Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 22: Ôn bài hát: Bàn tay mẹ. Tập đọc nhạc số 6: Múa vui

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 22: Ôn bài hát: Bàn tay mẹ. Tập đọc nhạc số 6: Múa vui

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hát thuộc và truyền cảm bài Bàn tay mẹ.

- Kĩ năng: Học sinh biết biểu diễn bài hát.

 Cho học sinh tập cách hát có luyến xuống, mỗi tiếng là hai móc đơn

Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 6: Múa vui.

- Thái độ: Qua bài hát giáo viên các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hát chuẩn xác bài hát: Bàn tay mẹ

- Nhạc cụ gõ đệm, máy hát, băng đĩa bài hát.

- Bảng phụ có chép bài TĐN số 6.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 22: Ôn bài hát: Bàn tay mẹ. Tập đọc nhạc số 6: Múa vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: BỐN
Tiết 22: Ôn bài hát: BÀN TAY MẸ
Tập đọc nhạc số 6: MÚA VUI
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	Học sinh hát thuộc và truyền cảm bài Bàn tay mẹ.
Kĩ năng:	Học sinh biết biểu diễn bài hát.
	Cho học sinh tập cách hát có luyến xuống, mỗi tiếng là hai móc đơn
Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 6: Múa vui.
Thái độ: 	Qua bài hát giáo viên các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hát chuẩn xác bài hát: Bàn tay mẹ
Nhạc cụ gõ đệm, máy hát, băng đĩa bài hát.
Bảng phụ có chép bài TĐN số 6.
Học sinh:
Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Phần mở đầu (5’):
Gọi vài học sinh hát lại Bàn tay mẹ, vỗ tay theo tiết tấu hoặc theo phách.
 - 	Bài Bàn tay mẹ là sáng tác của ai? (Thơ của Tạ Hữu Yên, do nhạc sĩ Bùi Đình Thảo viết lời)
	-	Nhận xét, cho điểm học sinh.
	-	Giới thiệu nội dung tiết học: Tiết học này chúng ta sẽ ôn lại bài hát “Bàn tay mẹ”, học tiếp bài tập đọc nhạc số 6: Múa vui. 
Phần hoạt động (25’):
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Bàn tay mẹ” (10’):
Mục tiêu: 	Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
	Tập biểu diễn bài hát.
Phương pháp:	Làm mẫu và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
Đồ dùng:	Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, máy hát, thanh gõ đệm (nếu có).	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Ôn bài hát Bàn tay mẹ: 
	Giáo viên mở đĩa nhạc cho học sinh nghe lại bài hát “Bàn tay mẹ”.	
	Cho học sinh hát đồng ca bài hát 2 lần.
	Gọi vài học sinh hát lại bài hát
	Nhận xét và sửa lỗi.
	Chia lớp học thành 2 nhóm, nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.	
b) Đọc vài bài thơ về mẹ cho học sinh nghe:
	Giáo viên đọc bài thơ Bàn tay của mẹ của Tạ Hữu Yên cho học sinh nghe
	Hát hoặc mở băng cho học sinh nghe 1 số bài như: Lòng mẹ, Người mẹ của tôi, 
	Lắng nghe.
	Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
	1-3 học sinh hát.
	Các nhóm hát
	Lắng nghe
Hoạt động 2: Học bài tập đọc nhạc số 6 (15’):
Mục tiêu: 	Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 6: Múa vui.
Phương pháp:	Đàm thoại, trực quan và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.	
- 	Đồ dùng:	Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, Nhạc cụ gõ đệm
	Bảng phụ viết bài tập đọc nhạc số 4.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Giới thiệu bài TĐN số 6:
	Tên bài tập đọc nhạc số 6: Múa vui của tác giả Lưu Hữu Phước.
 	Giáo viên treo bài TĐN số 6 lên bảng.
	Bài TĐN số 6 được viết theo nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có 2 phách. Đây là đoạn trích trong bài hát Múa vui, một giai điệu khá quen thuộc với các em thiếu nhi.
b) Luyện tập cao độ bài TĐN:
	Yêu cầu học sinh quan sát và nói trong bài có những nốt nhạc gì?
 Kết luận: Bài TĐN này có 5 nốt: Đồ – Rê – Mi – Son. 
	Nêu nốt cao nhất và thấp nhất trong bài?
	Treo khuông nhạc với 4 nốt: Đồ – Rê – Mi – Son. 
	Hướng dẫn học sinh luyện đọc cao độ theo 3 bước sau :
Bước 1: Học sinh nói tên trên khuông theo tay chỉ của giáo viên.
Bước 2: Giáo viên đọc mẫu 5 âm.
Bước 3: Giáo viên chỉ nốt trên khuông cho học sinh đọc đúng cao độ.
 Ví dụ:	Cho học sinh đọc cao độ đi từ cao xuống thấp và ngược lại, sau đó đọc cao độ theo cặp 2 âm Đô Rê, Rê Mi, Mi Son
	Lắng nghe và sửa sai cho học sinh
	Yêu cầu học sinh nhìn vào bài TĐN và đọc tên hình nốt nhạc có trong bài TĐN.
	Trong bài có những hình nốt nhạc nào?
c) Tập tiết tấu bài TĐN:
	Giáo viên cho học sinh thực hành gõ thanh phách nhiều lần:
 Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng
	Cho học sinh tập gõ theo tiết tấu trên.
	Hướng dẫn học sinh làm quen với bài TĐN số 4 theo 4 bước sau:
Bước 1: Học sinh nói tên nốt.
Bước 2: Vỗ tay hoặc gõ tiết tấu của bài
Bước 3: Đọc kết hợp cả cao độ và hình tiết tấu.
Bước 4: Học sinh tự ghép lời ca.
 Chú ý: Thực hiện các bước trên với từng khuông nhạc. 
	Gọi vài học sinh đọc lại cả bài, các học sinh khác nhẩm theo.
	Chia lớp thành 2 nhóm và quy định: 
Lần 1:	Nhóm A đọc nhạc đồng thời nhóm B ghép lời.
Lần 2: 	Nhóm B đọc nhạc đồng thời nhóm A ghép lời.
	Chỉ định 1-2 học sinh hát lời bài TĐN.
	Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài.
	Lắng nghe và sửa sai cho học sinh. 
	Lắng nghe.
	Quan sát
	1-2 học sinh trả lời.
	Nốt cao nhất: Son, nốt thấp nhất: Đồ
	Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
	1-2 học sinh đọc.
	Hình nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn
	Học sinh vừa đọc tên nốt vừa gõ theo tiết tấu được nghe.
	Lắng nghe 
	Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
	1-2 học sinh đọc.
	1-2 học sinh hát lời.
	Cả lớp hát lời.
 	C. Phần kết thúc: (5’)
- 	Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát “Bàn tay mẹ” và vỗ tay theo nhịp.
-	Yêu cầu cả lớp hát lại bài tập đọc nhạc số 5 và gõ đệm theo tiết tấu.
- 	Dặn học sinh ôn lại bài hát “Bàn tay mẹ” và ôn lại bài TĐN số 6.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
 NgàythángNăm. NgàythángNăm.
 Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_4_tiet_22_on_bai_hat_ban_tay_me_tap.doc