Giáo án môn Lịch sử Lớp 5

Giáo án môn Lịch sử Lớp 5

I. MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS nêu được :

w Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam kỳ.

w Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

w Ông được nhân dân khâm phục, tin yêu và suy tôn là “ Bình Tây đại nguyên soái”

 

doc 106 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858 – 1945 )
Bài 01 	:	BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI “TRƯƠNG ĐỊNH”
Tuần	:	01	Ngày dạy 	 : 07/09/2006	
I. MỤC TIÊU : 
Sau bài học, HS nêu được : 
Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam kỳ. 
Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. 
Ông được nhân dân khâm phục, tin yêu và suy tôn là “ Bình Tây đại nguyên soái”
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : 
Hình vẽ trong sách GK, phóng to nếu có điều kiện. 
Bản đồ hành chính VN. 
Phiếu học tập cho HS. 
Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
MỞ ĐẦU
- GV nêu khái quát về hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình tranh minh họa trang 5 SGK và hỏi : 
Tranh vẽ cảnh gì ? Em có cảm nghĩ gì về buổi lễ trong tranh ?
- GV giới thiệu bài : Trương Định là ai ? Vì sao nhân dân lại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
1- 2 HS nêu ý kiến của mình : Tranh vẽ cảnh nhân dân ta đang làm lễ suy tôn Trương Định là : “Bình Tây đại nguyên soái”. Buổi lễ rất trọng thể và cho thấy sự khâm phục, tin tưởng của nhân dân về vị chủ soái của mình. 
HS nghe GV giới thiệu bài. 
Hoạt động 1
TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC TA SAU KHI THỰC DÂN PHÁP MỞ CUỘC XÂM LƯỢC
GV yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lời cho các câu hỏi sau : 
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ?
- GV vừa chỉ bản đồ vừa giảng bài : Ngày 1- 9- 1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (chỉ vị trí Đà Nẵng) mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta nhưng ngay lập tức chúng đã bị nhân dân ta chống trả quyết liệt. Đáng chú ý nhất là phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân dưói sự chỉ huy của Trương Định. Phong trào này đã thu được một số thắng lợi và làm thực dân Pháp hoang mang, lo sợ. 
HS đọc SGK, suy nghĩ và tìm câu trả lời. 
- 2 HS lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần )
Các câu trả lời đúng là : 
+ Nhân dân Nam Kì đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực. 
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu bảo vệ dất nước.
Hoạt động 2 : 
TRƯƠNG ĐỊNH KIÊN QUYẾT CÙNG NHÂN DÂN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu sau : 
Cùng đọc sách, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau : 
1. Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì ? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai ? Vì sao ?
2. Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào ?
3. Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định ? Việc làm đó có tác dụng như thế nào ?
4. Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận từng câu hỏi trước lớp : 
+ Cử 01 HS làm chủ tọa của cuộc tọa đàm
+ Hướng dẫn HS chủ tọa dựa vào các câu hỏi đã nêu để điều khiển tọa đàm. 
+ GV theo dõi HS làm việc và là cố vấn, trọng tài khi cần thiết. 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm và tọa đàm trước lớp của HS. 
- GV kết luận ngắn gọn về nội dung của hoạt động: Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược. 
HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thảo luận để hoàn thành phiếu. Thư kí ghi ý kiến của các bạn vào phiếu. 
Kết quả thảo luận là : 
1. Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn lại ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. 
 Theo em lệnh của nhà vua là không hợp lý vì lệnh đó thể hiện sự nhượng bộ của Triều đình với thực dân Pháp, kẻ đang xâm lược nước ta, và trái với nguyện vọng của nhân dân. 
2. Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn suy nghĩ : làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng, một dạ tiếp tục kháng chiến. 
3. Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là “ Bình Tây đại nguyên soái”. Điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc. 
4. Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giặc. 
- HS báo cáo kết quả thảo luận theo hướng dẫn của GV : 
+ Lớp cử một HS khá, mạnh dạn. 
+ HS cả lớp phát biểu ý kiến theo sự điều khiển của bạn chủ tọa. 
Hoạt động 3 : 
LÒNG BIẾT ƠN, TỰ HÀO CỦA NHÂN DÂN TA VỚI “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI“
- GV lần lượt nêu các cây hỏi sau cho HS trả lời : 
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. 
+ Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết. 
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông ?
- GV kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì
- HS suy nghĩ, tìm câu trả lời và giơ tay xin phát biểu ý kiến
+ Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước. Em vô cùng khâm phục ông. 
+ HS kể các câu chuyện mình sưu tầm được. 
+ Nhân dân ta đã lập đền thờ ông. , lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và hoàn thành nhanh sơ đồ sau
- HS kẻ sơ đồ vào vở và hoàn thành sơ đồ
Triều đình : 
Kí hoà ước với giặc Pháp và lệnh cho ông giải tán lực lượng
Nhân dân : 
Suy tôn ông làm “Bình Tây đại nguyên soái”
TRƯƠNG ĐỊNH
Quyết tâm chống lệnh vua để ở lại cùng nhân dân đánh giặc
+ Lưu ý : Phần in nghiêng trong sơ đồ là để HS điền. 
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài. 
