I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. Bước đầu học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2.
Biết bài hát Chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng vui tươi.
- Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết vận động phụ hoạ theo bài hát.
- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát Chúc mừng.
- Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan,
- Máy hát, băng đĩa bài hát.
Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: BỐN Tiết 19: Học hát bài: CHÚC MỪNG MỤC TIÊU: Kiến thức: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. Bước đầu học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2. Biết bài hát Chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng vui tươi. Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết vận động phụ hoạ theo bài hát. Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác bài hát Chúc mừng. Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan, Máy hát, băng đĩa bài hát. Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Phần mở đầu (5’): Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bắt cho cả lớp hát bài Múa vui. Giáo viên ra đấu hiệu tay cho học sinh hát bài hát theo các nguyên âm: u, o, i, a. Giới thiệu bài mới: Mở đĩa cho học sinh nghe bài hát nhạc Nga (Kachiusa) và hỏi học sinh đó là bài gì? Bài hát Kachiusa là bài hát nhạc Nga rất phổ biến ở nước ta. Nước Nga là một đất nước sinh đẹp, có nền văn hoá lâu đời, có nhiều danh nhân trên các các lĩnh vực khoa học, văn hoá nghệ thuật. Về âm nhạc, ngoài bài hát Kachiusa, ở Việt Nam chúng ta có thể nghe thấy những bài hát như: Chiều ngoại ô Mác-xcơ-va, Cây thuỳ dương, đỉnh núi Lê-nin, cuộc sống ơi ta mến yêu người, Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các con một bài hát mới có tựa đề là Chúc mừng, nhạc Nga, lời Việt của Hoàng Lân. Bài hát nói lên tình cảm ấm áp của những người thân được gặp nhau trong ngày tết, chúng ta cùng lắng nghe bài hát. Giáo viên mở băng cho học sinh nghe. Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng). Cả lớp hát Lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên. Lắng nghe bài hát. Học sinh nhận xét về bài hát. Phần hoạt động (25’): Hoạt động 1: Tập hát bài “Chúc mừng”: (15’) Mục tiêu: Học sinh hát đúng và thuộc bài Chúc mừng. Bước đầu học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2. Phương pháp: Hát mẫu, đàm thoại và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, máy hát, băng đĩa bài hát. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Tập đọc lời ca theo tiết tấu: Gọi học sinh đọc lời ca của bài hát. Tập cho học sinh đọc lời ca từng câu: Câu 1: Cùng đàn cùng hát vang lừng, họp vào ngày tết tưng bừng. Câu 2: Nhịp nhàng cùng hát vui bên người thân. Câu 3: Nhớ mãi phút giây êm đềm, sống bên nhau bao bạn hiền. Câu 4: Hát lên tình thiết tha lâu bền. Giáo viên vừa đọc lời ca vừa vỗ tay theo tiết tấu cho học sinh xem, yêu cầu học sinh làm lại. Nghe và sửa sai cho học sinh b) Tập hát: “Chúc mừng”: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh hát nối tiếp nhau từ đầu cho đến hết bài. Luyện hát theo dãy, nhóm, tổ. Gọi vài học sinh hát để sửa lỗi cho học sinh. c) Hướng dẫn hát kết hợp vận động theo nhịp 3: Bài hát này được việt theo nhịp mấy? Hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp 3/4: 1 cái mạnh và 2 cái nhẹ. Hướng dẫn học sinh vận động theo nhịp 3: Phách mạnh (ô nhịp thứ nhất) nhún chân về bên trái. Phách mạnh (ô nhịp thứ hai) nhún chân về bên phải. Phách mạnh (ô nhịp thứ ba) nhún chân về bên trái Vừa hát, toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài. Giáo dục tư tưởng: Ngày tết là ngày sum họp gia đình, dù ở Việt Nam hay ở bất cứ nước nào, ngày tết cũng là một ngày vui nhất và luôn vang lên tiếng nhạc, tiếng hát. Vì vậy, các con có thể hát bài hát này cho gia đình của mình nghe xem như một lời chúc mừng năm mới đến cả nhà. 1-3 học sinh đọc. Tập đọc lời ca từng câu Đọc lời ca và vỗ tay theo tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên Các nhóm tập hát theo yêu cầu của giáo viên. 1-4 học sinh hát. Học sinh trả lời: nhịp 3/4 Làm theo hướng dẫn của giáo viên Hát và kết hợp vận động theo hướng dẫn của giáo viên. Lắng nghe. Hoạt động 2: Một số hình thức trình bày bài hát (10’): Mục tiêu: Học sinh hiểu ý nghĩa các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn: đơn ca, song ca Học sinh biểu diễn theo các hình thứ biểu diễn vừa học. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại và thực hành. - Đồ dùng: Băng đĩa nhạc và máy nghe Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi tiếp sức như sau: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn lên tham gia trò chơi: Cách chơi: mỗi đội có 4 thẻ từ, sau khi nghe hiệu lệnh, mỗi học sinh cầm 1 thẻ từ lần lượt lên gắn sao cho phù hợp với các mục trên bảng: Đơn ca, Song ca, Tam ca, Tốp ca. Luật chơi: 1 học sinh chỉ được lên gắn 1 thẻ từ, đội nào gắn nhanh hơn và đúng nhất sẽ thắng. Giáo viên sửa bài cho học sinh và chốt lại: Đơn ca: Một người biểu diễn. Song ca: Hai người biểu diễn. Tam ca: Ba người biểu diễn. Tốp ca: Một nhóm người (4-10) biểu diễn. Giải thích thêm: Hình thức hát tập thể lớn hơn tốp ca gọi là đồng ca. Đồng ca có quy mô lớn hơn, nghệ thuật cao hơn (có người đứng chỉ huy) gọi là hợp xướng. Yêu cầu mỗi tổ cử học sinh lên trình bày bài hát Chúc mừng theo các hình thức: Đơn ca, Song ca, Tam ca, Tốp ca. Nhận xét và sửa sai cho học sinh. Lắng nghe. Học sinh tham gia trò chơi Lắng nghe Nhận xét các bạn hát. C. Phần kết thúc: (5’) - Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát và gõ đệm theo nhịp 3. - Dặn học sinh ôn lại bài hát, chuẩn bị tiết học sau. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: NgàythángNăm. NgàythángNăm. Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: