Giáo án môn Âm nhạc Lớp 5 - Tiết 26: Học bài hát: Em là bông hồng nhỏ (Tiếp theo)

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 5 - Tiết 26: Học bài hát: Em là bông hồng nhỏ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh biết bài hát: “Em là bông hồng nhỏ” là một bài hát hay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Qua bài hát các em làm quen với nhịp

- Kĩ năng: Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca.

 Hát đúng, đồng đều, rõ lời bài hát

- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tập hát chuẩn xác bài: “Em là bông hồng nhỏ”.

- Các thanh gõ đệm (nếu có).

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5.

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 5 - Tiết 26: Học bài hát: Em là bông hồng nhỏ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: NĂM
Tiết 26: Học bài hát: EM LÀ BÔNG HỒNG NHỎ (tt)
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	Học sinh biết bài hát: “Em là bông hồng nhỏ” là một bài hát hay của 	nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Qua bài hát các em làm quen với nhịp 
Kĩ năng:	Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca.
	Hát đúng, đồng đều, rõ lời bài hát	 
-	Thái độ:	Học sinh yêu thích ca hát.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Tập hát chuẩn xác bài: “Em là bông hồng nhỏ”.
Các thanh gõ đệm (nếu có).
Học sinh:
Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Phần mở đầu (5’):
Bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Bài ca đi học”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn bài cũ: Em là bông hồng nhỏ:
	Gọi 1 tốp 4 – 5 em lên biểu diễn bài hát.
	Vài cá nhân hát kết hợp vỗ tay phụ họa.
	Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới:
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại Em là bông hồng nhỏ
	Nhận xét bạn hát.
	Lắng nghe.
	Lắng nghe.
Phần hoạt động (25’):
Hoạt động 1: Ôn bài hát Em là bông hồng nhỏ ( 15’ ):
Mục tiêu: 	Thuộc lời và hát đúng bài hát Em là bông hồng nhỏ
	Biết vận động phụ hoạ theo bài hát 
Đồ dùng:	Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5.
	Máy hát, băng nhạc 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, thực hành
Hướng dẫn ôn lại bài hát Em là bông hồng nhỏ:
	Giáo viên cho cả lớp đứng tại chỗ vừa hát, vừa nhún chân nhịp nhàng.
	Giáo viên cho học sinh thi đua hát theo dãy, tổ, cá nhân
	Học sinh cần lưu ý 2 câu hát trên chỉ giống 3 tiếng đầu, còn phần sau hát khác nhau về cao độ. 
	Giáo viên tổ chức cho học sinh hát tiếp sức
	Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: đánh nhịp
+ Nhóm 2: hát lời ca
	Giáo viên nghe và sửa cho đúng những câu hát sai.
	Nhắc học sinh phát âm rõ ràng, gọn tiếng từng câu hát.
	Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt. 
	Giáo viên sửa cho các em hát thật đúng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
	Hai chân nhún đều vào phách của nhịp 2, khi hát đến câu hát 
“ Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ” hai bàn tay úp lại, đưa lên ngang má, đầu hơi nghiêng.
“ Tình nồng thắm như mặt trời xa” hát với tốc độ chậm dần, cánh tay phải đưa lên chỉ về hướng xa.
	Sau khi tập 1 vài động tác, Giáo viên cho các em vừa hát vừa vỗ tay hoặc vừa hát vừa đánh nhịp 
Hình thức: Cá nhân, cả lớp, nhóm
	Cả lớp hát
	Làm theo hướng dẫn của giáo viên
	Học sinh hát tiếp sức, mỗi tổ 1 câu
	Hát và gõ đệm theo hướng dẫn
	Cả lớp hát
	Làm theo hướng dẫn của giáo viên
	Tập đánh nhịp theo hướng dẫn
Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc “Nai Ngọc” ( 14’ )
Mục tiêu: 	Giúp học sinh nắm được câu chuyện.
Đồ dùng:	Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, thực hành
	Giáo viên giới thiệu tên truyện, tóm tắt nội dung câu chuyện
	Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh chú ý những chi tiết chính trong câu chuyện.
+ Vì sao mỏm đá hình em bé lại trở thành người ?
+ Trong làng hôm ấy đã xảy ra chuyện gì ?
+ Vì sao muông thú không phá phách nữa?
+ Sau này dân làng đặt tên em là gì ?
	Kết luận: Tiếng hát của Nai Ngọc đã có sức mạnh dân làng xua đuổi được các loài muông thú đến phá hoại nương rẫy lúa ngô. Mọi người đều yêu quý tiếng hát của em bé.
Hình thức: Cá nhân, cả lớp
Học sinh lắng nghe câu chuyện
	Mỏm đá hình em bé trở thành người vì năm tháng qua đi, giọng kể của gió, tiếng hót của chim như thấm sâu vào từng thớ đá trên đỉnh núi đó.
	+ Hôm ấy, trong làng có động rừng rất dữ dội.
	+ Vì mải mê nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé nên muông thú quên cả việc phá lúa
	+ Sau này dân làng đặt lên em là Nai Ngọc
	Lắng nghe
C. Phần kết thúc (5’):
-	Gọi một học sinh hát lại bài Em là bông hồng nhỏ	
-	Dặn học sinh về nhà ôn lại bài “Em là bông hồng nhỏ”, chuẩn bị tiết học sau.
-	Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
 NgàythángNăm. NgàythángNăm.
 Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_5_tiet_26_hoc_bai_hat_em_la_bong_hon.doc