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và làm các bài tập tự đánh giá kết quả học, sưu tầm các câu chuyện kể về Nguyễn Trường Tộ. 
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Bài 02 	: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
Tuần	:	02	Ngày dạy 	 : 14/09/2006
I. MỤC TIÊU : 
Sau bài học HS nêu được : 
Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
Suy nghĩ và đánh giá của nhân dân ta về những đề nghị canh tân và lòng yêu nước của ông. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : 
Chân dung Nguyễn Trường Tộ 
Phiếu học tập cho HS. 
HS tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1- KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua. 
+ Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định. 
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
2- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- GV giới thiệu bài
- 03 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu được về Nguyễn Trường Tộ theo hướng dẫn : 
 Từng bạn trong nhóm đưa ra các thông tin, bài báo, tranh ảnh về Nguyễn Trường Tộ mà mình sưu tầm được. 
HS chia thành các nhóm nhỏ,mỗi nhóm có 6-8 học sinh,hoạt động theo hướng dẫn của GV.
 Cả nhóm chọn lọc thông tin và thư kí ghi vào phiếu theo trình tự như sau : 
+ Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ. 
+ Quê quán của ông. 
+ Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì ?
+ Ông đã có những suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ ?
- GV cho HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc. 
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS và ghi một số nét chính về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ. 
- GV nêu tiếp vấn đề : Vì sao lúc đó Nguyễn Trường Tộ lại nghĩ đến việc phải thực hiện canh tân đất nước. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài. 
q Kết quả thảo luận, tìm hiểu tốt là : 
- Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871
- Ông xuất thân trong một gia đình công giáo, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé, ông đã nổi tiếng là người thông minh, học giỏi được nhân dân trong vùng gọi là Trạng Tộ. 
- Năm 1860, ông được sang Pháp. Trong những năm ở Pháp, ông đã chú ý quan sát, tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp.
 - Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân đất nước thì ta mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được
+ Đại diện 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất một số điều về tiểu sử Nguyễn Trường Tộ như đã nêu trên . 
Hoạt động 2 : 
TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC TA TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA PHÁP
 ... HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ,sau đó nhận xét và cho điểm HS.
+ Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976 ở nước ta.
+ Quốc hội khóa VI đãù có những quyết định trọng đại gì? 
-GV giới thiệu bài.
-2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 1: YÊU CẦU CẦN THIẾT XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
-GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi để tìm hiểu các vấn đề sau:
-HS cả lớp trao đổi trả lời câu hỏi, theo dõi phần giảng bài của GV để rút ra yêu cầu cần thiết xây dựng và việc chuẩn bị xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì?
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Nêu: Điện giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân. Chiùnh vì thế ngay sau khi hoàn thành thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Trước ngày chính thức khởi công xây dựng nhà máy, toàn Đảng, toàn dân đã tập trung sức người, sức của để xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi, đường sá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc và khu nhà ở, bệnh viện, trường học, cho 35000 công nhân và gia đình của họ.
+ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Hãy chỉ vị trí Nhà máy trên bản đồ.Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?
+ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 6-11-1979 tại tỉnh Hòa Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành. Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta xây dựng nhà máy này.
Hoạt động 2: TINH THẦN LAO ĐỘNG KHẨN TRƯƠNG, DŨNG CẢM TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK và tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
-HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS,cùng đọc SGK, sau đó lần lượt từng em tả trước nhóm, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau.
-GV gọi HS trình bày ý kiến trứoc lớp:hãy cho biết trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
-GS nhận xét kết quả làm việc của HS.
- Một vài HS nêu trước lớp: Họ làm việc cần mẫn ,kể cả vào ban đêm.Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Dùkhó khăn ,thiếu thốn và có cả hi sinh nhưng họ vẫn quyết tâm hoàn thành mọi công việc. Cả nước hướng về Hòa Bình và sẵn sàng chi viện người và của cho công trình.Từ các nước cộng hòa của Liên Xô, gần 1000 kĩ sư, công nhân bậc cao đã tình nguyện sang giúp đỡ Việt Nam.Ngày 30-12-1988 tổ máy điêïn đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình bắt dầu phát điện.Ngày 4-4 -1994, tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hòa vào lưới điện quốc gia.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hỏi: Em có nhận xét gì về hình 1? 
-Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
Hoạt động 3: ĐÓNG GÓP LỚN LAO CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
-GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi dể trả lời các câu hỏi sau:
-Mỗi câu hỏi 1 HS phát biểu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta?
+ Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+Điện của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình Đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?
+ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng,nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
-GV tổ chức cho HS trình bày các thông tin sưu tầm được về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, kể tên các nhà máy thủy điện ở nước ta.
- GV tổng kết bài: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là công trình vĩ đại trong 20 năm đầu xây dựng đất nước của nhân dân ta.Công trường xây dựng nhà máy đã ghi dấu sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hơn 3 vạn kĩ sư, công nhân hai nước Việt Nam – Liên Xô,168 người, trong đó có 11 công dân Liên Xô đã dũng cảm hi sinh cho dòng điện của nhà máy hôm nay.
- GV dặn dò HS về nhà học thuộc bài, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1958 đến nay.
- Chuẩn bị bài “ Ôn tập : Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.” 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
	LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần	:	31	Ngày dạy 	 : 19/04/2007
	LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần	:	32	Ngày dạy 	 : 26/04/2007
Bài 29 	: 	ÔN TẬP
LỊCH SỬ NƯỚC TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
Tuần	:	33	Ngày dạy 	 : 03/05/2007
I . MỤC TIÊU
Sau bài học HS nêu được :
+ Nội dung chính của thời kì lịch sư ûnước ta từ năm 1858 đến nay.
+Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và Đại thắng mùa xuân 1975
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 GV và HS chuẩn bị bảng thống kê lịch sử dân tộc ta từ 1958 đến nay.
III . CÁC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
+Để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cán bộ công nhân hai nước Việt Nam, Liên Xô đã lao động như thế nào?
+Nêu vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?
+ Em biết thêm những nhà máy thủy điện nào đã và đang được xây dựng ở nước ta?
-GV giới thiệu bài.
-3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 1: THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỪ 1945 ĐẾN 1975
-GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng bịt kín các nội dung .
-HS đọc lại bảng thóâng kê mình đã làm ở nhà theo yêu cầu của tiết trước.
-GV chọn 1 HS giỏi điều khiển các bạn trong lớp đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê, sau đó hướng dẫn HS này cách đặt câu hỏi cho các bạn để cùng lập bảng thống kê. 
-GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết .
-HS cả lớp làm việc dưới sự điều khiển của bạn lớp trưởng( hoặc HS giỏi).
+HS điều khiển nêu câu hỏi.
+HS cả lớp trả lời, bổ sung ý kiến.
+HS điều khiển kết luận đúng /sai, nếu đúng thì mở bảng thống kê cho các bạn đọc lại, nếu sai yêu cầu các bạn khác nêu lại.
+HS nhờ GV làm trọng tài khi không giải quyết được vấn đề.
-GV tổ chức cho HS chọn 5 sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử của dân tộc ta từ 1945 đến nay.
-HS cả lớp nêu ý kiến, trao đổi và thống nhất các sự kiện:
1. Ngày 19-8-1945, Cách mạng tháng Tám thành công.
2. Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Đôïc lập,khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
3. Ngày 7-5-1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi 9 năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
4. Tháng 12-1972, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, đưa đến việc Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
5. Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tòan thắng, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất.
Hoạt động 2: THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ
-GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên cacù trận đánh lớn của lịch sử từ 1945 đến 1975, kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu tên 1 trận đánh hoặc 1 nhân vậy lịch sử.
+ Các trận đánh lớn :
Ÿ 60 ngày đêm chiến đấu kìm chân giặc của nhân dân Hà Nội năm 1946
Ÿ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
Ÿ Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
Ÿ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ÿ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Ÿ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
+Các nhân vật lịch sử tiêu biểu : chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 7 anh hùng được tuyên dương trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc... 
-GV tổ chức cho HS thi kể về các trận đánh, các nhân vật lịch sử trên. 
-HS xung phong lên kể trước lớp, sau đó là HS cả lớp. 
-GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay
IV . CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK
-GV kết luận : Lịch sử Việt Nam từ năm 1858là lịch sử chống Pháp, chống Mĩ để giành, giữ độc lập tự do và tiến lên CNXH. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng CNXH, nhân dân Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, sẵn sàng chấp nhận hi sinh, gian khổ để đạt được mục đích cao cả. Từ khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; hiện nay dân tộc ta đang đi theo con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn: Xây dựng CNXH- đó là con đường đúng đắn của thời đại. 
V . RÚT KINH NGHIỆM
	ÔN TẬP HỌC KÌ II
Tuần	:	34	Ngày dạy 	 : 10/05/2007
	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Tuần	:	35	Ngày dạy 	 : 17/05/2007

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_5.doc