Giáo án môn học Lớp 3 Tuần 1, 2, 3

Giáo án môn học Lớp 3 Tuần 1, 2, 3

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CẬU BÉ THÔNG MINH

I. MỤC TIÊU

A/. Tập đọc

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ,.

 - Giọng đọc phù hợp ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phảy, giữa các cụm từ ;bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

 - Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp hai .

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài

 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé

 3. giáo dục : biết thông minh tài trí để áp dụng vào ứng sử cuộc sống

 

doc 66 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 3 Tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tập đọc – kể chuyện
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu
A/. Tập đọc
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ,... 
	- Giọng đọc phù hợp ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phảy, giữa các cụm từ ;bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
	2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
	- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp hai .
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài
 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé 
 3. giáo dục : biết thông minh tài trí để áp dụng vào ứng sử cuộc sống 
B/. Kể chuyện:
	1. Rèn kĩ năng nói:
	- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
	- Kể tự nhiên, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
	2. Rèn kĩ năng nghe:
	- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
	- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ kc, bảng phụ viết câu đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc
1. Mở đầu ( 5 phút )
GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK 
GV giải thích nội dung từng chủ điểm.
HS quan sát và mở mục lục đọc tên 8 chủ điểm
2 . Bài mới ( 30 phút)
a) Giới thiệu bài
b) Luyện đọc
 *Giáo viên đọc toàn bài
HS theo dõi ở sgk
*Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
GV sửa sai cho HS phát âm sai khi đọc
HS nêu các từ khó đọc
GV cho cả lớp luyện phát âm các từ mà HS hay sai
Đọc cá nhân, đọc đồng thanh
+ Đọc từng đoạn
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
Bài chia làm mấy đoạn ?
3 đoạn
GV kết hợp cho học sinh giải nghĩa từ được chú giải ở cuối bài
HS giải nghĩa
+ đọc từng đoạn trong nhóm
HS đọc theo nhóm đôi
Thi đọc theo nhóm
2-3 nhóm thi đọc
Đọc đồng thanh
 Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài ( 8 phút )
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
Đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi
 Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
Lệnh cho mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng 
 Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh nhà vua ?
Vì gà trống không đẻ trứng được 
Đọc thầm đoạn 2 thảo luận nhóm trả lời
 Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
Cậu nói truyện khiến vua cho là vô lí ...
đọc thầm đoạn 3và trả lời câu hỏi
 Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì 
Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua.....
 Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
Yêu cầu một việc vua không thể làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua .
đọc thầm cả bài trả lời : Câu chuyện này nói lên điều gì ?
GV cho học sinh liên hệ
4. Luyện đọc lại ( 6 phút )
GV đọc mẫu một đoạn 
HS đọc nhóm 3 phân vai : người dẫn chuyện, cậu bé, vua.
Thi trong nhóm 
2 nhóm thi đọc theo vai 
Lớp nhận xét, bình chọn
 Kể chuyện (18 phút )
* Giáo viên nêu nhiệm vụ 
* Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh
GV dán tranh minh hoạ lên bảng
HS nêu yêu cầu 
GV nhắc lại yêu cầu : Kể theo vai 
1 học sinh kể mẫu đoạn 1
HS quan sát tranh kể theo nhóm 3
Thi kể trước lớp theo nhóm
3 học sinh thi kể theo vai 
Nhận xét về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện .
5. Củng cố : ( 2 phút )
 Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? vì sao ?
6 . Dặn dò : ( 1 phút )
Giáo viên nhận xét giờ học, dăn dò chuẩn bị bài sau.
*******************************
Toán
đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số 
 I. Mục tiêu
 - Ôn tập và củng cố đọc,viết, so sánh các số có ba chữ số
 - Củng cố tìm số lớn, số bé, sắp xếp theo thứ tự.
 - Giáo dục tính nhanh nhẹn chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
Mở đầu (4 phút )
 GV giới thiệu và nêu yêu cầu về nội dung môn học 
Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập 
 HS nghe và kiểm tra chéo đồ dùng học tập 
 2. Dạy bài mới ( 28- 30 phút )
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 : Tính nhẩm
 Củng cố đọc, viết các số có ba chữ số
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
HS đọc to lại kết quả 
 Bài 2 : 
 Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319
 Các số giảm liên tiếp 400 đến 391
 Củng cố về thứ tự các số có ba chữ số.
 HS tự làm trao đổi vở kiểm tra
Đọc lại bài 
Nhận xét về thứ tự các số 
 Bài 3:Giải toán 
 Củng cố về so sánh các số có ba chữ số
 GV gọi một số giải thích miệng khi điền dấu 
HS tự làm, chữa bài
 Bài 4: 
 Củng cố về so sánh các số có ba chữ số tìm ra số lớn nhất, bé nhất.
Học sinh nêu kết quả và giải thích.
 Củng cố về viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Bài 5: Học sinh tự làm vào vở 
Đổi chéo vở để kiểm tra chữa bài
 3. Củng cố ( 2 phút ) :
 GV tóm tắt nội dung tiết học 
Số lớn nhất có 3 chữ số là số nào ?
 4. Dặn dò ( 1 phút ): Giáo viên nhận xét giờ học ,dặn chuẩn bị bài sau
 *************************************
 ÂM NHạC
 ( GV chuyên soạN DạY )
=====================================================================
 Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
Toán
Cộng trừ các số có ba chữ số(không nhớ )
 I. Mục tiêu
 1 - Ôn tập và củng cố cộng, trừ các số có ba chữ số.
 2 - Củng cố giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
 3 - Giáo dục tính nhanh nhẹn chính xác.
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ (4 phút )
 GV đọc số ba chữ số 
HS viết bảng 
 2. Dạy bài mới ( 28- 30 phút )
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 : Tính nhẩm
 Củng cố cộng trừ nhẩm các số có ba chữ số
HS đọc nối tiếp kết quả cả lớp theo dõi bài nhận xét .
Bài 2 : Đặt tính rồi tính. 
 GV nhận xét 
 Củng cố về đặt tính, cộng, trừ số có ba chữ số.
HS tự làm trao đổi vở kiểm tra
Bài 3:Giải toán 
 Củng cố về giải bài toán có lời văn về ít hơn.
HS tự làm chữa bài
Bài giải
Khối lớp hai có số học sinh là :
245 – 32 = 213 ( học sinh )
 Đáp số : 213 học sinh
 Bài 4: Giải toán
GV thu chấm , nhận xét gọi học sinh chữa bài
 Củng cố về giải bài toán có lời văn về nhiều hơn.
HS làm bài 
Bài giải
Giá tiền một tem thư là :
200 + 600 = 800 ( đồng )
 Đáp số : 800 đồng 
 Bài 5: 
Củng cố về lập phép tính với số có ba chữ số 
GV gọi học sinh lập đề toán dựa vào phép tính đã nêu.
Học sinh tự làm vào vở 
Đổi chéo vở để kiểm tra chữa bài
3. Củng cố ( 2 phút ) :
GV tóm tắt nội dung
4. Dặn dò ( 1 phút ): Giáo viên nhận xét giờ học .
 ****************************
chính tả (tập chép )
cậu bé thông minh
I .Mục tiêu 
1.Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác, đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh .Củng cố cách trình bày đoạn văn,không sai quá 5 lỗi trong bài .
 - Điền đúng và nhớ cách viết tiếng có âm vần dễ lẫn l/n 
 2. Ôn bảng chữ :
 - Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng 
 - Học thuộc tên 10 chữ đầu trong bảng 
3. Giáo dục : Học sinh tính cẩn thận
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép sẵn bài viết
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Mở đầu ( 4 phút )
GV nhắc một số yêu cầu của giờ học chính tả.
Nêu việc chuẩn bị đồ dùng cho việc học chính tả.
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh tập chép 
- GV đọc đoạn chép 
2- 3 HS đọc lại đoạn chép
- GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Đoạn này chép từ bài nào ?
Cậu bé thông minh
Tên bài viết ở vị trí nào?
Viết giữa trang vở 
Đoạn chép có mấy câu?
3 câu
Cuối mỗi câu có dấu gì ?
Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm, cuối câu 2 có dấu hai chấm
Chữ đầu câu viết như thế nào ?
Viết hoa
Nêu chữ khó viết trong bài
HS nêu miệng
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
GV cho HS chép bài
HS nhìn bảng chép bài
GV chấm chữa bài
HS đọc soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:Điền vào chỗ trống l/n
HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt l/n
HS tự làm bài, chữa bài
Bài 3:Điền chữ và tên chữ còn thiếu
HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét chữa bài
HS làm bài 
Củng cố ôn bảng chữ 
HS đọc thuộc 10 chũ cái :đọc đồng thanh 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS đọc thuộc 10 tên chữ
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
******************************
Tự nhiên và xã hội
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I- Mục tiêu:
- Sau bài học HS có khả năng:
+ Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
+Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
+Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
+Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
II- Đồ dùng dạy học : 
- Các hình trong SGK ttrang 4,5.
III- Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1- Kiểm tra ( 3 phút): Sự chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập của HS.
2- Bài mới ( 25 phút ):
* Hoạt động 1 :Thực hành cách thở sâu
- Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
 Bước 1: Trò chơi
GV cho cả lớp cùng thực hiện động tác: “ Bịt mũi nín thở”.
GV hỏi cảm giác của các em sau khi nín thở sâu?
Thở gấp hơn , sâu hơn lúc bình thường.
Bước 2 : Gọi 1 HS lên trước lớpthực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK.
- Cả lớp quan sát.
GV yêu cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt nmột tay lên ngực và cùng thực hiện hít thở thật sâu và thở ra hết sức.
 HS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên , xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời câu hỏi.
1.Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức?
2. So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu?
3. Nêu lợi ích của việc thở sâu?
* Kết luận : 
- Nhiều HS nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
- Mục tiêu : + Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp .
 + Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
+Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
Bước 1 : Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 2 trang 5 SGK
Hai bạn sẽ lần lượt người hỏi , người trả lời.
HS A: Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
HS B: Bạn h ... , cả lớp viết bảng con
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con
*Luyện viết chữ hoa
 Tìm các chữ hoa có trong tên riêng
B, H, T.
 GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
 GV cho HS viết trên bảng con
HS viết trên bảng con
* Viết từ ứng dụng: tên riêng
HS đọc từ ứng dụng
 GV giới thiệu : Bố Hạ là một xã thuộc huyện yên thế ...
 GV cho HS viết trên bảng con
HS viết trên bảng con 
*Luyện viết câu ứng dụng
HS đọc câu ứng dụng
 GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Bỗu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn ....
 GV cho HS viết trên bảng con
HS viết trên bảng con : Bầu, Tuy.
c) Hướng dẫn viết vào vở
GV nêu yêu cầu
HS viết vào vở
GV nhắc nhở và quan sát HS viết 
d) Chấm, chữa bài 
 GV thu 5 bài chấm
 GV nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
3.Củng cố ( 2 phút ) 
 HS đọc lại câu tục ngữ 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Toán
xem đồng hồ (tiếp theo )
I.Mục tiêu
 	Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12, rồi đọc theo hai cách, 
 	 Củng cố biểu tượng về thời gian hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. 
 	 Giáo dục học sinh biết quý trọng thời gian.
II.Đồ dùng dạy học
 	 Đồng hồ loại có một kim ngắn một kim dài 
 	Mô hình đồng hồ
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 GV đọc số giờ cho HS quay đồng hồ 
HS thực hành trên đồng hồ 
2 Bài mới( 12 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
 GV hỏi 
HS trả lời
 GV hướng dẫn HS xem đồng hồ theo hai cách.
HS nhìn vào các đồng hồ trong sách trả lời thời điểm ở đồng hồ theo hai cách. 
 GV chốt lại cho HS về :Thông thường ta chỉ nói giờ phút theo một trong hai cách: nếu kim dài chưa vựot quá số 6 thì nói theo cách chẳng hạn 7 giờ 20 phút; nếu kim dài vượt quá số 6 thì nói theo cách chẳng hạn 9 giờ kém 10 phút.
GV đưa ra VD cho HS nêughi số giờ theo 2 cách trên bảng con 
HS làm ra bảng con 
3. Thưc hành (15 phút)
Bài 1:
 GV củng cố cho học sinh xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12. Đọc giờ theo hai cách.
làm theo nhóm đôi 
Đại diện nhóm nêu kết quả.
Bài 2: 
 GV củng cố cho học sinh thực hành trên mặt đồng hồ
thực hành trên mặt đồng hồ.
Một vài HS nêu vị trí của kim phút trong từng trường hợp tương ứng. 
Bài 3: Củng cố về xem đồng hồ.
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 4:
 Củng cố biểu tượng về thời gian hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. 
HS đọc yêu cầu bài toán
HS tự làm
4.Củng cố ( 2 phút )
 GV hỏi lại nội dung bài cho HS liên hệ về thời gian để HS biết quý trọng thời gian 
HS trả lời 
5. Dặn dò (1 phút )
 GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
Tự nhiên và xã hội 
bệnh lao phổi 
I. mục tiêu
 Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi 
 Nêu được những việc nên làm và không nên làm của bệnh lao phổi 
 Nói với bố mẹ và người thân những dấu hiệu về đường hô hấp để đi khám và chữa kịp thời 
 Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ 
 Giáo dục học sinh có ý thức phòng bệnh lao phổi 
II. đồ dùng dạy học
 Tranh SGK 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
 Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp ?
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
* Hoạt động 1: Động não 
 HS kể tên bệnh đường hô hấp mà em biết?
GV giúp học sinh hiểu : Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh ....
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
HS quan sát các hình 1, 2 ,3, 4, 5 trang 12 SGK theo nhóm nhỏ 
 + Hai bạn đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân
 + Cả nhóm lần lượt trả lời câu hỏi 
- Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ? 
- Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào ?
- Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ?
- Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh ?
 GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày 
 GV cho nhóm khác nhận xét bổ sung 
 GV nhận xét KL
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
GV cho HS quan sát hình trang 13 kết hợp thực tế để TLCH
- Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ bị mắc bệnh lao phổi ?
- Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi? 
 Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi?
 GV bổ sung hoặc sửa chữa ý kiến chưa đúng 
 GV giảng thêm cho học sinh hiểu 
Đại diện nhóm lên trình bày
 Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi ?
GV cho HS liên hệ thực tế cuộc sống
 GVKL:
* Hoạt động 4: Đóng vai 
 GV hướng dẫn cách chơi 
HS tổ chức chơi trong nhóm 
HS nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong nhóm 
 GV nêu hai tình huống 
 HS nhận tình huống thảo luận đóng vai trong nhóm 
 Các nhóm lên trình diễn 
 GV cùng HS nhận xét bổ sung 
 GVKL
3.Củng cố ( 2 phút ) 
 Nêu nguyên nhân đường lây bênh và tác hại của bệnh lao phổi ?
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2007 
tập làm văn
kể về gia đình . điền vào giấy tờ in sẵn 
I.mục tiêu
 	Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
 	Rèn kĩ năng viết : biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu 
 	Giáo dục học sinh biết sự cần thiết phải có giấy phép khi nghỉ học
II. đồ dùng dạy học
 	Mẫu đơn xin nghỉ học
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
HS đọc lại Đơn xin vào đội 
GV kiểm tra vở của HS 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
2 HS đọc yêu cầu của bài
 GV hướng dẫn HS kể về gia đình mình cho một người bạn mới: Giới thiệu về gia đình 
Học sinh kể về gia đình theo nhóm
HS thi kể 
 GV nhận xét 
Bài 2 :
2 HS đọc yêu cầu của bài
Gọi HS đọc mẫu đơn nói về trình tự của lá đơn
Quốc hiệu và tiêu ngữ 
địa điểm ngày tháng năm viết đơn 
Tên đơn 
Tên của người nhận đơn
lí do viết đơn 
ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh 
chữ kí của học sinh 
2-3 HS làm miệng 
HS điền vào mẫu đơn
GV thu chấm, nhận xét 
GV củng cố kĩ năng viết đơn
3.Củng cố ( 2 phút ) 
 HS nêu lại các phần của mẫu đơn xin nghỉ học 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Toán
luyện tập 
I.Mục tiêu
 	 Củng cố về cách xem giờ (chính xác đến 5 phút )
 	 Củng cố cho học sinh về số phần bằng nhau của đơn vị. Củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn
 	Giáo dục học sinh biết vận dụng trong thực tế hàng ngày.
 II.Đồ dùng dạy học
 	Bảng phụ, đồng hồ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Một ngày có bao nhiêu giờ ?
2 Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài1:
 Củng cố về xem đồng hồ
HS đọc yêu cầu 
HS đọc giờ trên mô hình đồng hồ.
Bài 2: 
GV củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn
HS đọc yêu cầu bài toán
HS lập đề toántheo tóm tắt, Giải bài toán
Bài giải
Số ngươì có ở trong 4 thuyền là :
5 x4 = 20 ( người )
 Đáp số : 20 người
Bài3: 
 GV yêu cầu HS chỉ ra rõ ràng
 Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị 
HS đọc yêu cầu bài toán
Thảo luận nhóm đôi
đại diện nhóm trình bày
Bài 4:
 Củng cố so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản
HS đọc yêu cầu bài toán
HS nêu cách làm
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
5 x4 > 4 x 6 5 x 4 = 4 x 5
 16 : 4 < 16 : 2
3.Củng cố ( 2 phút )
 GV hỏi lại nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
 GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
Tự nhiên và xã hội
Máu và cơ quan tuần hoàn 
I. mục tiêu
 Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu
 Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn 
 Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn 
 Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn 
II. đồ dùng dạy học
 Tranh SGK 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
 Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi ?
 Nêu được những việc nên làm và không nên làm của bệnh lao phổi ? 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
HS làm việc theo nhóm 
Cho HS quan sát hình 1, 2, 3 thảo luận 
 Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hay trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương? 
 Theo em khi máu bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc ?
 Quan sát hình 2 em thấy máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
 Quan sát huyết cầu đỏ em thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ?
Đại diện nhóm lên trình bày 
GVKL
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
HS quan sát các hình 4 trang 15 SGK theo nhóm đôi 
Chỉ trên hình vẽ đâu là tim đâu là các mạch máu 
Dựa vào hình vẽ mô tả vị trí tim trong lồng ngực 
chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình 
 GV gọi các nhóm lên trình bày 
 GV cho nhóm khác nhận xét bổ sung 
 GV nhận xét KL: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và mạch máu 
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức 
 GV hướng dẫn cách chơi 
HS tổ chức 2 nhóm chơi
HS nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong nhóm 
 GV hô 
 HS lần lượt trong nhóm thi tiếp sức 
 GV cùng HS nhận xét bổ sung 
 GVKL
3.Củng cố ( 2 phút ) 
4. Dặn dò ( 1 phút )
 Nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn ?
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 
I.Mục tiêu
 -Nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần 
 - Có phương hướng phát huy và sửa chữa 
 - Giáo dục học sinh biết phê và tự phê 
II.Các hoạt động dạy học chủ yế
1. Lớp trưởng nhận xét lớp về mọi mặt 
2.Giáo viên nhận xét bổ sung 
a) Nền nếp 
 - Ra vào lớp tốt, Thắng còn hay đi học muộn 
b) Học tập 
 - Đồ dùng sách vở đầy đủ nhưng còn em Thắng chưa đủ 
 - ý thức học tập tốt 
 -Em Thắng, Doanh, Thương, Chiều cần cố gắng hơn nữa 
c) Thể dục 
 - Nhanh nhẹn có ý thức 
d) Vệ sinh 
 - Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
3. Phương hướng tuần sau 4
 Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm ổn định nền nếp học tập tốt 
Thi đua chào mừng ngày 20- 11
4. Múa hát tập thể 
 HS hát cá nhân tập thể các bài hát đã học 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT123.doc