GV đàn thang âm “ đồ, rê, mi, mi rê đồ ”.
- GV đàn cho HS nghe giai điệu bài hát sau đó hỏi HS tên bài hát, bài hát của dân tộc nào ?
- GV yêu cầu 1 HS hát lại lời 1 GV nhận xét.
- GV gọi 1 HS nhắc lại cách gõ, gõ đệm ở tiết trước.
- GV vừa hát, vừa gõ đệm theo phách 1 câu hát và đố HS đó là cách nào ?
- GV đàn giai điệu cho HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Lời 1.
- GV nhận xét.
- GV cho HS đọc lời ca theo tiết tấu.
Nhịp nhàng những bước chân
x x x x x
- GV hát mẫu lời 2.
- GV cho HS so sánh lời hát của lời 2 và lời hát của lời 1 giống và khác nhau ở chỗ nào ?
- Gọi 1 HS nhận xét.
- GV kết luận tuy lời của bài hát có khác nhau về lời ca, nhưng giai điệu của lời 1 và lời 2 hoàn toàn giống nhau.
- Giáo viên đàn và tập cho HS hát 4 câu đầu của lời 2 tập hát từng câu .
- GV đàn cho HS hát lời 2.
- GV hướng dẫn HS hát gõ đệm theo phách ( lời 2 ).
Nhịp nhàng những bước chân
MÔN : ÂM NHẠC 3 BÀI DẠY – Tiết 15 : Học hát bài : Ngày mùa vui - Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc - Nghe nhạc I-/ MỤC TIÊU : - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, thể hiện vui tươi sôi nổi của bài hát. - HS nhận biết được tên gọi và hình dáng của : Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh. - HS yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc. II-/ GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ : - Hát chuẩn xác lời 2 bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng. - Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời 2. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ và một vài động tác phụ họa cho bài hát. - Nhạc cụ dân tộc “ Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh ”. III-/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: * Hoạt động 1: - Ôn lời 1 : Bài : Ngày mùa vui. Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim hót trong vườn. Nô nức trên đường vui thay. Bỏ công bao ngày chờ. Hội mùa rộn ràng quê hương. Ấm no chan hòa yêu thương. Ngày mùa rộn ràng nơi nơi. Có đâu vui nào vui hơn. - Dạy lời 2 : Bài : Ngày mùa vui. Nhịp nhàng những bước chân Vang ngân tiếng reo cười Ai gánh lúa về sân phơi Nắng tươi cho màu thóc vàng Hội mùa rộn ràng quê hương Aám no chan hòa yêu thương Ngày mùa rộng ràng nơi nơi Có đâu vui nào vui hơn Hát kết hợp múa đơn giản. * Hoạt động 2. Giới thiệu nhạc cụ dân tộc : Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh. * Hoạt động 3: Nghe nhạc. Kết thúc tiết học. - GV đàn thang âm “ đồ, rê, mi, mi rê đồ ”. - GV đàn cho HS nghe giai điệu bài hát sau đó hỏi HS tên bài hát, bài hát của dân tộc nào ? - GV yêu cầu 1 HS hát lại lời 1 GV nhận xét. - GV gọi 1 HS nhắc lại cách gõ, gõ đệm ở tiết trước. - GV vừa hát, vừa gõ đệm theo phách 1 câu hát và đố HS đó là cách nào ? - GV đàn giai điệu cho HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Lời 1. - GV nhận xét. - GV cho HS đọc lời ca theo tiết tấu. Nhịp nhàng những bước chân x x x x x - GV hát mẫu lời 2. - GV cho HS so sánh lời hát của lời 2 và lời hát của lời 1 giống và khác nhau ở chỗ nào ? - Gọi 1 HS nhận xét. - GV kết luận tuy lời của bài hát có khác nhau về lời ca, nhưng giai điệu của lời 1 và lời 2 hoàn toàn giống nhau. - Giáo viên đàn và tập cho HS hát 4 câu đầu của lời 2 tập hát từng câu . - GV đàn cho HS hát lời 2. - GV hướng dẫn HS hát gõ đệm theo phách ( lời 2 ). Nhịp nhàng những bước chân x x xx Vang ngân tiếng reo cười x x xx Ai gánh lúa về sân phơi x x x Nắng tươi cho màu thóc vàng x x x xx - GV đàn cho cả lớp hát lời 2, kết hợp gõ đệm theo phách. - GV đàn cho cả lớp ghép lời 1 và lời 2, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. - GV chia lớp 2 nhóm hát kết hợp theo phách. - Gọi 2 HS lên bảng hát gõ đệm theo phách. - GV nhận xét. - GV chia lớp thành 2 nhóm để cho HS hát đối đáp. - GV nhận xét . - Gọi 4 HS đại diện cho 2 nhóm hát đối đáp từng câu như trên. - Gọi 1 HS nhận xét. * GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa. * Lời 1 : + Câu 1 : Tay phải đưa ra trước mặt. + Câu 2 : Hai tay đưa lên miệng giả làm tiếng chim hót. + Câu 3, 4 : Nhún chân nhịp nhàng sang trái, sang phải kết hợp vỗ tay nghiêng người cùng bên với nhịp chân bước. + Câu 5,6,7,8 hai tay đưa sang trái, tay trái cao hơn đầu tay phải ngang vai, uốn các ngón tay, sau đó đổi bên đều đặn. * Lời 2 : + Câu 1, 2 tay chống hông, chân nhúng đều. + Câu 3,4 để hai tay lên vai nghiêng người qua lại nhịp 2. + Câu 5, 6, 7, 8 thực hiện như câu 5, 6, 7, 8 lời 1. - GV làm mẫu một lần. - GV tiếp tục thực hiện và yêu cầu cả lớp thực hiện cùng GV 1- 2 lần. - Gọi 4HS lên bảng biểu diễn. - Gọi 1 HS nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. - GV lần lượt giới thiệu tên hình dáng và tính năng từng nhạc cụ (nêu tóm tắt ). 1. Đàn bầu : Còn gọi là đàn độc huyền. Độc là 1, huyền là dây cấu tạo đơn giản nhưng khả năng diễn tấu của đàn rất phong phú, đàn thường dùng để độc tấu, hòa tấu với các nhạc cụ khác hoặc đệm cho hát Đây là một loại nhạc cụ độc đáo chỉ có ở Việt Nam. 2. Đàn nguyệt : Đàn nguyệt còn gọi là đàn kìm có 2 dây. Vì mặt bầu vang của nhạc cụ này giống mặt trăng nên gọi là đàn nguyệt. Đàn thường dùng để độc tấu, hòa tấu nhất là đàn ca tài tử Nam Bộ. 3. Đàn tranh : Đàn tranh còn gọi là đàn thập lục gồm 16 dây, có hình hộp dài, âm thanh trong trẻo có khả năng diễn mô phỏng được tiếng suối chảy, tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi. Đàn dùng để độc tấu hoặc đệm cho hát Loại nhạc cụ này thường nữ dùng là chính. - GV mở một đoạn băng độc tấu đàn bầu trong bài : Ru con (Dân ca Nam Bộ ) do nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm thể hiện qua tiếng đàn bầu. - GV có thể hỏi một HS có hay không, nhạc, được nhanh hay chậm. - Giáo dục tư tưởng. - Nhận xét tiết học. - HS trật tự. - HS khởi động giọng À A Á -A A À - HS trả lời bài Ngày vui dân ca Thái. - HS trình bày bài hát 1 lần. - 1 HS trả lời : cá 3 cách : gõ đệm theo phách, nhịp , tiết tấu - Cô gõ đệm theo phách. - HS thực hiện. - HS chú ý theo dõi. - HS trả lời. - Giống nhau ở 4 câu cuối, khác nhau ở 4 câu đầu. - 1 HS nhận xét. - HS tập hát. - Cả lớp thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - Nhóm 1 : Hát - Nhóm 2 : gõ đệm theo phách. sau đó đổi bên - Nhóm 1 : hát câu 1, 2 - Nhóm 2 : Hát câu 3, 4. 4 câu cuối cả lớp cùng hát. sau đó ngược lại - HS nhận xét. - HS quan sát. - HS quan sát. - Cả lớp thực hiện. - 4 HS lên bảng biểu diễn. - HS nhận xét. - HS quan sát và lắng nghe. HS lắng nghe và trả lời theo cảm nhận.
Tài liệu đính kèm: