của đồ vật
Qua bài : Vẽ theo mẫu đồ vật có dang hình trụ 
-GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
-GV giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ và bày mẫu để HS nhận xét 
+Hình dáng chung 
+Cấu tạo 
+Gọi tên các đồ vật ở hình 1 , trang 25 SGK 
+Hãy tìm ra sự giống nhau và khác nhau của cái chén và cái chai ở hình 1 , trang 25 SGK 
-GV nhận xét , bổ sung và giải thích rõ hơn về hình dáng , đặc điểm , màu sắc , sự phong phú, đa dạng và vẽ đẹp của các đồ vật có dạng hình trụ 
Hoạt động 2 : Cách vẽ 
-GV dùng tranh ảnh để gợi ý HS quan sát và tìm ra cách vễ H2 trang 26 SGK ( ĐDDH hoặc vẽ lên bảng ) để gợi ý HS cách vẽ theo các bước . 
+Ước lượng và so sánh tỉ lệ : chiều cao , chiều ngang của vật mẫu , kể cả tay cầm 
+Tìm tỉ lệ các bộ phận : thân , miệng , đáy .. của đồ vật 
-Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ , phác các nét thẳng , dài , vừa , quan sát mẫu vừa vẽ.
+Hoàn thiện hình vẽ : vẽ các nét chi tiết 
+Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích 
*Hoạt động 3 : Thực hành 
-GV có thể cho HS vẽ theo nhóm 
+Vẽ theo cách đã hướng dẫ ... hiên bản của hoạ sĩ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút 
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra dụng cụ học tập
-GV chấm 1 số bài của HS . 
-Nhận xét , đánh giá
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
-Bài học hôm nay giúp HS : 
+Bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục , hình ảnh và mầu sắc 
+Làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh 
+Yêu thích vẽ đẹp của các bức tranh
 -GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động dạy học:
*GV cho HS Xem tranh
b.1/Nông thôn sản xuất : Tranh lụa của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu 
-GV có thể cho HS tập theo nhóm để thảo luận và trình bày.
-GV cho HS xem tranh ở trang 28 SGK và đặt câu hỏi : 
+Trong tranh có những hình ảnh nào ? 
Tranh vẽ đề tài gì ? 
+Màu sắc trong tranh như thế nào ? 
+Hình ảnh chính trong tranh là gì ? 
-GV tóm tắt kết luận: Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp , cóbố cục chặt chẽ , hình ảnh rõ ràng , sinh động , màu sắc hài hoà , thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh . 
b.2/Gội đầu : Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn ( 1910 – 1944 ) 
-GV cung cấp 1 số tư liệu về tác giả để các em hiểu hơn .
-GV : Bức tranh gộiđầu là một trong hiều bức tranh đẹp của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn . Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật Việt Nam , ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng HCM về văn học Nghệ thuật ( đợt 1 – 1996 ) , 
4.Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học . 
-GV tổng kết tiết học và nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ HS.
 -Dặn : HS về quan những sinh hoạt hằng ngày 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-HS lắng nghe.
-1 HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát. 
-HS nối tiếp nhau trả lời . 
-Lắng nghe . 
-Cả lớp lắng nghe. 
-Lắng nghe . 
Ngày tháng năm 200
BÀI 12 : Vẽ tranh 
ĐỀ TÀI SINH HOẠT 
I.MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh
-HS nhận biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em ( đi học , làm việc nhà giúp gia đình ,.) 
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt. 
-HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 a.Giáo viên : 
-SGV , SGK 
-Chuẩn bị tranh , ảnh về đề tài sinh hoạt .
-Một tranh của HS về đề tài gia đình 
 b.Học sinh: 
-SGK.
 -Một vài quả dạng hình cầu
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành .
-Hộp màu , bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút 
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra dụng cụ học tập
-GV chấm 1 số bài của HS . 
-Nhận xét , đánh giá
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
-Các tiết học trước các em đã được xem tranh về phong cảnh , học vẽ tranh phong cảnh Quê hương . Tiết học hôm nay Cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em vẽ tranh về đề tài sinh hoạt , nói về những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em ( đi học , làm việc nhà giúp gia đình ,.). 
 -GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài 
-GV có thể chia nhóm để HS trao đổi về nội dung đề tài 
-GV trao tranh hoặc yêu cầu HS xem tranh ở trang 30 SGK về đề tài sinh hoạt : học tập , lao động ,. Sau đó đặt 1 số câu hỏi gợi ý để các em quan sát , nhận xét : 
+Các bức tranh này vẽ về đề tài gì ? Vì sao em biết ? 
+Em thích bức tranh nào ? Vì sao ? 
+Hãy kể 1 số hoạt động thường ngày của em ở nhà , ở trướng 
-GV tóm tắt bổ sung , nêu các hoạt động diễn ra hằng ngày của các em như : 
+Đi học , giờ học ở lớp , vui chơi ở sân trường,. 
+Giúp đỡ gia đình : cho gà ăn, quét nhà , trồng cây , tưới cây ,. 
+Đá bóng , nhảy dây , múa hát , cắm trại ..
+Đi tham quan , du lịch ,. 
*Hoạt động 2 : cách vẽ tranh 
-GV gợi ý cách vẽ tranh 
-GV hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tờ giấy : 
+Vẽ hình ảnh chính trước ( hoạt động con người ) , vẽ hình ảnh phụ sau ( cảnh vật ) để nội dung rõ và phong phú 
+Vẽ các hình dáng hoạt động sao cho sinh hoạt 
+Vẽ màu sắc tươi sáng sao cho sinh động 
+Vẽ màu tươi sáng , có đậm , có nhạt 
*Hoạt động 3: Thực hành 
-Nhắc HS vẽ theo các bước đã hướng dẫn . 
-Trong khi HS vẽ , GV đến từng bàn để quan sát hướng dẫn bổ sung . 
*Hoạt động 4 : Nhận xét – đánh giá . 
-GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét để nhận xét về : 
+Bố cục
+ Sắp xếp hình ảnh ( phù hợp với tờ giấy , rõ nội dung ) 
+Hình vẽ ( thể hiện hình dáng hoạt động ) 
+Màu sắc ( tươi vui ) 
+HS xếp tranh theo ý thích . 
4.Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học . 
-GV tổng kết tiết học và nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ HS.
 -Dặn : HS về chuẩn bị bài : Vẽ trang trí , trang trí đường diềm 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-HS lắng nghe.
-1 HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát. 
-HS nối tiếp nhau trả lời . 
-Cả lớp lắng nghe. 
-Cả lớp lắng nghe hướng dẫn GV 
-Cả lớp thực hành vẽ .
-Thực hiện yêu cầu 
-Lắng nghe 
Ngày tháng năm 200
BÀI 7 : Vẽ trang trí 
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 
I.MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh
-HS cảm nhận được vẽ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống 
-HS biết cách vẽ và trang trí được đường diềm theo ý thích ; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng 
-HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống . 
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 a.Giáo viên : 
-SGV , SGK 
-Một số đường diềm (cỡ to ) và đồ vật có trang trí đường diềm .
-Một số hoạ tiết đẩ sắp xếp vào đường diềm 
-Bài vẽ của HS các lớp trước . 
 b.Học sinh: 
-SGK.
 -Giấy vẽ hoặc vở thực hành .
-Hộp màu , bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra dụng cụ học tập
-GV chấm 1 số bài của HS . 
-Nhận xét , đánh giá
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
-GV cho HS xem một số đồ vật, ảnh có trang trí đường diềm và giới thiệu tựa bài dạy “Trang trí đường diềm”.
 -GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
-GV cho HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1 trang 32 SGK và gợi ý bằng các câu hỏi : 
+Em thấy đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào ? 
+Ngoài nhữngđồ vật ở hình 1 trang 32 SGK em còn biết những đồ vật nào được trang trí bằng đường diềm ? 
+Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ? 
+Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào ? 
+Em có nhận xét gì về màu sắc của đường diềm ở hình 1 trang 32 ? 
 -GV tóm tắt và bổ sung cho nhận xét GV . 
*Hoạt động 2: Cách vẽ trang trí 
-GV giới thiệu gợi ý cho HS biết cách vẽ hoặc yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 33 SGK để nhận ra cách làm bài 
+Tìm chiều dài , chiều rộng của đường diềm cho vừa tờ giấy và kẻ 2 đường thẳng cách đều , sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục ( H.2 a ) 
+Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối , hài hoà ( H.2b) 
+Tìm và vẽ hoạ tiết ( H,2c ) có thể vẽ 1 hoạ tiết theo cách : nhắc lại hoặc 2 hoạ tiết xen kẽ nhau 
+Vẽ màu theo ý thích , có đậm , có nhạt ( H.2d) . Nên sử dụng từ 3 – 5 màu . 
-GV vẽ lên mẩu 1 hoặc 2 cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý cho HS 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-HS quan sát lắng nghe.
-1 HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát , lắng nghe hướng dẫn GV . 
-HS nối tiếp nhau trả lời . 
-Cả lớp lắng nghe. 
-Cả lớp quan sát theo yêu cầu GV . 
Các mẫu GV có thể sử dụng để gợi ý cho HS 
a.Sắp xếp hoạ tiết nhắc lại 
b.Sắp xếp hoạ tiết xen kẽ 
c.Sắp xếp hoạ tiết đăng đối 
d.Sử dụng màu sắc trang trang trí đường diềm 
5 phút
*Hoạt động 3: Thực hành 
-HS làm bài theo cá nhân và có thể cho 1 số HS làm bài tập thể theo nhóm trên giấy khổ to hoặc trên bảng 
-GV cắt sẵn các hoạ tiết để các nhóm HS lựa chọn và dán thành đường diểm theo khung sẵn hoặc GV cắt hình túi xách , chiếc khăn hoặc cái bát , phát cho từng nhóm để HS tự cắt hoạ tiết 
-Trong khi HS vẽ , GV đến từng bàn để quan sát hướng dẫn bổ sung . 
*Hoạt động 4 : Nhận xét – đánh giá . 
-GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét để nhận xét cũng như ở các bài trước 
-Động viên khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ ; khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp 
4.Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học . 
-GV tổng kết tiết học và nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ HS.
 -Dặn : HS về chuẩn bị bài : Vẽ theo mẩu : mẫu có 2 đồ vật 
-HS làm bài theo yêu cầu GV . 
-Các nhóm HS lựa chọn và dán thành đường diểm theo khung sẵn

Tài liệu đính kèm:

  • docmthuat41.doc