TUẦN 1 TIẾT 1
KÍNH YÊU BÁC HỒ
Ngày soạn: . Ngày dạy: .
I/-MỤC TIÊU:
- Giúp HS hiểu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc VN. Hiểu những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu BH.
- Luôn rèn luyện và làm theo năm điều BH dạy.
- Kính yêu và biết ơn Bác.Đồng tình, noi gương những bạn thiếu nhi làm tốt Năm điều BH dạy. Không đồng tình với những bạn thiếu nhi không thực hiện điều đó.
II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các câu chuyện, tranh ảnh về Bác, đặc biệt là tình cảm giữa BH với thiếu nhi.
TUẦN 1 TIẾT 1 KÍNH YÊU BÁC HỒ Ngày soạn: .................. Ngày dạy: .................. I/-MỤC TIÊU: - Giúp HS hiểu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc VN. Hiểu những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu BH. - Luôn rèn luyện và làm theo năm điều BH dạy. - Kính yêu và biết ơn Bác.Đồng tình, noi gương những bạn thiếu nhi làm tốt Năm điều BH dạy. Không đồng tình với những bạn thiếu nhi không thực hiện điều đó. II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các câu chuyện, tranh ảnh về Bác, đặc biệt là tình cảm giữa BH với thiếu nhi. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động: 1’ (Hát) 2) Kiểm tra bài cũ: 2’ ? Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. 3) Bài mới: 30’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Kính yêu Bác Hồ. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 7’ 15’ 8’ Hoạt động 1: Đặt tên ảnh. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh. Tiến hành: - GV giới thiệu 4 bức ảnh SGK, nêu yêu cầu thảo luận. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét, bổ sung. - Cho lớp thảo luận trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm sinh, nơi ở, tên gọi khác của BH; về công lao; về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi. Kết lại: BH sinh ngày 19/5/1890. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước ta. Bác có nhiều tên gọi khác. Nhân dân VN ai cũng kính yêu BH, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Hoạt động 2: Phân tích truyện Mục tiêu: Qua câu chuyện “Các cháu vào đây với Bác”, HS hiểu được BH rất yêu quý thiếu nhi và thiếu nhi kính yêu BH. Tiến hành: - GV kể chuyện. - Gọi HS đọc lại truyện. - Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi thảo luận bên dưới câu chuyện (mục b) Kết lại: BH luôn dành cho thiếu nhi tình cảm tốt đẹp. Thiếu nhi cũng luôn kính yêu BH. Hoạt động 3: Các việc cần làm. Mục tiêu: HS nêu được các công việc cần làm để tỏ lòng kính yêu BH. Tiến hành: - Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi vào giấy các việc làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. - Hướng dẫn HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy. Kết lại: Thực hiện tốt lời dạy của BH để trở thành HS ngoan. - Thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. - Ghi nhận kết quả đúng: - Ảnh 1: Các em thiếu nhi đến thăm BH. - Ảnh 2: BH múa hát cùng các em thiếu nhi. - Ảnh 3: Bác Hồ bế cháu thiếu nhi. - Ảnh 4: BH chia kẹo cho thiếu nhi. - 5 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. -1 HS. - Vài HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Nhóm đôi. - Vài HS đọc Năm điều BH dạy và liên hệ bản thân đã thực hiện lời dạy đó như thế nào. 4) Củng cố: 2’ HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy. IV/-HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Tiếp tục thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy thiếu nhi; chuẩn bị trước các câu chuyện, bài hát về Bác Hồ để chuẩn bị tốt cho tiết học tới. - Nhận xét: Rút kinh nghiệm: .......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 2 TIẾT 2 KÍNH YÊU BÁC HỒ Ngày soạn: .................. Ngày dạy: .................. I/-MỤC TIÊU: - Giúp HS hiểu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc VN. Hiểu những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu BH. - Luôn rèn luyện và làm theo năm điều BH dạy. - Kính yêu và biết ơn Bác.Đồng tình, noi gương những bạn thiếu nhi làm tốt Năm điều BH dạy. Không đồng tình với những bạn thiếu nhi không thực hiện điều đó. II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Thẻ chữ A, B, C, D. Hệ thống câu hỏi cho HS bốc thăm cho cuộc thi Hái hoa dân chủ. - HS: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện về Bác Hồ. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động: 1’ (Hát) 2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS) ? Đọc Năm điều BH dạy tniếu niên, nhi đồng? Em đã thực hiện lời dạy đó như thế nào? 3) Bài mới: 27’ a) Giới thiệu bài: Kính yêu Bác Hồ (tiết 2) b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 7’ 20’ Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS đưa ra ý kiến của mình: đúng, sai. Giải thích lý do. Tiến hành: - GV lần lượt nêu ra 5 ý cho các nhóm trình bày sự lựa chọn. - Nhận xét. Hoạt động 2: Cuộc thi “Hái hoa dân chủ” Mục tiêu: Học sinh chọn lựa ý đúng; trả lời câu hỏi bốc thăm; múa, hát, kể chuyện, đọc thơ về BH. Tiến hành: - Chia nhóm tham gia trò chơi. - Phổ biến luật chơi. - Tổ chức trò chơi (3 vòng): + Vòng 1: Chọn ý đúng + Vòng 2: Bốc thăm trả lời câu hỏi. + Vòng 3: Hát, múa, kể chuyện về BH. - Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. - Cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung . - 4 đội. - Nắm cách chơi. - Tham gia trò chơi. - Đội nào ghi được số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc. 4) Củng cố: 2’ Vài HS đọc câu thơ cuối bài. IV/-HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Ghi nhớ kiến thức đã học. Chuẩn bị bài: Giữ lời hứa - Nhận xét: Rút kinh nghiệm: .......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 3 TIẾT 3 GIỮ LỜI HỨA Ngày soạn: .................. Ngày dạy: .................. I/-MỤC TIÊU: - Giúp HS hiểu: Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với người khác. Là tôn trọng mọi người và bản thân mình. Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của người khác. - Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm. - Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa. II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa truyện Chiếc vòng bạc. Phiếu học tập dùng cho hoạt động 2 của tiết 1 và hoạt động 1 của tiết 2. Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng. - HS: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện,... về giữ lời hứa. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động: 1’ (Hát) 2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS) ? Đọc Năm điều BH dạy tniếu niên, nhi đồng? Em đã thực hiện lời dạy đó như thế nào? 3) Bài mới: 27’ a) Giới thiệu bài: Giữ lời hứa b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 7’ Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc”. Mục tiêu: Giúp HS HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của nó. Tiến hành: - GV kể chuyện (vừa kể chuyện vừa minh họa bằng tranh). - Gọi 1-2 HS kể hoặc đọc lại truyện. - Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi thảo luận bên dưới câu chuyện (mục b) - Nhận xét, bổ sung. 1-2 HS kể lại truyện. - Thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. - 5 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. Kết luận: Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục. Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ đúng lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo. Hoạt động 2: Xử lý tình huống Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải giữa lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác. Tiến hành: - Chia lớp thành các nhóm và giao mỗi nhóm xử lý 01 tình huống. (BT 2 –SGK) - Cho thảo luận cả lớp theo các nội dung: + Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không? Vì sao? + Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa? Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện và xin lỗi mình về việc đã làm rách truyện? + Cần làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác? - Nhóm thảo luận và trình bày kết quả - Lớp thảo luận và trình bày kết quả + Kết luận: TH1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo bạn: xem phim xong sẽ sang cùng bạn để bạn khỏi chờ. TH2: Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn. - Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui, không hài lòng, không tích; có thể mất lòng tin khi bạn không giữ đúng lời hứa với mình. - Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác. - Khi vì một lý do gì đó, em không thực hiện được lời hứa với người khắc, em cần phải xin lỗi họ và giải tích rõ lý do. 5’ Họat động 3: Tự liên hệ Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân. Tiến hành: - GV nêu yêu cầu liên hệ (BT3) - Yêu cầu HS tự liên hệ - GV nhận xét, khen thưởng những HS đã biết giữ lời hứa và nhắc nhở các em thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. - HS tự liên hệ 4) Củng cố: 2’ - Thế nào là giữ lời hứa? - Người giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá, nhận xét như thế nào? IV/-HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người; chuẩn bị trước các câu chuyện, thơ, tục ngữ, ca dao,... về giữ lời hứa chuẩn bị tốt cho tiết học tới. - Nhận xét: Rút kinh nghiệm: .................................................................................................. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 4 TIẾT 4 GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2) Ngày soạn: .................. Ngày dạy: .................. I/-MỤC TIÊU: - HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa; không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa. - HS biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa. - Củng cố bài, giúp HS có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa. II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu học tập dùng cho hoạt động 1. Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng. - HS: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện,... về giữ lời hứa. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động: 1’ (Hát) 2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS) - Thế nào là giữ lời hứa? - Người giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá, nhận xét như thế nà ... : HS biết lập kế hoạch để chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Tiến hành: - Gợi ý, hướng dẫn cách làm - Phát phiếu bài tập ghi sẵn nội dung. - Nhận xét góp ý bổ sung. - Việc làm cần thiết để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi là gì? - Nêu những việc không nên làm đối với cây trồng, vật nuôi? Hoạt động 2: Vẽ tranh Mục tiêu: Biết chọn con vật mình thích để vẽ. Tiến hành: - Các em vẽ theo đề tài chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Thời gian vẽ 10’ - Theo dõi góp ý - Nhận xét tuyên dương - Theo dõi, lắng nghe - HS làm bài - HS đọc lại bài - Cả lớp nhận xét bổ sung - Hằng ngày tưới cây, bón phân, bắt sâu,. Cho các con vật ăn đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ,. - Không chặt phá cây, không săn bắn giết hại vật nuôi.. - Cả lớp cùng vẽ - Trình bày sản phẩm và giới thiệu về tranh của mình - Nhận xét bổ sung 4) Củng cố: 3’ - Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì? - Đối với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì? IV/ Hoạt động nối tiếp: - Cho hs thi nhau hát, kể chuyện, đọc thơ về đề tài chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - HS nhận xét chọn bạn có tài năng hay. Nhận xét tiết học : Rút kinh nghiệm: .......................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 32 TIẾT 32 TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG Ngày soạn.... Ngày dạy...... I/ Mục tiêu: Giúp HS - Biết lịch sử của trường Tiểu học 2 phường Châu Văn Liêm. - Biết thành tích của trường ở những năm gần đây. - Có thái độ yêu quý, gắn bó với trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Có ý thức bảo vệ ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp. II/ Đồ dùng dạy học : - GV: Quyển kỷ yếu 90 năm thành lập trường ta. Một số hình ảnh hoạt động của trường. III/ Các hoạt động dạy học: 1) Khởi động: 1’ Hát 2) Bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi - Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì? - Đối với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì? 3) Bài mới: a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ 20’ Hoạt động 1 : Lịch sử trường ta Mục tiêu: Biết lịch sử của trường Tiểu học 2 phường Châu Văn Liêm. Tiến hành: - Trường ta hiện nay tên là gì? - Trước kia trường ta có những tên gọi là gì? - GV giới thiệu thêm: trường còn có tên là: + Trường Trung học bổ túc Ô Môn. + Trường Tiểu học cộng đồng Phong Phú. + Trường cấp I Thị trấn ÔMôn I + Trường PT cấp 1,2 Thị trấn ÔMôn II. + Trường Trần Văn Út. + Trường PTCS ÔMôn II. ? Trường được thành lập năm nào? ? Hiện nay, trường có mấy phòng học? ? Có mấy phòng chức năng? ? Có mấy phòng phục vụ khác? ? Em có biết những ai học ở trường ta mà tên tuổi đã trở nên nổi tiếng? Hoạt động 2: Thành tích của trường Mục tiêu: Biết thành tích của trường ở những năm gần đây. Tiến hành: - Tổ chức cho HS tham quan phòng truyền thống ? Thành tích cao nhất mà trường ta đạt được là gì? ? Nêu các thành tích mà trường đạt được trong năm học này? - Nhận xét tuyên dương - Trường Tiểu học số 2 phường Châu Văn Liêm. - Trường hàng còng. Trường Tiểu học Thị trấn Ô Môn 2. - 1912 - 26 phòng học. - 12 phòng. - 5 phòng. - Châu Văn Liêm Lưu Hữu Phước - Tham quan, ghi nhận thành tích của trường. - Huân chương lao động hạng III (năm học 2003 – 2004). - Viết chữ đẹp Giải I cấp quận. Vẽ tranh Giải I cấp quận. TTGTS Giải nhất cấp quận. Tiếng trống Đội ta Giải nhất cấp quận,... 4) Củng cố: 3’ ? Nói cảm nghĩ của mình về ngôi trường? IV/ Hoạt động nối tiếp: Rút kinh nghiệm: .......................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 33 TIẾT 33 TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG Ngày soạn.... Ngày dạy...... I/ Mục tiêu: Giúp HS - Biết lịch sử của trường Tiểu học 2 phường Châu Văn Liêm. - Biết thành tích của trường ở những năm gần đây. - Có thái độ yêu quý, gắn bó với trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Có ý thức bảo vệ ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp. II/ Đồ dùng dạy học : - GV: Quyển kỷ yếu 90 năm thành lập trường ta. Một số hình ảnh hoạt động của trường. III/ Các hoạt động dạy học: 1) Khởi động: 1’ Hát 2) Bài cũ: - Em biết gì về lịch sử của trường ta? - Em biết gì về thành tích của trường ta? 3) Bài mới: a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ 20’ Hoạt động 1 : Nói về trường ta Mục tiêu: Biết lịch sử của trường Tiểu học 2 phường Châu Văn Liêm. Tiến hành: - Tổ chức cuộc phỏng vấn về trường TH2 phường Châu Văn Liêm, Hoạt động 2: Vẽ ngôi trường của em Mục tiêu: Vẽ được ngôi trường thân yêu của mình. Tiến hành: - Tổ chức cho HS vẽ ngôi trường - Một số HS sắm vai nhà báo đến phỏng vấn lớp. Ví dụ: + Tỉ lệ HS lên lớp thẳng của năm học qua là bao nhiêu? (100%) + Tỉ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học năm qua là bao nhiêu? (100%) + Trường đã được công nhận danh hiệu gì? (Đạt chuẩn Quốc gia mức độ II). + Lớp đã tham gia phong trào nào do trường tổ chức? ( Nét đẹp tuổi thơ, Viết chữ đẹp, Kể chuyện, Vẽ tranh,...) - Vẽ vào giấy, trình bày sản phẩm, nói về nội dung mình đã vẽ. 4) Củng cố: 3’ ? Em thích những gì ở trường? IV/ Hoạt động nối tiếp: Rút kinh nghiệm: .......................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 34 TIẾT 34 TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG Ngày soạn.... Ngày dạy...... I/ Mục tiêu: Giúp HS - Biết sơ lược lịch sử của địa phương. - Biết một số thông tin mới nhất ở địa phương, cuộc sống của người dân ở địa phương. - Giáo dục HS lòng yêu quý, gắn bó với quê hương. II/ Đồ dùng dạy học : - GV: Một số hình ảnh phong cảnh, hoạt động ở địa phương. Câu hỏi hái hoa dân chủ. - HS: giấy vẽ, chì màu. III/ Các hoạt động dạy học: 1) Khởi động: 1’ Hát 2) Bài cũ: - Em biết gì về lịch sử của trường ta? - Em biết gì về thành tích của trường ta? 3) Bài mới: a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 12’ 15’ Hoạt động 1 : Hái hoa dân chủ Mục tiêu: HS trả lời một số câu hỏi liên quan gần gũi với các em. Tiến hành: - Tổ chức cho HS hái hoa trả lời câu hỏi: + Em ở phường (xã), quận huyện) nào? + Nơi em ở có những phong cảnh đẹp nào? + Người dân ở địa phương em sống bằng nghề gì? + Kể những món ăn ở địa phương em? + Ở địa phương em có những cơ quan, nhà máy, xí nghiệp nào? + Nêu tình hình vệ sinh nơi em ở? Hoạt động 2: Triển lãm tranh Mục tiêu: Trưng bày và giới thiệu được nội dung tranh. Tiến hành: - Tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu. - Tùy HS. - Chợ, công viên, bến đò,... - Buôn bán, làm ruộng,... - Cháo gà, bún riêu,... - Ủy ban, nhà máy nước đá,... - Tùy HS. - Hoạt động theo nhóm. 4) Củng cố: 3’ - Gọi HS trả lời lại câu hỏi ở phần hái hoa dân chủ. IV/ Hoạt động nối tiếp: - Tổ chức cho HS vẽ tranh quê em. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 35 TIẾT 35 ÔN TẬP Ngày soạn.... Ngày dạy...... I/ Mục tiêu: Giúp HS - Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học. - Biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. - Giáo dục HS lòng yêu quý, gắn bó với quê hương, kính yêu Bác Hồ,... II/ Đồ dùng dạy học : - GV: GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi có liên quan đến các chủ đề đã học ở học kỳ II. - HS: Ôn lại các nội dung đã học ở học kỳ II. III/ Các hoạt động dạy học: 1) Khởi động: 1’ Hát 2) Bài cũ: 5’ + Em ở phường (xã), quận huyện) nào? + Nơi em ở có những phong cảnh đẹp nào? + Người dân ở địa phương em sống bằng nghề gì? + Kể những món ăn ở địa phương em? + Ở địa phương em có những cơ quan, nhà máy, xí nghiệp nào? 3) Bài mới: 27’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 27’ Hoạt động : Ôon tập. Mục tiêu: Giúp cho các em hệ thống và củng cố lại các kiến thức đã học. Tiến hành: - GV nêu một số câu hỏi của các bài đã học: - HS trả lời. + Bác Hồ sỉn ngày tháng, năm nào? Quê Bác ở đâu? Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta? Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào? + Bạn hãy đọc Năm điều Bác Hồ đầy thiếu niên, nhi đồng. + Thế nào là giữ lời hứa? + Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? + Thế nào là tự làm lấy việc của mình? + Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì? + Chúng ta phải có bổn phận như thế nào đối với ông, bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình? + Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn? + Cây trồng, vật nuôi có lợi ích đối với con người? + Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì? + Lời chào biểu hiện đức tính gì? + Vậy lời chào có tác dụng như thế nào? + Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết. + Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào? + Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết. + Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào? IV/ Hoạt động nối tiếp: - Dặn dò các em về ôn lại bài. Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: