I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Sau bài học, HS có thể :
2. Kỉ năng : - Nêu được Ví dụ về các vật đó có nhiệt độ cao thấp.
- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan.
3. Thái độ : Biết sử dụng từ ‘’ Nhiệt độ ‘’ trong diễn tả sự nóng, lạnh.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, ít nước đá
- Học sinh : Nhiệt kế, 03 chiếc cốc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Môn : Khoa học (Tiết 50) Tên bài dạy : NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (Trang 100) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Sau bài học, HS có thể : 2. Kỉ năng : - Nêu được Ví dụ về các vật đó có nhiệt độ cao thấp. - Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan. 3. Thái độ : Biết sử dụng từ ‘’ Nhiệt độ ‘’ trong diễn tả sự nóng, lạnh. - Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế. II. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, ít nước đá - Học sinh : Nhiệt kế, 03 chiếc cốc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phương pháp dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò 1-Bài cũ: Gọi 03 Hs trả lời. - Nêu các trường hợp khác nhau về ánh sáng làm hại cho mắt. ? - Để bảo vệ cho mắt ta cần làm gì? - Đọc mục ‘’ Bạn cần biết ‘’ trong sgk . + Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2-Bài mới: Giới thiệu : - Ở xung quanh ta có các vật nóng và các vật lạnh- Để xác định nhiệt độ của vật nóng và lạnh. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu và thực hành qua bài : Nóng., Lanh, và nhiệt độ. - GV ghi đề B. Tìm hiểu bài 1. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt . - Yêu Cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày? - GV nhận xét, chốt ý. - Yêu cầu hs quan sát hình 1/100 và TLCH + Trong 03 cốc nước, cốc a lớn hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? - Gọi một vài Hs trình bày - GV kết luận + Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác. + Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. - Giảng : Người tư sử dụng từ nhiệt độ là để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật . - 03 học sinh kiểm tra - Mở sgk /171 02 em đọc lại đề - Hoạt động cá nhân rồi trình bày trước lớp. - HS quan sát tranh. - 02 em trả lời- Hs khác nhận xét, bổ sung. + Vậy trong hình 1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất? - GV chốt ý : Cốc nước nóng đang bốc hơi có nhiệt độ cao nhất so với cốc nước có đá. - Yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, vật nào có nhiệt độ cao hơn vật kia , vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật? - GV nhận xét tuyên dương. - Chuyển ý : Để đo nhiệt độ của vật, người ta cần sử dụng đến loại dụng cụ nào, Cô sẽ giới thiệu cho các em một số loại nhiệt kế để biết cách đọc và cách sử dụng nó . 2. Thực hành sử dụng nhiệt kế : - GV giới thiệu cho Hs về 02 loại nhiệt kế. + Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể (Hình 2a) + Nhiệt kế đo nhiệt độ không khí (Hình2b) - Giáo viên mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế. - Hướng dẫn cách đọc nhiệt kế . - Gọi một vài em lên đọc nhiệt kế . - Hỏi : Nhiệt kế ở hình 3 chỉ bao nhiêu độ. ? - Lưu ý cho HS : Khi đọc cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế . - Học sinh thực hành đo nhiệt độ . - Gv chia mỗi nhóm 4 + Thực hành : Sử dụng nhiệt kế : - Đo nhiệt độ của cơ thể em và cho biết bao nhiêu độ ? - Đo nhiệt độ của cốc nước nóng, nước lạnh. ? - Cần lưu ý cho Hs biết : - Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể cần vẩy cho Thuỷ nhân tụt hết xuống bầu trước khi đo. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế - Sau khoảng 5 phút lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm đọc kết quả thực hành. . + GV nhận xét, kết luận - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C , của nước đá đang tan là 00C. - Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh vào khoảng 370C - Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh , cần phải đi khám và chữa bệnh. 3-Củng cố và dặn dò : - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết’’ trang 100 và 101/ sgk - HS tự liên hệ trả lời. . - HS thi nhau kể. - HS lớp quan sát - HS lắng nghe - 1- 2 em đọc - Hs thực hành theo nhóm. - Các nhóm lên đọc kết quả - 02 em đọc - Tập đo nhiệt độ cơ thể, khi biết cơ thể có dấu hiệu bệnh - Học thuộc mục : ‘’ Bạn cần biết ‘’ - Chuẩn bị cho nhóm các vật dụng : chậu, cốc, lọ, nước nóng để học bài sau : Nóng, lạnh và nhiệt độ (TT) - GV nhận xét giờ học, tuyên dương nhóm, cá nhân học tốt . Môn : Khoa học (Tiết 49) Tên bài dạy : ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT (Trang 98) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Sau bài học, HS có thể : 2. Kỉ năng : - Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, sự cản sáng để bảo vệ đôi mắt. - Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. 3. Thái độ : Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu. II. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Tranh ảnh về ánh sáng quá mạnh không được để chiếu vào mắt - Học sinh : Nến, đèn pin, đèn bàn, kính râm, dù. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phương pháp dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò 1-Bài cũ: Gọi 03 em trả lời, sự sống - Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống con người? - Kể vai trò ánh sáng đối với đời sống động vật? - Nêu ví sụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi. ? * Giáo viên nhận xét cho điểm 2- Bài mới: A. Giới thiệu : - Các em đã biết ánh sáng rất cần cho sự sống của con người. Có những trường hợp ánh sáng quá mạnh, vì sao chúng ta không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng đó. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu qua bài: Ánh sáng và việc bả vệ đôi mắt . - Giáo viên ghi đề : yêu cầu 3 em nhắc lại B. Tìm hiểu bài 1. Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng có hại cho mắt . - GV chia nhóm, ghi câu hỏi, qui định thời gian. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đã phân + Dựa vào kinh nghiệm và hình trang 98,99/sgk để trả lời. - Tại sao chúng ta không nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc ánh lửa hàn ? - Nêu những trường hợp khác nhau về ánh sáng quá mạnh, cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt. ? - GV đi đến các nhóm kiểm tra giúp đỡ. - Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. GV kết luận : + Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc ánh lửa tràn. Vì đó là nguồn ánh sáng quá mạnh rất có hại cho mắt. Ngoài ra để bảo vệ cho đôi mắt chúng ta cần tránh không để cho đôi mắt nhìn thẳng vào bóng đèn điện, ngọn nén đang cháy.v,v.... - Chuyển ý sáng hoạt động tiếp theo. + Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt. Vậy để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh rây ra, ta nên và không nên làm gì ? Chúng ta cần tìm hiểu về những việc nên và không nên làm đó . 2. Trò chơi - Diễn kịch về những việc nên và không nên làm để tránh tác hại cho mắt. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội A và B , Mỗi đội từ 3 đến 4 em . - 03 học sinh lên kiểm tra - 03 em nhắc lại, lớp mở sgk theo dõi . - Các nhóm nhận câu hỏi thảo luận . -Dựa vào hình trang 98,99 để trả lời. - Hoạt động lớp - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe - Đóng tiểu phẩm - 02 đội tham gia chơi. - Hướng dẫn nội dung: Diễn một vở kịch : ngắn về tránh hỏng mắt do ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt bạn. - Hướng dẫn cho học sinh nhận xét phần đóng tiểu phẩm của hai đội đã nói lên điều gì? - GV nhận xét tuyên dương. 3. GV nêu một số tình huống để HS trả lời - Khi đi dưới trời nắng, ta cần làm gì để bảo vệ đôi mắt. - GV giới thiệu một số tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt cho HS xem. + Gv kết luận - Khi gặp ánh sáng quá mạnh , để bảo vệ cho mắt ta nên đội mũ rộng vành, che dù, đeo kính râm, vì đó là những vật cản sáng, ánh sáng chỉ truyền qua một phần , không thể chiếu trực tiếp vào mắt ta được . * Chuyển ý : Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. Ngược lại nếu ánh sáng không thích hợp thì điều gì sẽ xảy ra. Khi chúng ta đọc hoặc viết. 3. Tìm hiểu về một số việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết. - Yêu cầu học sinhquan sát các tranh5 - tranh 8 sgk/00 để trả lời. - Trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hại cho mắt ? Nêu lí do vì sao ? - Yêu cầu đại diện nhóm trả lời. - Giáo viên nhận xét, chốt ý H6 : Nhìn quá lâu vào màn hình ti vi . máy tính cũng làm hại mắt. H7 : Đọc sách dưới ánh sáng quá yếu cũng làm hại mắt. H8 : Tại sao khi viết bằng tay phải , không nên đặt đèn chiếu sáng ở tay phải. Có thể cho một số Hs thực hành về vị trí chiếu sáng ngồi đọc sách, sử dụng nén. - IV . Củng cố : - Yêu cầu học sinh đọc mục ‘’ Bạn cần biết’’ /99 - GV phát phiếu học tập. - Yêu cầu học sinh đánh dấu trắc nghiệm. + Em có đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không? - Thỉnh thoảng - Thường xuyên - Không bao giờ Lớp theo dõi, nhận xét tuyên dương đội bạn. - HS tự trả lời. - HS liên hệ bản thân để trả lời. - HS xem tranh - Hs lắng nghe - Thảo luận nhóm 4 . - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hoạt động lớp, thảo luận chung - 03 em đọc , làm việc cá nhân - 5 đến 7 em đọc - Yêu cầu học sinh đọc bài của mình, giải thích, - Giáo viên nhận xét và kết luận. - Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. - Khi đọc sách vè viết bằng tay phải ánh sáng phải được chiếu từ tay trái hoặc từ phía bên trái để tránh bóng của tay phải. * Dặn dò : Học thuộc lòng ‘’ Bạn cần biết ‘’ - Các nhóm chuẩn bị bài sau : + Nhiệt kế các loại + Một ít nước đá + 03 chiếc cốc. - Tìm hiểu trước Hnội dung bài. ‘’ Nóng, lạnh và nhiệt độ’’ /100 Môn : ĐỊA LÝ (Tiết .....) Tên bài dạy : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Học xong bài này, HS biết 2. Kỉ năng : - Giải thích được dân cư tập trung khá đông ở Duyên Hải Miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt , sản xuất (đất canh tác, nguồn nước, sông biển). Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp. 3. Thái độ : - Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Duyên hải Miền Trung. II. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Bản đồ dân cư Việt Nam. - Học sinh : III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phương pháp dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò 1-Bài cũ: - HS lên bảng chỉ trên bản đồ các Đồng bằng Duyên hải Miền Trung. - Nêu đặc điểm Đồng bằng Duyên hải Miền Trung. - Vì sao đồng bằng Miền Trung lại nhỏ hẹp. - Nêu sự khác nhau về khí hậu của phía Bắc và phía Nam của Đồng bằn ... - Tổ 1 và 2 làm bài a, Tổ 3, 4 làm bài b. Bằng nhau : ( x ) x = x + x . - Hs phát biểu như sgk /134 - 02 Hs lên bảng. - Tính bằng hai cách. - Hs thảo luận nhóm đôi làm, gọi HS lên bảng làm. - HS nêu, HS chấm đúng hay sai. - 02 Hs đọc và nêu yêu cầu của đề. - HS tự làm bài rồi sửa. - Cả lớp làm bài Môn : TOÁN (Tiết 125) Tên bài dạy : TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ (Tr 135/sgk) I. MỤC TIÊU : 1. Kỹ năng - Sau bài Giúp Hs biết giải bài toán dạng : Tìm phân số của một số : II. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Phóng to hình vẽ trong sgk. - Học sinh : Sách giáo khoa, Vở bài tập toán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tiến trình dạy học Phương pháp dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra Bài cũ : (3/) II. Bài mới : (17/) HĐ1 : - Hỏi bài gì? - Gọi 2 em lên bảng làm, mỗi em làm một bài, Gv ghi : ; - Gv kiểm tra bảng con dưới lớp - Gv kiểm tra trên bảng - ghi điểm - GV kiểm tra bài số 2 /134 vở về nhà của một số học sinh, Nhận xét, ghi điểm. A. Giới thiệu : - Đề bài toán ở sgk lên bảng. - Dán hình vẽ 12 quả cam ở sgk. 1. Giới thiệu cách tìm phân số của một số - Các em đã học cách tìm một phần mấy của một số. Vậy em có thể tìm của 12 quả cam là bao nhiêu quả cam? - Em tìm cách nào để có 04 quả cam? - Gv dùng bút màu để tô đậm số cam trên tranh vẽ . Vậy của 12 quả cam là bao nhiêu quả cam? - Em tìm bằng cách nào ? - Cho Hs quan sát hình vẽ , GV nhấn mạnh tìm của 12 quả cam là 4 quả cam . Vậy của 12 quả cam tức là 4 quả gấp lên 2 lần = 8 quả. + Gv ghi bảng : số quả cam trong rổ là 12 x - 02 em lên làm -Lớp làm vào bảng con. - Nhận xét bài trên bảng. - 1 em lên làm - 02 em đọc đề - Hs quan sát - Hs trả lời. của 12 quả cam là 4 quả cam . Lấy 12 : 3 = 4 quả. - HS lớp ghi bảng con. HS tính nhẩm và trả lời lấy 4 x2 = 8 quả. 2. Hoạt động 2 - Yêu cầu 01 Hs lên thực hiện tính ra kết quả. - Yêu cầu 01 Hs lên trình bày toàn bộ bài giải, HS dưới lớp làm vở nháp - HS, GV nhận xét. Hỏi : Muốn tìm của số 12 ta làm thế nào . - Treo bảng phụ : Cho Hs làm một số ví dụ . Chẳng hạn : Tìm của 15 ? - Gọi 01 HS nêu cách tính . - Tương tự : Tìm của 18. . - GV kết luận : Những kiến thức các em vừa tìm hiểu và giải quyết đó chính là nội dung của bài học hôm nay. - GV ghi đề lên bảng : Tìm phân số của một số. Thực hành : Bài 1 : Yêu cầu Hs đọc đề và dựa vào bài mẫu (phần lý thuyết) để tự làm vào vở. Lưu ý : HS có thể thực hiện 1 trong 2 cách : 35 x hoặc 35 : 5 x 3 ở phần trình bày. . - GV theo dõi, giúp đỡ em yếu và hướng dẫn trả lời. - GV chấm và nhận xét chung - 01 Hs thực hiện x = = 8 quả. - HS TL : lấy 12 nhân với . - HSTL : là 9 12 - 2 đến 3 em đọc lại đề. - 01 HS đọc - 01 em làm trên bảng , lớp làm vào vở , hai em đổi vở để chấm chéo TIẾNG VIỆT (TC) ( tiết 49) ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC. I-Mục tiêu: -Rèn đọc bài :Khuất phục tên cướp biển. -Đọc mạch lạc , diễn cảm, trả lời các ý chính nhanh nhẹn, đúng. -Biết trả lờI một số câu hỏi trắc nghiệm của bài trên. II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1-Giới thiệu : Nêu mục tiêu y/c và ghi bài học . 2-Hướng dẫn ôn luyện : a- Luyện đọc: -Y/c 3 hs đọc nối tiếp.(3 lượt). Hỏi : Đoạn 1 nói gì? Đoạn 2 nói gì? Đoạn 3 nói gì? Nêu đại ý bài? b-Luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm: 1- Em hãy chọn từ ngữ trong dấu ngoặc đơn điền vào cho đúng câu trong bài tập đọc mà em vừa ôn. Khi tên cướp biển Thì bác sĩ Ly Đặt tay xuống bàn và Vẫn..cho ông chủ quán cách trị bệnh ..nhìn bác sĩ. Điềm tĩnh và nói ..nếucòn uống rượu Đứng phắt dậy ,rút xoạt dao ra ,.. Dõng dạc và quả quyết làm cho hắn Nanh ác, hung hăng Từ đêm ấy tên chúa tàu. (quát mọi người im,im như thóc, bị treo cổ, lăm lăm chực đâm, như con thú nhốt chuồng , đức độ ,hiền lành mà nghiêm nghị , ôn tồn giảng ,trừng mắt nhìn ,sẽ tống cổ hắn đi nơi khác) -Hs mở sgk. -3 hs đọc nói tiếp. (3 lượt ). +Hình ảnh tên cướp biển rất hung dữ và đáng sợ. +Cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển. +Tên cướp biển bị khuất phục. +Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly và sức mạnh chính nghĩa thắng sợ hung ác và bạo ngược. + Đáp án: -Tên cướp biển đặt tay xuống bàn và quát mọi người im. -Thì bác sí Ly vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ cách trị bệnh. -Tên cướp trừng mắt nhìn bác sĩ. -Bác sĩ điềm tĩnh và nói sẽ tống cổ hắn đi nếu còn uống rượu -Tên cướp đứng phắt dậy ,rút xoạt dao ra,lăm lăm chực đâm. -Bác sĩ Ly dõng dạc và quả quyết làm cho hắn bị treo cổ. -Tên cướp nanh ác hung hăng như con thú nhốt trong chuồng . -Bác sĩ Ly thì đức độ hiền từ mà nghiêm nghị. -Từ đêm ấy chúa tàu im như thóc. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển? a-Vì bác sĩ khoẻ hơn tên cướp biển. b-Vì bác sĩ doạ tên cướp biển ra toà. c- Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. -Nhận xét tiết học +đáp án : Câu b , c. TIẾNG VIỆT : (TC) ( tiết 50) ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. I- Mục tiêu: -Luyện tìm câu kể Ai là gì? -Luyện tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu. -Luyện điền chủ ngữ để hoàn thành câu kể Ai là gì? -Kí năng làm chính xác , nhanh . II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1-Giới thiệu: Nêu mục tiêu y/c và ghi bài học. 2-Hướng dẫn ôn luyện : Hỏi kiến thức về câu kể Ai là gì? qua từng dạng bài tập sau: +Bài 1:Gạch chân dưới các câu kể Ai là gì?có trong đoạn thơ sau: a- Bác Hồ là vị cha . Là sao bắc đẩu là vần thái dương. b- Tớ là chim chích. Nhà ở cành chanh. c- Cái bống là cái bống bang. khéo sảy khéo sàn cho mẹ nấu cơm. d- Măng non là búp măng non. Đã mang dáng thẳng thân tròn là tre. e- Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày. +Bài 2: Chép lại chủ ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì?tìm được ở phần 1: +Bài 3: Điền vào chỗ tróng từ làm chủ ngữ để hoàn thành các câu kể Ai là gì? 1-.là người con gái đất dổ anh hùng. 2-là vị anh hùng áo vải. 3- là ngọn đuốc sống của dân tộc ta.. 4- là nơi dìm chết hàng ngàn ,hàng vạn thuỷ quan Nam Hán khi chúng vào xâm lược nước ta. 5- ..là trường đại học đầu tiên của nước ta? +Bài 3: Khoanh tròn các từ ngữ không cùng nghĩa , gần nghĩa với từ “dũng cảm” 1-kiên cường . 6- anh hùng 2-ung dung 7-anh dũng 3-chăm chỉ 8- gan dạ 4-quí mến 9-gan góc 5- đồng tâm 10-cộng tác +Bài 4: Chọn các từ ngữ thích hợp trong câu 3 điền vào chỗ trống trong các câu sau: 1- Lê Lợi là dân tộc. 2- Đoàn quân chiến thắng .bước đi giữa cờ hoa rực rỡ. 3-Sau 56 ngày đêm chiến đấu ..dân tộc ta đã giành thắng lợi vẻ vang trên Điện Biên Phủ. 4-Dù trong hoàn cảnh tù đày hay gian khó .Bác Hồ vẫn là người ..lạc quan yêu đời , yêu người. 5- Anh là một chiến sĩ trinh sát thông minh và rất .. Thu một số vở chấm . -Nhận xét tiết học. -Hs tìm hiểu câu lệnh và trả lời câu hỏi kiến thức cơ bản về câu kể Ai là gì? +Đáp án câu 1 và 2: a-Bác Hồ là vị cha chung. b-Tớ là chim chích. c-Cái bống là cái bống bang. d-Măng non là búp măng non. e-Quê hương là chùm khế ngọt. +Đáp án : 1-Chị Võ Thị Sáu. 2-Quang Trung 3-Lê Văn Tám .. 4- Sông Bach Đằng. 5-Văn Niếu - Quốc Tử Giám. +Đáp án : Khoanh tròn vào các chữ số:2, 3 , 4 , 5 , 10. +Đáp án : 1-anh hùng 2- hùng dũng 3-kiên cường 4-ung dung 5-gan dạ ÂM NHẠC: (TIẾT 25) LUYỆN ÔN 3 BÀI HÁT : CHÚC MỪNG, BÀN TAY MẸ, CHIM SÁO. I-Mục tiêu: -Hs hát thuộc lời , đúng giai điệu , trình bày cả 3 bài . -Trình bày 3 bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. -Hs nghe nhạc , kết hợp điệu bộ đúng ,hợp với bài hát. II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1-Giới thiệu: Nêu mục tiêu y/c và ghi đề bài. 2-Hướng dẫn ôn luyện : *Ôn bài hát Chúc mừng. -Y/c hs trình bày bài Chúc mừng bằng cách hát lĩnh xướng , đốI đáp , hoà giọng kết hợp gõ đệm vớI 2 âm sắc. -Các tổ , nhóm trình bày hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc -Gv hướng dẫn hs một số động tác phụ hoạ bài hát Chúc mừng. -Một vài tổ , nhóm trình bày trước lớp kết hợp các động tác phụ. *Ôn bài hát Bàn tay mẹ. -Y/c cả lớp hát bài Bàn tay mẹ. -Từng tổ trình bày kết hợp gõ đệm vớI 2 âm sắc. Gv hướng dẫn ôn luyện các động tác phụ hoạ . -Hs trình bày bài hát với hình thức đơn ca, song ca , hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc động tác phụ hoạ. *Ôn luyện bài hát Chim sáo. -Từng tổ hát bài hát Chim sáo kết hợp gõ đệm,vớI 2 âm sắc. -Hs trình bày hát kết hợp vận động theo nhạc. -Một đến 2 nhóm trình bày trước lớp bài hát kết hợp vận động theo nhạc. 3- Củng cố : -Cho hs cả lớp trình bày lại cả 3 bài hát . Nhận xét tiết học. -Hs trình bày. -Tổ , nhóm trình bày. -Has ôn động tác phụ hoạ. -Hs thực hiện. -Cả lớp hát. -Từng tổ thực hiện. -Hs ôn động tác phụ. -Hs thực hiện. -Từng tổ trình bày. -Cả lớp thực hiện . -Nhóm trình bày. ĐẠO ĐỨC ( Tiết 25 ) ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II. I .Mục tiêu : - Hệ thống kiến thức đã học từ bài 9 đến bài 11 . - Biết xử lí các tình huống thể hiện lòng kính trọng biết ơn người lao động ,lịch sự với mọi người và có ý thức giữ gìn các công trình công cộng . - Giáo dục HS thực hiện tốt các nội dung trên thông qua hành vi ,việc làm . II .Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A / Kiểm tra bài cũ : Em hãy nêu các công trình công cộng mà em biết ? GV nhận xét B . Bài mới : 1 /Giới thiệu GV nêu mục tiêu và ghi đề lên bảng 2 /Hướng dẫn HS ôn tập thông qua các dạng bài tập sau : Hoạt động nhóm 6 : Nhóm trưởng lên nhận phiếu học tập GV nêu câu hỏi các nhóm . Câu1 :Em hãy kể tên những người lao động mà em kính phục và yêu quí nhất . Câu 2 Em hiểu thế nào là lịch sự với mọi người ? Câu 3 :Hãy kể tên các công trình công cộng mà em biết . Em hãy đề ra một số hoạt động ,việc làm để bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng Câu 4 :Thảo luận và đóng vai lịch sự với mọi người . Câu 5 :Thảo luận tranh 3 .Giữ gìn các công trình công cộng và sắm vai . Câu 6 :Nêu các tấm gương ,mẫu chuyện nói về việc giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng . Các nhóm thảo luận 5 phút Đại diện các nhóm lên trình bày GV nhận xét - Tuyên dương các nhóm Tổng kết và dặn dò Bầi sau :Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo . 2 em trả lời Hoạt động nhóm Đại diện các nhóm nhận câu hỏi Thảo luận nhóm Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm lên đóng vai Lớp nhận xét bổ sung
Tài liệu đính kèm: