Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4

Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4

I.Mục tiêu:

 1.Học sinh biết:

 Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.

Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.

Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

2.Học sinh hiểu:Ghi nhớ và làm theo năm đều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

3.Học sinh có tình cảm:Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

 

doc 11 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2380Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC
TUẦN 1	Thứ 	ngày	tháng năm 2005
	Bài 1: 	KÍNH YÊU BÁC HỒ
	I.Mục tiêu:
	1.Học sinh biết:
	Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2.Học sinh hiểu:Ghi nhớ và làm theo năm đều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3.Học sinh có tình cảm:Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II.Chuẩn bị:
Vở bài tập Đạo đức 3.
Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
Photo các bức ảnh dùng cho Hoạt động 1 tiết 1.
III.Các Hoạt động dạy -học chủ yếu:
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Khởi động 
-GV giới thiệu bài 
Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh, vậy Bác Hồ là ai?Vì Sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác như vậy?Bài học Đạo đức như vậy?Bài học Đạo Đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.GV ghi tựa bài.
Hoạt động 1
Mục tiêu: học sinh biết được Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó.
Thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về Bác qua những câu hỏi gợi ý:
1.Bác sinh ngày tháng năm nào?
2.Quê Bác ở đâu?
3.Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
4.Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào với dân tộc ta?
5.Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào?
Hoạt động 2:Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác” GV kể chuyện.
“Các cháu vào đây với Bác”
Yêu cầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
1.Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào?
2.Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào?
Kết luận: Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp.
Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu.
Bác, yêu quý Bác.
Hoạt động 3:
Thảo luận cặp đôi.
-Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.
Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai?
Những ai đã thực hiện được theo năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào?
GV nhận xét, tuyên dương những HS đã thực hiện tốt năm điều Bác hồ dạy.
Nhắc nhở HS cả lớp noi gương những HS ngoan.
-HS hát tập thể bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
Thảo luận nhóm
Tiến hành quan sát từng bước tranh và thảo luận nhóm.
đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Ảnh 1:Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm Phủ Chủ Tịch.
Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ Chủ Tịch.
Ảnh 2: Nội dung: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát.
Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi.
Ảnh 3:Nội dung :Bác Hồ bế và hôn các cháu thiếu nhi.
Đặt tên:Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.
Ảnh 4:Nội dung :Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
Các nhóm khác chú ý lắng nghe, bổ sung sửa chữa.
HS cả lớp chú ý lắng nghe 
Một HS đọc lại truyện 
3,4 HS trả lời
HS khác chú ý lắng nghe bổ sung.
1.Các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ. Điều này được thể hiện ở chi tiết khi vừa nhìn thấy Bác các cháu đã vui sướng va 2cùng reo lên.
2.Bác Hồ cũng rất yêu quý các cháu thiếu nhi.
Bác đón các cháu, vu vẽ quây quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu
HS lắng nghe.
Thảo luận cặp đôi 2 đến 3 HS đọc những công việc mà thiếu nhi cần làm.
Ví dụ: Thăm chỉ học hành, yêu lao động.
-Đi học đúng giờ
Dành cho thiếu nhi
2-3HS đọc năm điều Bác Hồ dạy
3-4HS trả lời, lấy ví dụ cụ thể của bản thân.
Chú ý lắng nghe.
TUẦN 2	TIẾT 2
Khởi động:
Hoạt động 1:
Giúp HS tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng của bản thân và có phương hướng phấn đấu, rèn luyện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình đúng (Đ) hay sai (S).Giải thích 
Lí do.
 Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
 Muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo năm điều Bác Hồ dạy.
 Phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi là đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
 Chỉ cần học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động.
 Ai cũng kính yêu Bác Hồ kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới.
-Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Hoạt động 2: 
Giúp HS biết thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thêm kính yêu Bác Hồ.
GV chia HS thành 4 nhóm.
GV khen những HS, nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu tốt và giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi.
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên.
Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
*Kết luận chung:
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho tổ quốc.Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
Kính yêu và biết ơn Bác Hồ, thiếu nhi chúng ta phải thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Kết thúc tiết học:cả lớp đọc.
