Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 - Tuần 20, Tiết 20: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (Tiết 2)

Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 - Tuần 20, Tiết 20: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (Tiết 2)

Tiết 20: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (tiết 2)

I. Mục tiêu:

 - HS tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức.

 - HS quý mến, tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.

 - Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới.

II. Chuẩn bị:

 * GV: Phiếu thảo luận nhóm.

 Tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới.

 * HS: VBT Đạo đức

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 - Tuần 20, Tiết 20: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 
Đạo đức 
Tiết 20: 	Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - HS tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức.
 - HS quý mến, tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.
 - Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới.
II. Chuẩn bị:
 * GV: Phiếu thảo luận nhóm.
 Tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới. 
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Hát.
2.Bài cũ: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế(T1).
- GV mời 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên nhữg hoạt động của thiếu nhi Việt Nam để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới?
- GV nhận xét – tuyên dương.
3.Bài mới :
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài:
 Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu và có ý thức tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức.
* Hoạt động 1: Viết thư kết bạn.
- Mục tiêu: Giúp HS kết bạn qua những lá thư.
- PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
- GV yêu cầu HS trình bày các bức thư kết bạn đã chuẩn bị từ trước.
- GV lắng nghe, uốn nắn từng câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: 
=> Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế.
* Hoạt động 2: Những việc em cần làm.
- Mục tiêu: Giúp HS biết làm bài tập.
- PP: Thảo luận.
- GV yêu cầu mỗi HS làm bài tập trong phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
Điền chữ Đ hoặc S vào ô trống.
Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.
Uûng hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nhỏ nghèo ở Cu-ba.
 Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài.
 Giới thiệu về đất nước với các bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam.
 Các bạn nhỏ ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn.
- GV yêu cầu các bạn chia thành đội xanh và đội đỏ. Mỗi đội cử 6 HS tham gia trò chơi tiếp sức.
=> Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
- Sau đó GV cho HS hát các bài hát có nội dung thể hiện tình đoàn kết của thiếu nhi quốc tế.
4. Củng cố : 
- GV yêu cầu .
5. Dặn dò : 
- Về làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Tôn trọng khách nước ngoài.
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS tích cực phát biểu.
- Hát.
- 2 HS trả lời, cả lớp theo dõi. 
 + Đóng tiền ủng hộ Cuba, các bạn ở nước bị thiên tai, chiến tranh
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- 5 – 6 HS trình bày.
- Các HS khác bổ sung hoặc nhận xét về nội dung.
- HS làm bài cá nhân,
 S
 Đ
 S
 Đ
 S
- 2 đội xanh, đỏ cử 6 bạn lần lượt lên điền kết quả vào bài tập.
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- 2 HS nhắc lại.
- HS tham gia hát.
- HS đọc lại mục cần biết trong SGK .
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 Tập đọc – Kể chuyện.
Tiết 58 + 59: Ở lại với chiến khu.
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc.
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy , các chiến sĩ nhỏ ) . HS khá ,giỏi biết đọc 1 đoạn với giọng biểu cảm .
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt Nam, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 B. Kể Chuyện.
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý . 
 - HS khá ,giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện .
II. Chuẩn bị:
 * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 * HS: Đọc và trả lời câu hỏi của bài trước ở nhà, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Báo cáo kết quả tháng thi đua “ noi gương chú bộ đội”. 
- GV mời 3 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi:
+ Bạn đó báo cáo với những ai?
+ Bản báo cáo gồm những nộidung nào?
+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
- GV nhận xét ghi điểm.
- GV nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài: 
 Giờ tập đọc này, các em sẽ được làm quen với những bạn thiếu niên có tinh thần yêu nước sâu sắc, không quản ngại khó khăn , gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc qua bài tập đọc Ở lại với chiến khu.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễm cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV mời HS đọc từng câu.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
 - GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
 - GV mời HS giải thích từ mới: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt Nam, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
- Một HS đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
 PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 2. - - Thảo luận câu hỏi:
 + Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ”?
 + Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
 + Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
 + Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 3.
 + Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 4.
 + Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
- GV nhận xét – tuyên dương. 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV cho 4 HS thi đọc đoạn 2 trước lớp .
- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: HS nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
- PP: Quan sát, thực hành, kể chuyện .
- GV cho HS đọc các câu hỏi gợi ý .
- GV mời 1 HS kể mẫu đoạn 2:
- HS lần lượt kể các đoạn 3, 4.
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- GV mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
4. Củng cố : 
- GV yêu cầu .
5. Dặn dò : 
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Chú ở bên Bác Hồ.
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng và trả lời đúng các câu hỏi.
- Hát.
- 3 HS trả lời, cả lớp theo dõi. 
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm theo GV.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- 4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải thích các từ khó trong bài. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trứơc lớp.
- Bốn nhón đọc ĐT 4 đoạn.
- Một HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
 + Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
- HS đọc đoạn 2ø.
 + Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
 + Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
 + Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chụi ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, Việt Nam.
 + Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- HS đọc đoạn 3.
 + Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Oâng hứa sẽ về báo với chỉ huy về nguyện vọng của các em.
- HS đọc đoạn 4.
 + Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Nhận xét.
- HS thi đọc diễn cảm truyện.
- Bốn HS thi đọc 4 đoạn của bài.
- HS nhận xét.
- HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- Một HS kể đoạn 2.
- Một HS kể đoạn 3.
- Một HS kể đoạn 4.
- Từng cặp HS kể.
- HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét.
- 2 HS nêu lại nội dung của chuyện .
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 Thứ 
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 39 : Ở lại với chiến khu
I. Mục tiêu:
 - Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 - Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có vần uôt/uôc.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, SGK, VHS, bảng con, phấn...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Trần Bình Tro ... t vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời.
- GV nhận xét - tuyên dương.. .
4. Củng cố : 
- GV yêu cầu .
5. Dặn dò :
- Dặn HS về nhà xem lại bài. 
- Chuẩn bị bài: Thực vật.
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS tích cực phát biểu.
- Hát.
- 2 HS TL, cả lớp theo dõi. 
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Các nhóm trình bày về nội dung của nhóm mình.
- Sau khi trình bày xong nhóm khác sẽ bổ sung.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS chơi trò chơi.
- 2 HS nhắc lại câu trả lời của trò chơi .
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 Thứ tư ngày 113 tháng 01 năm 2010
Tập đọc
Tiết 60:	Chú ở bên Bác Hồ
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghĩ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ ,khổ thơ .
- Hiểu nội dung bài thơ : Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc ( trả lời được các câu hỏi trong SGK , thuộc bài thơ ).
- Hiểu các từ được các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
	 * HS: Đọc và trả lời câu hỏi của bài ở nhà, SGK. .
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Ở lại với chiến khu. 
- GV gọi 4 HS tiếp nối kể đoạn 1 – 2 – 3 – 4 của câu chuyện “ Ở lại với chiến khu” và trả lời các câu hỏi:
 + Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
 + Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại? 
 + Tìm những hình ảnh so sánh ở cuối bài?
- GV nhận xétù – ghi điểm.	
- GV nhận xétù bài cũ.
3.Bài mới :
- Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Gắn với chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc, hôm nay các em sẽ được học bài thơ Chú ở bên Bác Hồ . Bài thơ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình, tình cảm của nhân dân với các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
* Hoạt động 1: Luyện đọc. 
- Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
GV đọc diễm cảm toàn bài.
- Hai khổ thơ đầu: giọng đọc ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga.
- Khổ cuối: đọc với nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga khi nhớ đến người đã hi sinh.
- GV cho hs xem tranh.
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời đọc tiếp nối từng câu thơ. 
- GV mời HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ trong bài.
- GV cho HS giải thích từ : Trường Sơn, Trường Sa, Kom Tum, Đắk Lắk.
- GV cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp HS hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng
 - GV yêu cầu HS đọc thầm khổ 1, 2 bài thơ. và hỏi:
 + Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? 
- HS đọc thầm khổ 3.
- Cả lớp trao đổi nhóm.
 + Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?
- GV chốt lại: Mẹ thương chú khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga : Chú ở bên Bác Hồ.
- GV hỏi tiếp:
 + Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ?
 + Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? 
- GV nhận xét – tuyên dương. 
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
- GV mời một số HS đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ. 
- GV nhận xét – tuyên dương. 
4. Củng cố :
- GV mời 3 HS thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- GV nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. 
5. Dặn dò : 
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Ôâng tổ nghề thêu. 
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng và trả lời đúng các câu hỏi.
- Hát.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi. 
 + Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi. 
 + Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
 + Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- HS nhận xét.ù
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm.
- HS xem tranh.
- HS đọc từng câu thơ.
- HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trong bài.
- HS giải thích từ.
- HS đọc từng câu thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- HS đọc thầm bài thơ:
 + Chú Nga đi bộ đội, Sao lâu quá là lâu ! Nhớ chú Nga thường nhắc : Chú bây giờ ở đâu? , Chú ở đâu, ở đâu).
- HS đọc thầm khổ 3.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét.
 + Bác Hồ đã mất. Chú hi sinh và được ở bên Bác.
 + Vì những chiếc sĩ đó đã hiến dân cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc.
- HS đọc lại toàn bài thơ.
- HS thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.
- HS nhận xét.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
Luyện từ và câu 
Tiết 20:	 Từ ngữ về tổ quốc. Dấu phẩy.
I. Mục tiêu: 
 - Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1). 
 - Bước đầu biết kể về một vị anh hùng ( BT2). 
 - Đặt thêm được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng lớp viết BT1.Bảng phụ viết BT2.
 Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT, SGK...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Nhân hoá. Ôân cách đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào”. 
- GV gọi 1 HS lên làm BT2 .
- GV nhận xét bài của HS.
3.Bài mới :
- Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Các em sẽ hiểu biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Bài học còn giúp các emluyện tập cách đặt dấu phẩy trong câu văn.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
. PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
 Bài tập 1: Xếp các từ sau đây.
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm(3’). 
- Sau đó HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài.
- GV nhận xét – chữa sai.
- Cho 3 HS nhắc lại.
. Bài tập 2:Dưới đây là tên.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV nhắc nhở HS:
+ Kể tự do, thoải mái và ngắn ngọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về các công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước.
+ Có thể kể về vị anh hùng các em được biết qua các bài tập đọc, kể chuyện hay những vị anh hùng mà các em đã được đọc qua sách báo.
- GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay hiểu biết nhiều về các vị anh hùng.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt dấu phẩy.
PP: Thảo luận, thực hành.
. Bài tập 3: Em đặt thêm dấu phấy.
- GV nói thêm cho HS biết tiểu sử của ông Lê Lai.
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
- GV cho HS đọc thầm đoạn văn(2’).
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng giấy có ghi đề bài. Các nhóm thi đua làm bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm( 2’).
- GV yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- GV nhận xét chốt lới giải đúng.
Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
4. Củng cố : 
- GV yêu cầu .
- Theo dõi – tuyên dương.
5. Dặn dò : 
- Về tập làm lại bài: 
- Chuẩn bị bài : Nhân hóa. Ôân cách đặt và trả lời câu hỏi “ Ở đâu”.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS có ý thức trong giờ học.
- Hát.
- 1 HS làm bài, cả lớp theo dõi.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Các em trao đổi theo cặp.
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
- HS nhận xét.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS chữa bài đúng vào VBT.
a.Những từ cùng nghĩa với Tổ Quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
b.Những từ cùng nghĩa với bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ.
c.Những từ cùng nghĩa với xây dựng: dựng xây, kiến thiết.
- 3 HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc bài.
- HS làm bài cá nhân vàVBT.
- HS cả lớp thi kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS chữa bài vào VBT.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
- HS nhận xét.
- HS sửa bài vào VBT.
- Ba HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 1 HS kể lại 1 vị anh hùng của BT 2 .
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_3_tuan_20_tiet_20_doan_ket_voi_thieu.doc