Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Học kì 2

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Học kì 2

NGƯỜI CÔNG DÂN

Người công dân số Một (Phần 1)

I. Mục tiêu

 1. Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

 * Phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vât.

 2. Hiểu tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu 3(không giải thích lí do)

II/ Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ.

 - Ảnh chụp bến Nhà Rồng

 

doc 108 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 37
NGƯỜI CÔNG DÂN
Người công dân số Một (Phần 1)
I. Mục tiêu 
	1. Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
	* Phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vât.
	2. Hiểu tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu 3(không giải thích lí do) 
II/ Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ.
 - Ảnh chụp bến Nhà Rồng
 III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra SGK tập 2 của HS 
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS .
3/ Bài mới
a ) Giới thiệu: 
 - Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Người công dân trong SGK và giới thiệu: HS tham gia bỏ phiếu bầu ban chỉ huy chi đội (hoặc liên đội), thực hiện nghĩa vụ của người công dân tương lai.
 - Vở kịch Người công dân số Một viết về chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. Để hiểu rõ hơn về những năm tháng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước chúng ta cùng tìm hiểu phần 1 của vở kịch. “Lòng dân”
- Ghi bảng tựa bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu một HS đọc lời giới thiệu, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
- Cho xem tranh.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc theo 3 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu ...đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
 + Đoạn 2: Tiếp theo ... đến Không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- Sữa lỗi phát âm cho HS (nếu sai)
- Ghi từ cần luyện đọc lên bảng : Phắc tuya, sa-xơ-lu Lô-ba, phú lãng sa .
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK .
- Cách đọc :
+ Toàn bài đọc giọng rõ ràng mạch lạc phân biệt 2 nhân vật anh Thành và anh Lê .
* Anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự suy nghĩ về vận nước .
* Anh Lê: hồ hởi nhiệt tình thể hiện tính cách người có tinh thần yêu nước .
+ Nhấn giọng các từ: sao lại thôi, vào Sài Gòn này làm gì ? Sao lại không ? Không bao giờ ?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2.
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1 : Đoạn 1
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
Nhóm 2 : Đoạn 2,3
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước
- Nêu: Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành đối với dân, với nước .
Nhóm 3 : Đoạn 2,3
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê có nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
- Nêu : Câu chuyện giữa hai người không ăn nhập vào nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn đến cuộc sống hằng ngày. Còn anh Thành chỉ nghĩ đến việc cứu dân cứu nước .
 c) Luyện đọc diễn cảm (theo vai)
- Nhắc lại cách đọc:
+ Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật.
+ Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Tổ chức thi đọc theo cách phân vai.
- Nhận xét, tuyên dương.
4/ Củng cố 
- Nội dung chính của đoạn kịch là gì ?
- Ghi nội dung lên bảng : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- GDHS: Đất nước Việt Nam nhờ có những con người “Vì nước quên thân” như Nguyễn Tất Thành mới có được độc lập như ngày hôm nay. Chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của những người đi trước, phải sống sao cho xứng đáng với những hi sinh của họ cho nền độc lập của dân tộc.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị phần tiếp của vở kịch Người công dân số Một.
- Hát vui.
- Trình bày SGK tại chỗ .
- Quan sát tranh chủ điểm.
- Lắng nghe .
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định đọc, lớp theo dõi.
- Quan sát tranh.
- 3HS tiếp nối nhau đọc.
- 1HS luyện đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm SGK .
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm SGK .
- Theo dõi .
- 3 HS được chỉ định đọc , lớp theo dõi SGK .
- Thảo luận và trả lời:
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Chúng ta là đồng bào... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
+ Vì anh với tôichúng ta là công dân nước Việt .
- Lắng nghe.
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành không trả lời vào câu hỏi của anh Lê như :
* Anh lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ?
* Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-bathìờanh là người thế nào ?
* Anh Lê hỏi: nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến không xin việc ở Sài Gòn này nữa ?
* Anh Thành lại đáp: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn tọa đăng .
- Lắng nghe.
- Theo dõi .
- Thành viên trong nhóm chọn vai và đọc.
- Các nhóm xung phong thi.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS lần lượt đọc thành tiếng cho cả lớp nghe .
- Lắng nghe
 Tuần 19
Tiết 38
Người công dân số Một (tiếp theo)
I. Mục tiêu
	1. Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.
	* Biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
 	2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không giải thích lí do)
II/ Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ.
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch (Đoạn 1).
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Đoạn trích tiếp theo của vở kịch Người công dân số Một sẽ cho các em biết quyết tâm ra đi tìm con đường cứu dân, cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc theo 2 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu ... đến Lại còn say sóng nữa...
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm
- Ghi tưc cần luyện đọc lên bảng: La-tút-sơ Tờ-rê-vin, A-lê hấp, súng kíp, phú lãng sa .
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK
- Cách đọc :
+ Lời anh Thành: hồ hởi thể hiện tâm trạng phấn chấn vì sắp được lên đường .
+ Lời anh Lê: thể hiện sự quan tâm lo lắng cho bạn . 
+ Giọng anh Mai: Điềm tĩnh, từng trải.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- Gọi HS khá đọc cả bài .
- Giới thiệu tranh SGK 
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1
 + Anh Lê, anh Thành là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
Nhóm 2
+ Quyết tâm của anh Thành tìm con đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? 
Nhóm 3
+ “Người công dân số Một” trong vở kịch là ai? 
- GDHS: Lòng yêu quê hương đất nước, kính yêu Bác Hồ .
 c) Luyện đọc diễn cảm
- Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc: 
+ Giọng anh Thành: Hồ hởi, phấn chấn vì sắp được lên đường.
+ Giọng anh Lê: Thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho bạn.
+ Giọng anh Mai: Điềm tĩnh, từng trải.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Tổ chức thi đọc phân vai toàn bộ màn kịch.
- Nhận xét, tuyên dương.
4/ Củng cố
- Gợi ý HS nêu nội dung bài và ghi bảng. 
- Ghi nội dung lên bảng: ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Thái sư Trần Thủ Độ.
- Hát vui.
- 3 HS được chỉ định thực hiện.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- Lắng nghe .
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm 
-2 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm SGK .
- Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Quan sát tranh .
- Thảo luận và trả lời:
+ Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ. Anh Thành: không cam chịu, quyết tâm tìm con đường mới để cứu dân , cứu nước.
+ Thể hiện qua lời nói: 
. Để giành lại non sông .
. Làm thân nô lệ .
. Sẽ có một ngọn đèn khác .
 + Thể hiện qua cử chỉ:
. Xòe bàn tay ra và nói: tiền đây chứ đâu ? 
+ Người công dân số một trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta .
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe .
- Quan sát và chú ý theo dõi.
- Từng nhóm phân vai và đọc diễn cảm.
- 2 nhóm thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Lắng nghe .
Tuần 20
Tiết 39
Thái sư Trần Thủ Độ (SGK 15)
I/ Mục tiêu .
	1. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật
2. Hiểu ý nghĩa truyện: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn ... hơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	* Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
	2. Lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần sách Tiếng Việt 5, tập hai để HS bốc thăm.
	- Một số phiếu kẻ bảng thống kê ở BT 2. 
	- Phiếu phô tô nội dung BT 3. 
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới 
- Giới thiệu: Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong tuần này.
- Ghi bảng tựa bài.
* Bài tập 1
- Yêu cầu 3 HS lên bốc thăm chọn bài và xem bài đã chọn.
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài tập 2
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2.
- Hướng dẫn HS làm bài: Để lập được bảng thống kê hoàn chỉnh, cần kẻ bảng thống kê và điền số liệu vào bảng.
 + Kẻ số cột dọc dựa vào các mặt được thống kê.
 + Kẻ số hàng ngang dựa vào số năm học.
 + Điền số liệu vào từng ô trống. 
- Yêu cầu suy nghĩ và thực hiện theo cặp, phát phiếu cho 3 cặp thực hiện.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài tập 3
- Yêu cầu đọc nội dung BT.
- Hướng dẫn: Để chọn được phương án trả lời đúng, phải xem bảng thống kê đã lập, gạch chân các ý trả lời đúng trong VBT, phát phiếu cho 3 HS thực hiện.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa chữa.
4/ Củng cố
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ nắm vững kiến thức đã học về cách lập bảng thống kê. Từ đó, các em sẽ vận dụng vào thực tế cuộc sống.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại cách lập biên bản cuộc họp chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định bốc thăm, chọn bài.
- Lần lượt từng HS đã bốc thăm thực hiện.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Trao đổi và thực hiện theo cặp.
- Tiếp nối nhau trình bày, HS làm phiếu dán lên bảng và trình bày.
- Nhận xét, bình chọn.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày, HS làm phiếu dán lên bảng và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 4
I/ Mục đích, yêu cầu
	Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy học
	- VBT Tiếng Việt 5, tập hai.
	- Bảng phụ ghi mẫu biên bản cuộc họp.
	- Bảng nhóm.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới 
- Giới thiệu: Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp trong tiết ôn tập này. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện tập 
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Nêu câu hỏi gợi ý: 
 + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
 + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng tiến bộ?
 + Nêu cấu tạo của một biên bản.
- Gợi ý để lớp trao đổi nhanh và thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết.
- Treo bảng phụ ghi mẫu biên bản.
- Hướng dẫn: Khi viết, cần bám sát bài Cuộc họp của chữ viết và tưởng tượng mình là một chữ cái hoặc một dấu câu làm thư kí cuộc họp, viết biên bản cuộc họp.
- Yêu cầu viết biên bản vào VBT, phát bảng nhóm cho 3 HS thực hiện. 
- Yêu cầu trình bày biên bản.
- Nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh biên bản.
4/ Củng cố
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ viết được những biên bản cuộc họp. 
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn chỉnh biên bản chưa đạt ở nhà.
- Các em chưa kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt xem lại bài để được kiểm tra trong tiết sau.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý nghe và suy nghĩ để phát biểu.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc to.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 5
I/ Mục đích, yêu cầu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
* Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
2. Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ.
* Cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả được một trong những hình ảnh vừa tìm được.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần sách Tiếng Việt 5, tập hai để HS bốc thăm.
- Bảng nhóm. 
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới 
- Giới thiệu: Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kiến thức đọc và về kĩ năng miêu tả trong tiết ôn tập này.
- Ghi bảng tựa bài.
* Bài tập 1
- Yêu cầu các HS chưa kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt lên bốc thăm chọn bài và xem bài đã chọn.
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Giải thích: Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, có thôn Mỹ Lai - nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em đã biết qua bài KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
- Lưu ý HS: miêu tả hình ảnh là nói tưởng tượng suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em.
- Yêu cầu đọc những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em.
- Yêu cầu đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển.
- Yêu cầu đọc kĩ từng câu hỏi và chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ để miêu tả hình ảnh đó.
- Yêu cầu lần lượt trả lời từng câu hỏi:
 + Bài thơ gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em. Hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất.
 + Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào? Hãy nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.
- Nhận xét, sửa chữa
4/ Củng cố
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ cảm nhận những hình ảnh, chi tiết trong bài thơ cũng như biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ mình đã đọc.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HTL những hình ảnh thơ mà em thích trong bài Trẻ con ở Mỹ Sơn.
- Chuẩn bị trước nội dung tiết 3.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS bốc thăm trình bày.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau đọc từ Tóc bết đầy ... Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn
- Tiếp nối nhau đọc đoạn từ Hoa xương rồng đến hết.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 6
I/ Mục đích, yêu cầu
1. Nghe - viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 15 chữ/ 15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
2. Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ).
II/ Đồ dùng dạy học
	- Bảng lớp viết hai đề bài.
	- VBT.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới 
- Giới thiệu: Các em sẽ được nghe để viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ và được củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Nghe - viết
- Đọc bài 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
- Lưu ý HS cách trình bày thể thơ tự do và các từ ngữ dễ viết sai.
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
- Chấm 3 vở và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nhận xét và chữa lỗi phổ biến.
* Bài tập 2 
- Yêu cầu đọc nội dung BT 2. 
- Viết bảng hai đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng và hướng dẫn HS phân tích đề:
 a) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
 b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
 + Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ để viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo 1 trong 2 đề bài đã cho.
 + Nên chọn đề tài gần gũi với mình.
- Yêu cầu giới thiệu đề tài đã chọn.
- Yêu cầu viết đoạn văn vào vở.
- Yêu cầu trình bày bài viết.
- Nhận xét, giúp hoàn chỉnh đoạn văn đã viết. 
4/ Củng cố
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ nắm vững kiến thức đã học viết đoạn văn miêu tả.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- Chú ý nghe và theo dõi trong SGK.
- Chú ý.
- Viết chính tả vào vở.
- Nghe và tự soát lỗi.
- Soát lỗi theo cặp
- Chú ý và chữa vào vở.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 7 + 8
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
*****

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_hoc_ki_2.doc