Dặn HS chăm chỉ thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ.
Xem bài tới:giữ lời hứa.
Nhận xét tiết học
HS hát tập thể hoặc nghe băng bài hát Tiếng chim trong vườn Bác.
Thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bàn ý kiến của mình. 
Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
HS trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
Mổi nhóm HS trình bày kết quả sưu tầm được (dưới nhiều hình thức như hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh,)
Một số HS trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
Các câu hỏi có thể là:
- Xin bạn cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác.
-Quê Bác ở đâu?
-Bác sinh vào ngày tháng nào?
-Thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
-Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ.
Tháp Mười Đẹp nhất bông sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
TUẦN 3	Thứ ngày tháng năm.
Bài 2:	ĐẠO ĐỨC
	GIỮ LỜI HỨA
I.Mục tiêu
1.HS hiểu:
Thế nào là giữ lời hứa
-Vì sao phải giữ lời hứa
2.HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3.HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II.Chuẩn bị
Vở bài tập đạo đức 3
Tranh minh họa truyện Chiếc vòng bạc
Các tấm bìa nhỏ màu đỏ - màu xanh.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
Hoạt động 1
GV giới thiệu truỵên.
GV kể truyện “Chiếc vòng bạc”
Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo các câu hỏi.
1)Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa. Việc làm đó thề hiện điều gì?
2)Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
3)Em rút ra được bài học gì qua câu truyện?
-Thế nào là giữ lời hứa?
-Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá nhận xét thế nào?
Hoạt động 2:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo nội dung: Theo em việc làm (hành động) của các bạn trong mỗi tình huốn sau là đúng hay sai? Vì sao?
1)Minh họa 8 giờ tối sang giúp Nam học bài.Khi Minh vừa chuẩn bị đi thì ti vi chiếu phim hoạt hình rất hay. Minh ngồi lại xem hết phim rồi mới sang nhà Nam.Nam phải đợi đến 8 giờ rưỡi.
2)Lan hẹn bạn sang nhà để cùng làm thủ công nhưng Lan bị đau bụng. Lan gọi điện thoại đến nhà bạn, nói rõ lí do và xin lỗi bạn.
-Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
-Khi không thực hiện được lời hứa ta cần phải làm gì?
Hoạt động 3:
Yêu cầu HS tự liên hệ theo định hướng.
+Em đã hứa với ai, điều gì?
+Kết quả của lời hứa đó như thế nào?
+Thái độ của người đó ra sau?
+Em nghỉ gì về việc làm của mình?
Về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện nói về việc giữ lời hứa.
Thảo luận truyện.
“Chiếc vòng bạc”
1,2HS đọc (kể) lại truyện.
6 nhóm cử nhóm trưởng.
1)Sau khi hai năm đi xa gặp lại em bé, Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc, việc làm đó thể hiện Bác là người giữ đúng lời hứa.
2)Em bé và mọi người xúc động trước việc làm đó.
3)Em rút ra bài học.Cần luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác.
-Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu quý, tin cậy.
Đại diện nhóm trả lời
1)Hành động việc làm của Minh là sai. Minh hẹn sang nhà Nam nên cần phải sang đúng giờ để Nam khỏi phải đợi mất thời gian.
2)Lan làm như thế là đúng.Lan đã chủ động gọi điện thoại xin lỗi và bác cho bạn để bạn không phải chờ mất thời gian.
-Thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
Không thực hiện được lời hứa cần xin lỗi và báo sớm cho người đó.
3-4 HS tự liên hệ bản thân và kể lại việc làm của mình.
HS nhận xét việc làm, hành động của bạn.
TUẦN 4 
TIẾT 2
Hoạt động 1
GV đọc lần 1 câu chuyện
“Lời hứa danh dự”
Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu thảo luận cách ứng xử cho tác giả trong tình huống trên.
Hướng dẫn HS nhận xét các cách ứng xử lý tình huống của các nhóm.
Hoạt động 2
Phát cho 4 nhóm, mỗi nhóm hai thẻ màu xanh và đỏ.
Thẻ xanh: ý kiến đúng
Thẻ đỏ: Ý kiến đúng
1)Người lớn không cần phải giữ lời hứa với trẻ con.
2)Khi không thực hiện được lời hứa với ai đó cần xin lỗi và nó rõ lí do với họ.
3)Bạn bè bằng tuổi không cần phải giữ lời hứa với nhau.
4)Đã hứa với ai điều gì bạn phải cố gắng thực hiện được lời hứa đó.
5)Giữ lời hứa sẽ luôn được mọi người quý trọng và tin tưởng.
Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
Hoạt động 3
Các nhóm thảo luận để tập hợp các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về việc giữ lời hứa.
Nói lời phải giữ lấy lời.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Lời nói đi đôi việc làm.
Lời nói gió bay.
Yêu cầu các nhóm thể hiện theo hai nội dung:
+Kể chuyện (đã sưu tầm được)
+Đọc câu ca dao, tục ngữ và phân tích, đưa ra ý nghĩa của các câu đó.
-Củng cố -dặn dò:
Luân luôn phải biết giữ lời hứa với người khác và với chính bản thân mình.
Xem bài tới: Tự làm lấy việc của mình.
Nhận xét tiết học.
1 HS đọc lại
4 nhóm tiến hành thảo luận
HS nhận xét cách xử lí của các nhóm.
HS thảo luận theo nhóm.
1)Thẻ xanh: Sai vì chúng ta cần giữ lời hứa với tất cả mọi người không phân biệt đó là người lớn hay trẻ em.
2)Thẻ đỏ -đúng vì như thế mới là tôn trọng người khác xin lỗi và nói rõ lí do sơm khi không thực hiện được lời hứa để người khác không chờ đợi mất thời gian.
3)Thẻ xanh – sai vì nếu không giữ lời hứa với bạn bè làm mất lòng tin của bạn và không tôn trọng nhau.
4)Thẻ đỏ - Đúng
5)Thẻ đỏ -Đúng
4 nhóm thảo luận 
Lắng nghe
Đại diện các nhóm trình bày

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-4.doc