Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 cả năm

Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 cả năm

TUẦN 1 TIẾT 1

ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH

Ngày soạn: . Ngày dạy: .

I/-MỤC TIÊU:

 - Ôn về các từ chỉ sự vật.

 - Làm quen với biện pháp tu từ: So sánh.

 - GD HS vận dụng biện pháp tu từ trong nói, viết. Chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống để cảm nhận được vẻ đẹp riêng.

II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ, câu văn ở BT1,2 SGK/8.

 

doc 55 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	TIẾT 1
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
Ngày soạn: .......................... Ngày dạy: ..........................
I/-MỤC TIÊU: 
	- Ôn về các từ chỉ sự vật.
	- Làm quen với biện pháp tu từ: So sánh.
	- GD HS vận dụng biện pháp tu từ trong nói, viết. Chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống để cảm nhận được vẻ đẹp riêng.
II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ, câu văn ở BT1,2 SGK/8.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Khởi động: 1’ (Hát)
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra sự chuẩn bị về đồ dùng học tập của HS.
	3. Bài mới: 27’
	a. Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài: “Ôn tập về từ chỉ sự vật. So sánh”
	b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 7’
 20’
Hoạt động 1: Luyện tập về từ chỉ sự vật.
Mục tiêu: HS tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ.
Tiến hành: 
BT1: 
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn làm mẫu dòng thơ 1:
 Tay em đánh răng
- Yêu cầu HS làm bài (Giúp đỡ HS TB).
Kết lại: Từ chỉ người hay bộ phận cơ thể người cũng là từ chỉ sự vật.
Hoạt động 2: Luyện tập về sự vật được so sánh và hình ảnh so sánh.
Mục tiêu: HS tìm được những sự vật được so sánh với nhau và nêu được hình ảnh so sánh mình thích.
Tiến hành: 
BT2: 
- GV hd tìm hiểu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn làm mẫu câu a:
Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
- Yêu cầu HS làm bài (Đặt câu hỏi gợi ý cho HS TB).
BT3: 
- GV hd tìm hiểu yêu cầu BT.
- Động viên HS phát biểu ý kiến.
Kết lại: Mỗi hình ảnh so sánh có 1 nét đẹp riêng. Ta cần chú ý quan sát sự vật hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày để cảm nhận được vẻ đẹp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài cá nhân vào vở, 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Chữa bài tập:
 Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài.
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai.
- HS đọc lại BT đã làm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài cá nhân vào vở, 3 HS làm vào bảng phụ 3 câu còn lại.
- HS chữa bài vào vở:
b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
c) Cánh diều được so sánh với dấu“ á”.
d) Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
- HS đọc lại BT đã làm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau tự do phát biểu ý kiến riêng.
4) Củng cố: 2’
	- HS nêu lại các từ chỉ sự vật trong khổ thơ, nêu những hình ảnh so sánh mình thích.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
	- Luyện tập thêm ở vở BT. Xem trước bài tiết sau, SGK/16.
	- Nhận xét:
	 Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 2	 	TIẾT 2
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIẾU NHI
ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?
Ngày soạn: ......................... Ngày dạy: ...........................
I/-MỤC TIÊU: 
	- Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm các từ chỉ trẻ em, tính nết trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
	- Ôn kiểu câu Ai (cái gì, con gì) - là gì?
	- GD HS yêu quý vốn từ; vận dụng vốn từ đã học vào nói, viết, đặt câu. 
II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ hướng dẫn làm BT1 và bảng nhóm để HS làm BT2,3.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Khởi động: 1’ (Hát)
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra HS làm lại BT1, 2 của tiết 1.
	3. Bài mới: 27’
	a. Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài: “Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi”
	b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy	
Hoạt động học
 7’
 20’
Hoạt động 1: Luyện tập mở rộng vốn từ về trẻ em.
Mục tiêu: HS Tìm các từ chỉ trẻ em, tính nết trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
Tiến hành: 
BT1: 
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn làm mẫu như ở SGK.
- Tổ chức cho 3 đội chơi Thi tìm từ nhanh
 Kết lại: Có rất nhiều từ chỉ trẻ em, chỉ tính nết và chỉ tình cảm đối với trẻ em.
Hoạt động 2: Luyện tập về tìm bộ phận câu và đặt câu hỏi theo mẫu câu Ai (cái gì, con gì) - là gì?
Mục tiêu: HS tìm được các bộ phận của câu và đặt câu hỏi theo yêu cầu.
Tiến hành: 
BT2: 
- GV hd tìm hiểu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn làm mẫu câu a:
 (Ai?) (là gì?)
Thiếu nhi / là măng non của đất nước.
- Yêu cầu HS làm bài (GV hướng dẫn HS TB).
BT3: 
- GV hd tìm hiểu yêu cầu BT: Phải xác định bộ phận in đậm trả lời câu hỏi Ai? Hay câu hỏi là gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
Kết lại: Cần xác định đúng bộ phận câu sau đó đặt câu hỏi cho thích hợp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 3 đội bốc thăm tìm từ theo chỉ định của thăm: (a), b) hoặc c)
- Chữa bài tập:
a) nhi đồng, trẻ em,...
b) thật thà, ngây thơ,...
c) quan tâm, chăm sóc,...
- HS đọc lại BT đã làm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài cá nhân vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ 2 câu còn lại.
- HS chữa bài vào vở:
 (Ai?) (là gì?)
b) Chúng em / là HS tiểu học.
c) Chích bông / là bạn của trẻ em.
- HS đọc lại BT đã làm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài cá nhân vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm.
- Chữa bài vào vở:
a) Cái gì ... Việt Nam?
b) Ai ... đất nước?
c) Đội Thiếu niên... là gì?
- HS đọc lại BT đã làm.
4) Củng cố: 2’
	- HS nêu lại các từ về chủ đề trẻ em.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
	- Ghi nhớ vốn từ vừa học. Xem trước bài So sánh. Dấu chấm, SGK/24.
	- Nhận xét:
	 Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 3	 	TIẾT 3
SO SÁNH. DẤU CHẤM
Ngày soạn: ......................... Ngày dạy: ...........................
I/-MỤC TIÊU: 
	- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.
	- Ôn luyện về dấu chấm: Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu.
	- GD HS có thói quen dùng đúng dấu chấm khi viết.
II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ viết ND BT3 + Bảng nhóm cho HS làm BT1.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Khởi động: 1’ (Hát)
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra HS làm lại BT1, 3 của tiết 2.
	3. Bài mới: 27’
	a. Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài: “So sánh. Dấu chấm”
	b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy	
Hoạt động học
 20’
 7’
Hoạt động 1: Luyện tập tìm, nhận biết các từ chỉ sự so sánh.
Mục tiêu: HS Tìm và ghi lại được các từ chỉ sự so sánh trong câu thơ đã cho.
Tiến hành: 
BT1: 
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
BT2: 
- GV hd tìm hiểu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
Kết lại: Các hình ảnh so sánh giúp cho câu văn, câu thơ thêm sinh động. Ta cần vận dụng trong nói, viết.
Hoạt động 2: Luyện tập về dấu chấm
Mục tiêu: HS điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
Tiến hành: 
BT3:
- GV hd tìm hiểu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
Kết lại: Cần đặt dấu chấm đúng vị trí để câu văn diễn đạt một ý trọn vẹn.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài nhóm đôi vào vở, 4 HS làm vào bảng nhóm.
- Chữa bài tập:
a) Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b) Hoa xao xuyến nở như mây....
c) Trời là cái tủ ướp lạnh/ Trời là cái bếp lò nung.
d) Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
- HS đọc lại BT đã làm.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Làm bài cá nhân vào vở, 4 HS làm vào bảng nhóm.
- 2 HS: tựa - như - là - là - là
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc lai đoạn văn.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- 1 HS chữa trên bảng phụ:
Ông tôi... loại giỏi. Có lần, ... đinh đồng. Chiếc búa... tơ mỏng. Ông là ... gia đình tôi
- HS đọc lại BT đã làm.
4) Củng cố: 2’
	- HS nêu lại các hình ảnh so sánh và đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
	- Ghi nhớ nội dung vừa học. Xem trước bài Mở rộng vốn từ: Gia đình, SGK/33.
	- Nhận xét:
	 Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 4	 	TIẾT 4
MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH
ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?
Ngày soạn: ......................... Ngày dạy: ...........................
I/-MỤC TIÊU: 
	- Mở rộng vốn từ về gia đình.
	- Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) - là gì?
	- Bồi dưỡng cho HS vốn từ phong phú về gia đình và vận dụng để đặt câu.
II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Khởi động: 1’ (Hát)
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra HS làm lại BT1, 2 của tiết 3.
	3. Bài mới: 27’
	a. Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài: “Mở rộng vốn từ: Gia đình”
	b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy	
Hoạt động học
 7’
 10’
 10’
Hoạt động 1: Luyện tập mở rộng vốn từ: Gia đình.
Mục tiêu: HS Tìm được các từ chỉ gộp những người trong gia đình.
Tiến hành: 
BT1: 
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
Kết lại: Từ ngữ chỉ gộp (chỉ người) đều chỉ từ hai người trở lên.
Hoạt động 2: Luyện tập xếp thành ngữ, tục ngữ.
Mục tiêu: HS xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.
Tiến hành: 
BT2: 
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn mẫu câu a.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
Kết lại: Cần hiểu nội dung, ý nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ để xếp đúng cột.
Hoạt động 3: Luyện tập đặt câu.
Mục tiêu: HS đặt được câu theo mẫu Ai là gì? Theo yêu cầu.
Tiến hành: 
BT3:
- GV hd tìm hiểu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn mẫu câu a:
Tuấn là người biết nhường nhịn.
- Yêu cầu HS làm bài (GV giúp đỡ HS TB)
- Gọi HS chữa bài GV nhận xét.
Kết lại: Cần ghi nhớ và vận dụng đúng mẫu câu Ai là gì?.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm việc nhóm đôi vào nháp, phát biểu ý kiến
- Nhiều HS:
Ông bà, cha chú, dì dượng, cô chú, cậu mợ,...
- HS đọc lại BT đã làm.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Làm vào vở (nhóm đôi).
- 1 HS làm trên bảng lớp: 
Cha mẹ đối với con cái
Con cháu đối với ông bà, cha mẹ
Anh chị em đối với nhau
c)
d)
a)
b)
e)
g)
- HS đọc lại BT đã làm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
-  ... huẩn bị cho tiết học tuần tới.
	- Nhận xét:
	 Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 24	 	 TIẾT 24
MỬ RỘNG VỐN TỪ: NGHỆ THUẬT. 
DẤU PHẨY
Ngày soạn: ......................... Ngày dạy: ...........................
I/- MỤC TIÊU: 
	- Củng cố, hệ thống hóa vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
	- Ôn luyện về dấu phẩy (với chức năng ngăn cách bộ phận đồng chức), 
- GD HS yêu quý những người lao động trí óc. Bước đầu tập vận dụng dấu câu trong văn nói và viết.
II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng nhóm. Bảng lớp viết đoạn văn BT2.
- HS : Xem trước bài ở nhà.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Khởi động: 1’ (Hát)
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra HS làm bài trong vở BT của tiết trước.
	3. Bài mới: 27’
	a. Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài: “Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy”
	b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
15’
12’
Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ
Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
Tiến hành:
BT1:
- GV đọc yêu cầu.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu BT: hướng dẫn mẫu. 
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét, bình chọn và giải đáp kết quả đúng.
Hoạt động 2: Ôn về dấu câu
Mục tiêu: Ôn luyện về dấu phẩy.
Tiến hành
BT2:
- Đọc toàn văn yêu cầu BT.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc lại.
- Theo dõi.
- Làm việc theo nhóm, mời 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức. Lớp đọc bảng từ,. nhận xét.
- Chữa bài vào vở:
a) diễn viên, ca sĩ, nhà văn,...
b) đóng phim, ca hát, làm văn,...
c) điện ảnh, kịch nói, cải lương,...
- 1 HS đọc lại.
- Làm bài nhóm đôi vào vở, 2 HS làm vào bảng lớp. Lớp nhận xét.
- Chữa bài.
4) Củng cố: 2’
	? Giải thích thế nào là nghệ sĩ và nêu các hoạt động của họ.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
	- Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị cho tiết học tuần tới.
	- Nhận xét:
	 Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 25	 	 TIẾT 25
NHÂN HOÁ. 
ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
Ngày soạn: ......................... Ngày dạy: ...........................
I/- MỤC TIÊU: 
	- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
	- Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?: tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
- GD HS thói quen tập vận dụng phép nhân hoá trong văn viết.
II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ kẻ bảng để HS làm BT1. Bảng lớp viết sẵn câu văn BT2,3.
- HS : Xem trước bài ở nhà.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Khởi động: 1’ (Hát)
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra HS làm bài trong vở BT của tiết trước.
	3. Bài mới: 27’
	a. Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài: “Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?”
	b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
10’
17’
Hoạt động 1 : Nhân hoá
Mục tiêu: Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
Tiến hành:
BT1:
- GV đọc toàn văn yêu cầu BT1.
- Gọi HS đọc lại.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu BT.
- Tổ chức cho HS làm bài bằng hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ.
+ Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào?
+ Cách gọi và tả sự vật, con vật có gì hay?
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2: Đặt và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?: tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
Tiến hành
BT2:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- HD mẫu câu a.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
BT3:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS đọc lại bài Hội vật, lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Câu a
+ Câu b
+ Câu c
+ Câu d
- Theo dõi.
-1HS đọc lại, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, nắm cách làm bài.
- Làm việc theo nhóm , 2 nhóm thi làm bài tiếp sức. Lớp nhận xét.
- 1 HS nêu.
- Theo dõi.
- Làm việc cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng. Lớp nhận xét.
- Chữa bài:
a) vì câu thơ vô lí quá
b) vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất
c) vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
- 1 HS đọc.
- Đọc thầm, trả lời:
+ vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ
+ vì Quắm Đen đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp.
+ vì muốn đánh lừa Quắm Đen.
+ vì anh mắc mưu ông.
4) Củng cố: 2’
	- Vài HS nêu miệng lại BT2,3.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
	- Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị cho tiết học tuần tới.
	- Nhận xét:
	 Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 26	 	 TIẾT 26
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LỄ HỘI. DẤU PHẨY
Ngày soạn: ......................... Ngày dạy: ...........................
I/- MỤC TIÊU: 
	- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Lễ hội (hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội; biết tên một số lễ hội, hội; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.
	- Ôn luyện về dấu phẩy.
- GD HS thói quen tập vận dụng dấu phẩy trong văn viết.
II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ viết nội dung BT1,3.
- HS : Xem trước bài ở nhà.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Khởi động: 1’ (Hát)
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra HS làm bài trong vở BT của tiết trước.
	3. Bài mới: 27’
	a. Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài: “Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy”.
	b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
20’
7’
Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ
Mục tiêu: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Lễ hội (hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội; biết tên một số lễ hội, hội; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.
Tiến hành:
BT1:
- GV đọc toàn văn yêu cầu BT1.
- Gọi HS đọc lại.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu BT.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
BT2: 
- Nêu yêu cầu BT.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Dấu phẩy.
Mục tiêu: Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
Tiến hành
BT3:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Giúp HS nhận ra điểm giống nhau giữa các câu.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Theo dõi.
-1HS đọc lại, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, nắm cách làm bài.
- Làm Làm bài cá nhân vào vở, 1 HS làm bài trên bảng phụ. Lớp nhận xét.
- Chữa bài:
+ Lễ → Các nghi thức
+ Hội → Cuộc vui
+ Lễ hội → hoạt động tập thể
- Đọc thầm yêu cầu trong SGK.
- Trao đổi nhóm, viết các từ vào bảng nhóm, cử đại diện trình bày. Nhận xét lẫn nhau.
- Chữa bài vào vở:
a) Lễ hội đền Hùng, đền Gióng,
b) Hội vật, đua thuyền,
c) đua thuyền, đua ngựa, thả diều, thắp hương,
- 1 HS nêu.
- Theo dõi.
- Làm việc cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng. Lớp nhận xét.
- Chữa bài vào vở.
4) Củng cố: 2’
	- Vài HS nêu miệng lại BT1,2.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
	- Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị cho tiết học tuần tới.
	- Nhận xét:
	 Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 27	 	 TIẾT 27
ÔN TẬP
Ngày soạn: ......................... Ngày dạy: ...........................
I/-MỤC TIÊU: 
	- Tiếp tục ôn về nhân hoá
	- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi Ô chữ.
	- Thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2 - tiết 2. Phiếu học tập ghi BT2 - Tiết 7.
	- HS: Ôn lại các kiến thức đã học.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Khởi động: 1’ (Hát)
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra HS làm lại BT 1,2,3 của tiết trước.
	3. Bài mới: 27’
	a. Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài: “Ôn tập”
	b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy	
Hoạt động học
 7’
 20’
Hoạt động 1: Nhân hoá
Mục tiêu: Tiếp tục ôn về nhân hoá..
Tiến hành: 
BT2 - tiết 2:
 - Gọi HS đọc nội dung BT.
- HD học sinh nắm vững yêu cầu BT.
- Tổ chức làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chốt lại.
 - Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ.
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi Ô chữ.
Tiến hành: 
BT2 - tiết 7:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Phát phiếu cho mỗi HS và tổ chức cho HS làm bài.
- Gọi HS lần lượt nêu miệng các từ ở dòng ngang để tìm từ xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Làm bài nhóm đôi vào vở, 2 HS lên bảng.
- Chữa bài:
a) mồ côi, gầy
 tìm, ngồi, run run, ngã
b) Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi.
Sợi nắng giống một người gầy yếu.
c) Yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi.
- 1 HS nêu
- Làm bài cá nhân vào phiếu
- Lần lượt trả lời và giải đáp ô chữ: PHÁT MINH
4) Củng cố: 2’
	- Gọi HS nêu miệng lại một số BT đã làm. 
	- Thu toàn bộ bài làm của HS để chấm.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
	- Ghi nhớ nội dung vừa học. Chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới.
	- Nhận xét:
	 Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA luyentuvacau lop3 canam.doc