Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 3: Ôn tập bài hát: Thật là hay

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 3: Ôn tập bài hát: Thật là hay

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hát thuộc, diễn cảm và làm động tác phụ hoạ theo nội dung của bài.

- Kỉ năng: Hát đồng đều, giọng hát êm ái, nhẹ nhàng, rõ lời.

Tập biểu diễn theo bài hát.

 Trò chơi “Dùng nhạc đệm” với một số nhạc cụ gõ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hát thuộc, đúng nhạc, đúng lời bài hát và tập đệm theo bài hát.

- Một số nhạc cụ gõ (song loan, mõ cóc, thanh phách, trống)

- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).

2. Học sinh:

- Tập bài hát lớp 2.

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 3: Ôn tập bài hát: Thật là hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: HAI
TIẾT 3: Ôn tập hát bài: THẬT LÀ HAY
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	Hát thuộc, diễn cảm và làm động tác phụ hoạ theo nội dung của bài.
Kỉ năng:	Hát đồng đều, giọng hát êm ái, nhẹ nhàng, rõ lời.
Tập biểu diễn theo bài hát.
	Trò chơi “Dùng nhạc đệm” với một số nhạc cụ gõ.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hát thuộc, đúng nhạc, đúng lời bài hát và tập đệm theo bài hát.
Một số nhạc cụ gõ (song loan, mõ cóc, thanh phách, trống) 
Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
Học sinh:
Tập bài hát lớp 2.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ (4’):
- 	Gọi 1 tốp 4 – 5 em lên biểu diễn bài hát.
- 	1 vài em cá nhân hát kết hợp múa phụ họa.
- 	Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài (1’) :
Tiết trước chúng ta đã học hát bài “Thật là hay” của nhạc sĩ Hoàng Lân, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát này và tập một số động tác phụ hoạ cho bài hát sinh động hơn.
	C. Các hoạt động dạy học (25’) :
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Thật là hay (5’):
Mục tiêu: 	Hát thuộc, đồng đều, hoà giọng với cả lớp.
Hát kết hợp động tác phụ hoạ theo bài hát.
Phương pháp:	Luyện tập hát theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
Đồ dùng:	Băng nhạc, máy hát băng (đĩa), tập bài hát lớp 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Lần đầu:
	Giáo viên bắt giọng cho học sinh hát và vỗ tay theo phách với tốc độ vừa phải.
b) Lần thứ hai:
	Cho học sinh hát theo nhạc nền kết hợp vỗ tay theo tiết tấu với tốc độ nhanh hơn.
	Gọi vài học sinh lên hát theo nhạc kết hợp thực hiện những động tác phụ hoạ phù hợp với bài hát.
	Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên.
	Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên.
	1-5 học sinh lên hát.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách đánh nhịp 2/4 (10’):
Mục tiêu: 	Học sinh biết hát kết hợp đánh nhịp.
Phương pháp:	Làm mẫu và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
Đồ dùng:	Tâïp bài hát lớp 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Hướng dẫn học sinh cách đánh nhịp 2/4:
	 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh nhịp 2/4: Có một phách mạnh, một phách nhẹ. Phách mạnh đánh xuống, phách nhẹ kéo lên. Sử dụng ngón trỏ để đánh nhịp.
	Điều khiển lớp tập đánh nhịp.
	Hướng dẫn hát kết hợp đánh nhịp2/4.
	Gọi vài học sinh hát để kiểm tra.
	Nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn, phát âm rõ ràng, không ê a.
b) Học sinh lên điều khiển cả lớp đánh nhịp:
 	Gọi vài em thực hiên tốt lên đánh nhịp điều khiển cho cả lớp hát.	
	Lắng nghe và sửa lỗi cho học sinh.
	Thực hiên cách đánh nhịp theo hướng dẫn của giáo viên.
* Phách mạnh (dấu ”), phách nhẹ (dấu ü):
	Nghe véo von trong vòm cây
 	 ” ü ” ü
	Hoạ mi với chim oanh.
 	 ” ü ” ü 
	Hai chú chim cao giọng hót
 	 ” ü ”	 ü
	Hót líu lo vang lừng
 	 ” ü ” ü
	Vui rất vui bay từ xa
 	 ” ü ” ü
	Chim khuyên tới hót theo
 	 ” ü ” ü
	Li lí li lí lì li. Thật là hay hay hay.
 	 ” ü” ü ” ü ” ü
	Thực hiện theo từng dãy, cá nhân, cả lớp.
	1-2 học sinh hát.
	Làm theo hướng dẫn của bạn
	Lắng nghe.
Hoạt động 3: Trò chơi dúng nhạc đệm bằng một số nhạc cụ gõ (10’):
Mục tiêu:	Biết gõ theo âm hình tiết tấu bài hát bằng: thanh phách, song loan, mõ, trống.
Phương pháp:	Làm mẫu, tổ chức trò chơi.
	Luyện tập, chơi “Trò chơi nhạc cụ” theo nhóm, cả lớp.
- 	Đồ dùng: 	Nhạc cụ gõ, tập bài hát lớp 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Hướng dẫn cách gõ âm hình tiết tấu:
	Giáo viên hướng dẫn cả lớp sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, trống nhỏ, mõ, thanh phách.
	Giáo viên làm mẫu cách gõ âm hình tiết tấu. (Không đưa hình tiết tấu lên bảng vì học sinh chưa học hình nốt).
b) Học sinh tập gõ theo nhóm, cá nhân:
	Giáo viên cho từng nhóm 4 học sinh sử dụng nhạc gõ:
Em thứ 1 : song loan
Em thứ 2 : trống con
Em thứ 3 : thanh phách
Em thứ 4 : mõ
	Gọi từng nhóm lên gõ lại âm hình tiết tấu
	Nhận xét và sửa lỗi cho từng nhóm.
	Cho vài học sinh thể hiện lại âm hình tiết tấu để kiểm tra khả năng thực hành.
	Các con có nhận ra tiết tấu trên nằm trong bài hát nào không?
	Trong câu hát nào?
	Yêu cầu 1 nhóm lên vừa hát vừa gõ đệm theo bài hát bằng song loan (học ở tiết trước).
	Sử dụng các nhạc cụ gõ theo đúng yêu cầu của giáo viên.
	Tập trung lắng nghe, ghi nhớ âm hình tiết tấu, cả lớp gõ theo.
	Thực hiện theo nhóm 4 em.
	Các nhóm lên gõ lại.
	Từng em gõ lại âm hình tiết tấu.
	Tiết tấu trên bài hát “Thật là hay”.
	Trong câu: Nghe véo von trong vòm cây
	Các nhóm thi đua.
	Nhận xét nhóm nào hay nhất, đều nhất.
 D. Củng cố, dặn dò (5’):
Hát lại bài “Thật là hay”, kết hợp vỗ tay theo phách.
Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
 NgàythángNăm. NgàythángNăm.
 Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_2_tiet_3_on_tap_bai_hat_that_la_hay.doc