Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 29: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)

Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 29: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)

I.Mục tiêu

 1.Học sinh hiểu :

 -Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người .

 -Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành .

 2.HS có KN :

 -Phân biệt được hành vi đúng , hành vi sai đối với các loài vật có ích .

 -Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày .

3.HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích ; không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích .

II.Đồ dùng dạy học :

 -Vở bài tập Đạo đức .

 -Tranh , ảnh mẫu vật các loài vật có ích .

III.Hoạt động trên lớp :

 

doc 2 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 29: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 29 Đạo đức Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2005
 Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1 ) 
I.Mục tiêu
 1.Học sinh hiểu :
 -Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người .
 -Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành .
 2.HS có KN :
 -Phân biệt được hành vi đúng , hành vi sai đối với các loài vật có ích .
 -Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày .
3.HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích ; không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích . 
II.Đồ dùng dạy học :
 -Vở bài tập Đạo đức .
 -Tranh , ảnh mẫu vật các loài vật có ích .
III.Hoạt động trên lớp :
 1.Bài cũ: 
 HS tự giải quyết các tình huống sau :
 1 . Em đang băng qua đường đến lớp học , gặp một em bé đi nạng . Nhưng em bé xách một túi quần áo cũng qua đường .Em sẽ nói và làm gì?
 2 . Gần nhà em ở , có một cụ già tai bị điếc . Mẹ bảo em qua mời cụ qua nhà mình ăn khoai lang. Em sẽ nói và làm gì với cụ ấy .
 Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới :
 Giới thiệu bài: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1).
HĐ
 Giáo viên
 Học sinh
 1 
 2
 3
Hoạt động 1 : Trò chơi đố vui : “Đoán xem con gì?”
Mục tiêu: 
Cách tiến hành:
1.GV phổ biến luật chơi : 
 -Tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc .
2. GV giơ tranh , ảnh mẫu vật các loài vật .
3. GV ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng .
4 .Kết luận :
 Hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm .
Mục tiêu 
Cách tiến hành :
1.GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi :
2.Yêu cầu các nhóm 
3.GV kết luận :
 -Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường , giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành .
 -Cuộc sống con người không thể thiếu được các loài vật có ích . Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể , mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp ta biết thêm nhiều điều kì diệu .
Hoạt động 3 :Nhận xét đúng , sai .
Mục tiêu :
Cách tiến hành :
1.GV đưa các tranh nhỏ cho các nhóm hs , yêu cầu hs :
2.HS thảo luận nhóm .
3.Các nhóm trình bày .
 Kết luận:
 -Các bạn nhỏ trong tranh 1 , 3 , 4 biết bảo vệ , chăm sóc các loài vật .
 -Bằng và Đạt trong tranh 2 có hành động sai vì :bắn súng cao su vào loài vật có ích . 
-HS biết ích lợi của một số con vật có ích .
 -Trả lời nhanh tên con vật : con trâu , con bò, con gà , con ong , con voi , con chó , con mèo, con chim bồ câu 
 -Nó đã giúp ích cho con người 
 + Con trâu giúp con người cày , bừa , kéo hàng 
 + Con bò giúp con người cày , bừa , kéo hàng 
 +Con ong làm ra mật ngọt 
 +Con chó canh nhà 
-Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích .
-HS thảo luận các câu hỏi : 
 +Em biết những con vật có ích nào ?
 +Hãy kể những ích lợi của chúng ?
 +Cần làm gì để bảo vệ chúng ?
 -Đại diện các nhóm trình bày .
-Giúp HS phân biệt được các việc làm đúng , sai khi đối xử với các loài vật .
-Quan sát tranh và phân biệt các việc làm đúng sai .
Tranh 1 :Tịnh đang chăn trâu .
 Tranh 2 : Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim . 
 Tranh 3 : Hương đang cho mèo ăn . 
 Tranh 4 : Thành đang rắc thóc cho gà ăn .
-Các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày .
 4
Củng cố , dặn dò :
-Về nhà sưu tầm các tranh ảnh bảo vệ loài vật .
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29.doc