TIẾT 1
Ngày .
Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam
Nhạc và lời: Văn Cao
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu bài Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao là bài hát Nghi lễ của Nhà nước, được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
- HS hát thuộc lời 1, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất hùng mạnh trong bài hát.
- Giáo dục HS ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca, bảng phụ chép sẵn lời ca 1.
- Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh họa lễ chào cờ,
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là tiết đầu tiên của năm học, có thể cho HS hát ôn một vài bài hát đã học ở lớp 2 nhằm tạo không khí vui vẻ cho tiết học.
TUẦN 1 TIẾT 1 Ngày .. Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam Nhạc và lời: Văn Cao I. MỤC TIÊU - HS hiểu bài Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao là bài hát Nghi lễ của Nhà nước, được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ. - HS hát thuộc lời 1, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất hùng mạnh trong bài hát. - Giáo dục HS ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát. - Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca, bảng phụ chép sẵn lời ca 1. - Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh họa lễ chào cờ, III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là tiết đầu tiên của năm học, có thể cho HS hát ôn một vài bài hát đã học ở lớp 2 nhằm tạo không khí vui vẻ cho tiết học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy hatù Quốc ca (lời 1) - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Quốc ca trước đây là bài Tiến quân ca viết vào năm 1944 của nhạc sĩ Văn Cao với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước. Quốc ca được hát khi làm lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và đứng nhìn Quốc kỳ. - Cho HS xem hình ảnh lá cờ Việt Nam và lễ chào cờ. - Cho HS nghe băng bài Quốc ca (hoặc GV hát mẫu thật chính xác). - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca: Đọc lời ca 1 theo tiết tấu. - Giải thích những tư økhó trong bài để HS có thể hiểu được nội dung lời ca. - Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. - Chú ý những tiếng ngân hoặc nghĩ đến 3 phách để hướng dẫn HS hát đúng. - Trong bài có hai câu hát giai điệu giống nhau chỉ khác ở hai tiếng sau, GV lưu ý để hướng dẫn kỹ vì các em dễ nhầm lẫn chỗ này. Đường vinh quang xây xác quân thù Vì nhân dân chiến đấu không ngừng - Tập xong lời 1, cho HS hát lại nhiều lần để HS thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá ttrình luyện hát. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - Đặt một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức HS đối với bài Quốc ca. 1. Bài Quốc ca được hát khi nào? 2. Ai là tác giả bài Quốc ca? 3. Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào? Nhận xét HS trả lời, sau đó nêu lại yêu cầu khi chào cờ và hát Quốc ca để HS hiểu rõ và ghi nhớ. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. - Xem tranh minh họa. - Nghe hát mẫu. - Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 1). - Nghe giải thích những từ khó trong bài hát. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Chú ý nghe hướng dẫn để hát đúng chỗ ngân, nghĩ trong bài; phân biệt được âm cao hơn âm thấp hơn ở cuối hai câu hát có giai điệu gần giống nhau. - Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. - Luyện hát: Đồng thanh, từng dãy (tổ). Hát thể hiện tính chất hùng mạnh. - HS trả lời. - HS lắng nghe,ghi nhớ. 4. Nhận xét – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc và thể hiện đúng yêu cầu của bài hát, thái độ đúng mực khi học hát đồng thời nhắc những em chưa tích cực trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ởû tiết sau. - Dặn HS về học thuộc lời 1 bài Quốc ca. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 2 TIẾT 2 Ngày Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam ( lời2 ) I. MỤC TIÊU - HS hát thuộc lời 2, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất hùng mạnh tong bài hát. - Tiếp tục giáo dục HS ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát quốc ca. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác lời 2 và thể hiện tính hùng mạnh của bài hát. - Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca Việt Nam, bảng phụ chép sẵn lời ca 2. - Nhạc cụ quen dùng. - Nắm nội dung lời 2 để giải thích cho HS ý nghĩ lời ca. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp, nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS ôn hát lời 1 bài Quốc ca (cả lớp, rồi từng – dãy, tổ). - Đặt câu hỏi (trong phần hoạt động 2 của tiết 1) để xem HS nắm được bài không? GV nhận xét. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy hatù Quốc ca (lời 2) - GV tóm tắt nội dung lời ca 2 cho HS hiểu: Trong những ngày trước cách mạng tháng Tám (1945), hân dân ta sống khổ cực dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, dành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. - Cho HS nghe băng bài Quốc ca – lời 2 (hoặc GV hát mẫu thật chính xác lời 2). - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca: Đọc lời ca 2 theo tiết tấu. - Giải thích những từ khó trong bài để HS có thể hiểu được nội dung lời ca (lầm than, gông xích, căm hờn). - Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. - Chú ý những tiếng ngân hoặc nghĩ đến 3 phách và cao độ khác nhau của 2 tiếng cuối hai câu (tiếng thù, ngừng) như ở lời 1 để hướng dẫn HS hát đúng. - Tập xong lời 2, cho HS hát lại nhiều lần để HS thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá ttrình luyện hát. - Hướng dẫn HS hát nối hai lời của bài Quốc ca. Chú ý sửa những chỗ HS hát chưa đúng yêu cầu. Hát thể hiện tính chất hùng mạnh không hẵn là há to mà hát có lực, nhấn mạnh phách trong từng câu hát như khí thế đoàn quân đang tiến bước. Hoạt động 2: Hát kết hợp tập tư thế chào cờ. - Hướng dẫn HS tư thế đứng chào cờ và hát Quốc ca: Đứng nghiêm trang, mắt hướng nhìn về Quốc kì. Thái độ nghiêm túc, GV có thể mời một vài HS lên thực hiện tư thế mẫu. - Cho HS tập đứng chào cờ và hát Quốc ca. - Nhận xét. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. - Nghe hát mẫu lời 2. - Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 2). - Nghe giải thích những từ khó trong bài hát. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Cần thể hiện đúng những chỗ ngân, nghĩ trong bài theo hướng dẫn. - Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. - Luyện hát: Đồng thanh, từng dãy (tổ). Hát thể hiện tính chất hùng mạnh, như nhịp bước chân mạnh mẽ của đoàn quân. - HS lắng nghe, quan sát. - HS luyện tập tư thế chào cờ và hát Quốc ca. 4. Nhận xét – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài Quốc ca và thể hiện đúng yêu cầu của bài hát, thái độ đúng mực khi học hát và luyện tập chào cờ, đồng thời nhắc những em chưa tích cực trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ỏ tiết sau. - Dặn HS về học thuộc hai lời bài Quốc ca. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 3 TIẾT 3 Ngày .. Học hát: Bài Bài ca đi học (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng) I. MỤC TIÊU - HS biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Trần Bảng. - HS hát thuộc lời 1, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng. - Giáo dục HS tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát. - Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 1. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho bài hát. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát khi chào cờ, tác giả. Cả đứng lên hát ôn bài Quốc ca với tư thế và thái độ nghiêm trang. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy bài hát: Bài ca đi học (lời 1). - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Nhạc sĩ Phan Trần Bảng tốt nghiệp lớp Sư phạm âm nhạc đầu tiên của Bộ Giáo dục, đã viết nhiều ca khúc hay cho trẻ em như: Trường em xinh, Vườn cam Bác Hồ, Cộc cách tùng cheng, Bài hát Bài ca đi học là một hành khúc vui tươi viết ở giọng Rê trưởng, mô tả cảnh HS đến trường trong niềm hân hoan cùng bạn bè. - Cho HS xem tranh minh họa kết hợp nghe hát mẫu (nghe băng nhạc hoặc nghe GV hát). - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca 1: đọc đồng thanh lời 1 theo tiết tấu. - Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết lời 1. - Chú ý : Bài hát có chung một âm hình tiết tấu: - Trong bài có hai câu hát và 3 giai điệu giống nhau, câu 2 và 4 giai điệu khác ở phần cuối, GV có thể nhấn mạnh hoặc cho HS nhận xét nhằm phát huy khả năng của các em đối với bộ môn, giúp các em thuộc bài nhanh hơn. - Tập xong lời 1, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng), GV đệm đàn theo Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp (GV làm mẫu). Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh - Hát và gõ đệm theo phách: Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh - Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca: Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh - Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu. - Luyện tập, sửa sai. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. - Xem tranh minh họa và nghe hát mẫu - Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 1). - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - HS nghe lại giai điệu các câu để nhận xét cho đúng. - Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. - Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi trong sáng. - Nghe và xem GV thực hi ... hát - Giáo dục HS tình cảm đối với quê hương mình và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác bài hát sẽ tập cho HS. - Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát và tranh ảnh minh họa cho bài hát. - Cách thức trò chơi để hướng dẫn cho HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn địng lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nghe giai điệu một trong các bài hát đã ôn ở tiết học trứơc. HS nhắc tên bài hatù, tác giản và hát ôn lại bài hát đồng thanh theo hướng dẫn của GV để kết hợp khởi động giọng đầu tiết học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy bài hát do địa phương tự chọn. - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: - Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát). - Cho HS xem tranh minh họa bài hát (Nếu có). - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca đồng thanh theo tiết tấu. - Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. - Tập xong cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sử cho HS hát chưa đúng). - Hướngdẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách hoặc tiết tấu lời ca (GV thực hiện mẫu trước khi hướng dẫn HS). Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc - GV hướng dẫn HS trò chơi (đã dặn dò HS chuẩn bị ở tiết học trước về nội dung). Chia lớp thành 2 hoặc 3 dãy (nhóm). Từng nhóm lần lượt hát bài hát có tên con vật. Nhóm này hát xong một bài, nhóm tiếp theo sẽ hát nhưng không được hát lại những bài mà các nhóm trước đã trình bày. Nhóm nào hát được nhiều bài nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc trong trò chơi này. - Mỗi nhóm có thể lựa chọn hình thức hát tập thể hay cá nhân trong từng bài hát. - GV nhận xét. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát. - Xem tranh minh họa. - Đọc lời ca theo tiết tấu. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát đối đáp nối tiếp. Hát thể hiện tình cảm của bài hát. - Nghe và xem GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện theo (sử dụng song loan, thanh phách đệm theo bài hát). - Chuẩn bị các bài hát có tên các con vật mà GV đã dặn ở tiết học trước. - Nghe hướng dẫn và tham gia trò chơi thật tích cực để ghi đểm cho dãy của mình. 4. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tên bài hát vừa học tác giả; cả lớp hát đồng thanh bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm). - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát và trong hoạt động trò chơi; nhắc nhở những HS chưa tích cực trong các hoạt động của tiêt học cần cố gắng hơn. - Dặn HS về học thuộc bài hát vừa học. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 33 TIẾT 33 Ngày .................................. - Ôn tập các nốt nhạc - Tập biểu diễn các bài hát - Nghe nhạc I. MỤC TIÊU - HS nhớ tên nốt, hình nốt và các vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc. - HS tập biểu diễn các bài hát đã học. - Thông qua hoạt động nghe nhạc giúp HS phát triễn khả năng cảm thụ âm nhạc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. - Bảng phụ có kẽ sẵn khuông nhạc. - Bài hát (hoặc bản nhạc) cho HS nghe. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiêmtra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát, tác giả đã học ở tiết trước; cả lớp hát ôn bài hát do địa phương tự chọn, kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát hoặc hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc. - GV treo bảng phụ kẻ khuông nhạc, khoá Son và các nốt nhạc với hình nốt khác nhau. - Trước hết, cho HS ôn lại tên các nốt nhạc, gồm 7 nốt: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, si. - Cho HS ôn các hình nốt đã học: hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép (sử dụng các hình nốt bằng bìa cứng để HS tập nhận biết). - Cho HS luyện nói tên các nốt nhạc trên bảng theo thứ tự. Ví dụ: GV chỉ vào từng nốt để HS nói: nốt Son đen, nốt Son trắng, nốt La đen, nốt Mi trắng, nốt Đô đen,... - Ngược lại GV có thể ghi dưới khuông nhạc (hoặc nói tên các nốt nhạc và gọi HS len viết lại nốt nhạc trên khuông đúng vị trí và hình nốt (như đã hướng dẫn ở tiết 29). Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học theo hình thức hát “liên khúc”. - GV chọn 3 đến 6 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 em. Cho các nhóm tự hội ý để chuẩn bị biểu diễn 2, 3 bài hát mà các em đã được học trong năm. Cách thức biểu diễn như sau: + Các em sẽ lên hát các bài hát đã chọn và hát nối chúng lại với nhau thành một liên khúc từ bài này sang bài khác (trong phạm vi 3 bài, GV có thể thực hiện mẫu). + Nếu có thể kết hợp các động tác vận động phụ hoặc sáng tạo thêm các động tác khác càng tốt. + Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn theo thứ tự đã bốc thăm. - GV nhậm xét. Hoạt động 3: Nghe nhạc. - GV nhắc HS tư thế và thái độ nghiêm túc khi nghe hát hoặc nghe nhạc. - Cho HS nghe một bài hát tiếu nhi chọn lọc hoặc một trích đoạn nhạc không lời. GV cần giới thiệu tên bài hát, tác giả trước khi cho HS nghe. - Có thể đặt một vài câu hỏi sau khi HS nghe xong để giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc ở các em.Ví dụ Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi, sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về điều gì? Em nghe giai điệu có hay không? - Sau đó GV có thể tóm lược lại về nội dung, hình thức âm nhạc của bài hát để HS đoán được. - Cho các em nghe lại một lần nữa. - HS theo dõi. - Ôn tập các nốt nhạc đã học. - Ôn các hình nốt đã học nhìn vào các hình nốt và nói tên. - Luyện nói tên nốt, hình nốt trên khuông: đồng thanh, dãy, cá nhân,... - HS lên viết tên các nốt trên khuông theo yêu cầu của GV. - Nghe GV hướng dẫn. - Từng nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp. Cố gắng chuẩn bị kĩ để biểu diễn các bài hát một cách thuần thục, duyên dáng. - Ngồi ngay ngắn, thái độ nhạc nghiêm túc. - HS nghe tác phẩm và nghe giới thiệu về tác phẩm. - Trả lời các câu hỏi của GV. - Nghe GV tóm tắt nội dung, hình thức âm nhạc cảu tác phẩm. - Nghe lại lần thứ 2. 4. Củng cố – Dặn dò GV nhận xét, khen những HS hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung tiết học, thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học; đồng thời nhắc nhở những em chưa hoàn thành các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 34 – 35 TIẾT 34 – 35 Ngày .................................. Kiểm tra cuối năm I. MỤC TIÊU - Giúp HS ôn và nhớ lại các bài hát đã học trong năm học. - HS hát đều giọng, đúng cao độ, trường độ; thể hiện được tình cảm, sắc thái từng bài hát. - HS biết phân biệt và thực hiện đúng từng kiểu gõ đệm. - HS nhận biết tên nốt, hình nốt và đúng các nốt trên khuông nhạc khoá Son - HS có thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Máy nghe, băng nhạc. - Bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ,...). - Tranh ảnh minh họa các bài hát đã học trong năm. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA 1. Ổn dịnh lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ôn tập các bài hát đã học - GV có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, kết hợp cho HS nghe giai điệu để nhận bết tên các bài hát đã học trong năm học. - Mời từng nhóm hoặc cá nhân lên kiểm tra hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vận động phụ họa theo bài hát. GV có thể mở băng hoặc đệm đàn cho HS trong quá trình các em biểu diễn. Ôn tập các nốt nhạc - Giúp HS ôn lại tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạc đã học trên khuông nhạc khoá Son thông qua hoạt động trò chơi, đố vui bằng khuông nhạc bàn tay hoặc nhận biết tren bảng phụ,... - Động viên HS mạnh dạn và tự tin khi lên biểu diễn và tích cực trong các hoạt động của tiết học. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và cố gắng trả lời đúng tên các bài hát đã học (nêu tên bài hát, tác giả, xuất xứ bài hát nếu là dân ca). - Từng nhóm hay cá nhân lên kiểm tra hát các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV. - Ôn lại các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son theo hướng dẫn của GV. - HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm, cá nhân). 3. Nhận xét – Dặn dò - GV nhận xét, đánh giá năng lực và kết quả học tập của từng em. Đối với những trường hợp chưa hoàn thành hết các yêu cầu của bộ môn, GV nên kiểm tra thêm để biết những tiến bộ hay chưa tiến bộ của HS và động viên các em tiếp tục hoàn thành bài học. - Khen ngợi những em đã hoàn thành tốt yêu cầu của môn học, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở năm học tới. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm: