Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 cả năm

Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 cả năm

TUẦN 1

NÓI VỀ ĐỘI TNTP

ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN

 I – Mục tiêu :

Rèn kỷ năng nói : Trình bày được những hiểu biết về đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .

Rèn kỷ năng viết : Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách .

 II – Đồ dùng dạy học :

Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( photo phát cho từng HS ) .

Vở BT .

 III – Các hoạt động dạy và học :

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1805Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
NÓI VỀ ĐỘI TNTP
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
* * * * * * * * * *
 I – Mục tiêu : 
Rèn kỷ năng nói : Trình bày được những hiểu biết về đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .
Rèn kỷ năng viết : Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách .
 II – Đồ dùng dạy học : 
Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( photo phát cho từng HS ) .
Vở BT .
 III – Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A –Mở đầu : 
B – Dạy bài mới :
HĐ 1 Giới thiệu bài : bài đơn xin vào Đội tronh tiết TLV hôm nay , các em sẽ nói về những điều đã biết về tổ chức đội . Sau đó các em sẽ tập điền đúng nội dung mẫu đơn in sẵn - Đơn xin cấp thẻ đọc sách .
HĐ 2 Hướng dẫn làm bài tập : 
a – Bài tập 1 : 
GV nói : Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp thuộc cả độ tuổi nhi đồng .
GV nhận xét bổ sung bình chọn người am hiểu nhất diễn đạt tự nhiên nhất trôi chảy nhất về tồ chức đội .
Đội thành lập ngày nào ? Ở đâu ? (đội thành lập ngày 15 – 5 - 1941 tại PácPó , Cao Bằng . Tên là Đội nhi đồng cứu quốc .) 
Những đội viên đầu tiên của đội là ai ? ( Nông văn Dền “Kim Đồng ” Nông văn Thàn , Lý văn Tịnh , Lý Thị Mì , Lý Thị Xậu .
Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ? ( vào ngày 30 – 1 – 1970 ) 
 Bài tập 2 : 
GV giúp HS nêu hình thức của mẩu đơn .
Quốc hiệu và tiêu ngử ( Cộng Hoà . . . .Độc Lập . . .)
- Hát .
-1 ,2 HS đọc yêu cầu của đề bài .Cả lớp đọc thầm theo .
-HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi .
- Đại điện nhóm phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
-1 ,2 HS đọc yêu cầu của đề bài .Cả lớp đọc thầm theo .
Địa điểm , ngày , tháng , năm viết đơn 
Tên đơn 
Địa chỉ gởi đơn 
Họ , Tên, ngày sinh , địa chỉ lớp trường của người viết đơn 
Nguyện vọng và lời hứa 
Tên và chữ ký của người viết đơn .
HĐ3- Củng cố Dặn dò : 
GV nêu nhận xét về tiết học .
Yêu cầu HS nhớ mẩu đơn , thực hành điền chính xác vào mẩu đơn in sẳn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện .
-HS làm vào vở .
-2 –3 HS đọc lại bài viết 
-Cả lớp nhận xét và cho ý kiến 
Ngày. . . .tháng . . . .năm 200
 TUẦN 2 
VIẾT ĐƠN
* * * * * * * * * *
 I – Mục tiêu : 
 Dựa theo mẩu đơn của bài tập đọc “Đơn xin vào đội” mỗi HS viết một lá đơn vào Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .
 II – Đồ dùng dạy học : 
Giấy rời để HS viết đơn 
III – Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi động
A- Kiểm tra bài củ : 
B –Dạy bài mới : 
HĐ 1- Giới thiệu bài : Trong tiết TLV hôm nay , dựa theo mẫu đơn xin vào đội , mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào đội của chính mình 
HĐ2- Hướng dẫn HS làm bài : 
GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài 
GV hỏi : Phần nào trong đôn phải viết theo mẫu , phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu ? vì sao ? 
Lá đơn phải trình bày theo mẫu :
- hát 
-1 HS đọc yêu cầu của đề bài .
- HS phát biểu ý kiến : 10 – 12 em .
Mở đầu đơn phải viết tên đội .
Địa điểm ngày tháng năm viết đơn 
Tên của đơn . . .
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn .
Họ , tên , ngày , tháng , năm sinh của người viết đơn 
Trình bày lý do viết đơn 
Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng .
Chữ ký họ , tên của người viết đơn 
Trong các nội dung trên thì phần lý do viết đơn , bày tỏ nguyện vọng , lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu . Vì mỗi người có một nguyện vọng và lời hứa riêng .
GV cho điểm đặt biệt khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng .
HĐ3- Củng cố – Dặn dò : 
GV nêu nhận xét về tiết học và nhấn mạnh điều mới biết : ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn .
Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn .
-HS viết đơn vào giấy ( hoặc vở BT) .
-HS đọc đơn : 7 –8 em .
- Cả lớp nhận xét cho ý kiến .
Ngày. . . .tháng . . . .năm 200
 TUẦN 3 
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
* * * * * * * * * *
 I – Mục tiêu : 
 Rèn kỹ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen 
Rèn kỹ năng viết : Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẩu 
 II – Đồ dùng dạy học : 
Mẫu đơn xin nghỉ học ( photo phát cho từng HS ) .Vở bài tập TV
III – Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi động 
A-Kiểm tra bài củ : 
GV kiểm tra HS đọc đơn xin vào đội
B –Dạy bài mới : 
HĐ 1 -Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
HĐ 2 - Hướng dẫn HS làm bài : 
Bài tập 1: 
Giúp HS nắm vửng yêu cầu của bài tập .
Kể về gia đình mình cho một người bạn mới .
VD : Nhà tớ chỉ có 4 người : bố mẹ tớ và cu Thắng mới 5 tuổi . Bố mẹ tớ hiền lắm . Bố tớ làm ruộng . Bố chẳng lúc nào ngơi tay . Mẹ tớ cũng làm ruộng . Những lúc nhàn rỗi , mẹ khâu vá quần áo . Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ .
 GV nhận xét bình chọn người kể tốt nhất .
 Bài tập 2 : 
GV nêu yêu cầu của bài .
Trình tự của lá đơn :
Quốc hiệu và tiêu ngữ .
Địa điểm , ngày tháng , năm viết đơn .
Tên của đơn 
Tên của người nhận đơn 
Họ tên người viết đơn ; người viết là HS lớp nào.
Lý do viết đơn 
Lý do nghỉ học 
Lời hứa của người viết đơn 
Ý kiến và chử ký của gia đình HS 
Chữ ký của HS .
GV kiểm tra chấm bài của một vài HS, nêu nhận xét HĐ 3-Cũng cố – Dặn dò : 
GV nhắc HS nhớ mẩu đơn để thực viết mẩu đơn khi cần.
- hát 
-3 HS đọc bài .
-1 HS đọc yêu cầu của đề bài .
- HS kể về gia đình theo bàn theo nhóm .
-Đại điện mỗi nhóm thi kể .
-Cả lớp nhận xét và cho ý kiến .
-GV nêu yêu cầu của đề bài .
- 1HS đọc mẩu đơn .
- 2- 3 HS đọc mẩu bài làm miệng .
-HS làm bài viết .
TUẦN 4 
NGHE – KỂ : DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
* * * * * * * * * *
 I – Mục tiêu : 
 Rèn kỹ năng nói : Nghe kể câu chuyện dại gì mà đổi nhớ nội dung câu chuyện , kể lại tự nhiên ,giọng hồn nhiên .
Rèn kỹ năng viết : ( điền vào giấy tờ in sẳn ) Điền đúng nội dung điện báo .
 II – Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ dại gì mà kể 
 Bảng lớp viết 3 câu hỏi 
Mẩu điện báo phát cho từng HS 
III – Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi động 
A-Kiểm tra bài củ : 
GV kiểm tra HS làm bài tập 1 và 2 tuần 3 
B –Dạy bài mới : 
HĐ 1 - Giới thiệu bài : GV nêu mục dích , yêu cầu của tiết học .
HĐ 2 - Hướng dẫn HS làm bài : 
Bài tập 1: 
GV kể chuyện giọng vui vẻ chậm rải .
Câu hỏi gợi ý :
Vì sao mẹ doạ đổi em bé ? ( vì cậu nghịch ) 
Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ? ( mẹ sẽ chẳng đổi được đâu ) .
Ví sao cậu bé nghĩ như vậy ? ( Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đối con nghịch ngợm) .
GV kể lần 2 và nêu câu hỏi : 
Truyện này buồn cười như thế nào ? ( Truyện này buồn cười vì một em bé mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một dứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm )
 GV bình chọn những HS kể hay nhất , đúng nhất .
- Hát
- 3 HS .
-1HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý .
-Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK đọc thầm các gợi ý .
-HS chăm chú nghe . HS nhìn bảng chép các gợi ý tập kể theo từng bước :
Lần 1 : 2 – 3 HS khá , giỏi .
Lần 2 : 6-7 HS thi kể .
Cả lớp cho nhận xét 
Bài tập 2 : ( Điền nội dung vào điện báo ) 
GV giúp HS cần nắm tình huống viết điện báo và yêu cầu của bài . 
Tình huống cần viết điện báo là gì ? ( em gửi điện báo tin để mọi người an tâm ) 
Yêu cầu của bài là gì ? ( dựa vào mẫu điện báo trong SGK em chỉ viết vào vở họ , tên , địa chỉ người gửi , người nhận và nội dung bức điện . . . .) 
Họ tên , địa chỉ người nhận ( cần viết chính xác , cụ thể ) 
Họ tên , địa chỉ ngườigửi ( nếu ghi phải ngắn gọn).
Họ tên , địa chỉ ngườigửi( ở dòng cuối ) cần phải ghi rỏ ràng , đầy đủ để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển điện báo gặp khó khăn .
HĐ3 -Cũng cố – Dặn dò 
GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” cho người thân nghe .
Ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần gửi điện báo .
-1HS đọc yêu cầu của bài và mẩu điện báo .
-2 HS nhìn mẩu điện báo trong SGK làm miệng .
-Cả lớp cho ý kiến .
-Cả lớp viết vào vở theo yêu cầu của bài tập .
Ngày. . . .tháng . . . .năm 200
 TUẦN 5 
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
* * * * * * * * * *
 I – Mục tiêu : 
 HS biết tổ chức một cuộc họp tổ . Cụ thể : 
Xác định được nội dung cuộc họp 
Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học 
 II – Đồ dùng dạy học : 
Gợi ý về nội dung cuộc họp 
Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp ( viết theo yêu cầu 3 , Cuộ họp các chữ viết ) 
III – Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi dộng 
A-Kiểm tra bài củ : 
GV kiểm tra HS làm bài tập 1 và 2 tuần 4 
Cho HS kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” 
Đọc bảng thư báo gửi gia đình 
B –Dạy bài mới : 
HĐ1 -Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ tập tổ chức cuộc họp theo đơn vị tổ Cuối giờ các tổ sẽ đự thi bình chọn người điều khiển cuộc họp giỏi nhất . tổ họp nghiêm túc nhất 
HĐ2 -Hướng dẫn HS làm bài : 
GV giúp HS xác định yêu cầu của BT .
GV hỏi : Bài “Cuộc họp của chữ viết ” đã cho các em biết : để tổ chức tổ một cuộc các em phải chú ý những điều gì ? 
Phải xác định rỏ nội dung bàn về vấn đề gì ? ( giúp nhau trong họ ... ộng 
A-Kiểm tra bài củ : 
 GV kiểm tra bài HS .
HS đọc lại bức thư gửi bạn miền khác .
GV nhận xét chấm điểm .
B –Dạy bài mới : 
H Đ 1 -Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ làm quen một bài tập thú vị : 
BT1 : để rèn kỹ năng nghe và kể , các em sẽ nghe một chuyện vui được kẻ với giọng vui khôi hài .
BT2 : Các em sẽ tập giới thiệu mạnh dạn tự tin với một đoàn khách nước ngoài đén thăm lớp về tổ em trong tháng vừa qua .
HĐ 2 : Hướng dẫn làm bài tập .
GV kể chuyện lần 1 , Hỏi HS : 
Câu chuyện này xảy ra ở đâu ? ( Ở nhà ga ) 
Trong câu chuyện có mấy nhân vật ? ( Hai nhân vật : nhà văn già và người đứng cạnh ) 
Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo ? ( Vì ông quên không mang theo kính ) 
Ông nói gì với người đứng cạnh ? ( Phiền bác giúp tôi đọc giúp tôi tờ thông báo này với ) 
- Hát 
- 4 HS . 
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài .
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý .
- HS nhìn câu hỏi gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện : 7 –8 em .
Người đó trả lới ra sao ? ( Xin lỗi tôi cũng như bác thôi , vì lúc bé không được học nên bây giờ chịu mù chữ ) 
Câu trả lời có gì đáng buồn cười ? ( Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình ) 
GV kể lần 2 : Nội dung câu chuyện : 
 Tôi cũng như bác 
Một nhà văn già ra ga mua vé . Ông muốn đọc bảng thông báo của nhà ga , nhưng quên mang kính nên không đọc được chữ nào . Thấy có người đứng cạnh ông liền nhờ : 
Phiều bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với !
Người kia buồn rầu đáp : 
Xin lỗi tôi ! cũng như bác , vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ .
Bài tập 2 : .
GV chỉ bảng lớp đã viết sẳn các gợi ý nhắc HS : 
Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đang đến thăm về các bạn trong tổ mình .Khi giới thiệu về tổ mình các em cần dựa vào các câu hỏi gợi ý a,b,c đã nêu trong SGK .
Nói năng đúng nghi thức với người trên : lời mở đầu thưa gởi ; lời giới thiệu : các bạn ( lịch sự , lễ phép ) ; có lời kết .
Em cần giới thiệu về các bạn trong toa5theo đầy đủ các gợi ý a,b,c giới thiệu một cách mạnh dạn , tự tin
Với câu hỏi : Các bạn là ngưòi dân tộc nào ? ( HS có thể trả lời : Tất cả chúng em đều là người Việt Nam , GV sửa lỗi giúp HS hiểu các em là người kinh 
HĐ 3 : Cũng cố – Dặn dò : 
GV nói : Các em cần chú ý thực hành tốt bài tập này trong học tập và đời sống .
GV nhận xét tiết học .
Xem trước bài : “Nghe – kể : giấu cày . Giới thiệu về tổ em ”
-1 HS đọc yêu cầu của đề bài
-1 HS giỏi làm mẩu .
-HS làm việc theo tổ - từng em ( dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK ) tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu .
-Các đại diện tổ (thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- 1 nhóm đóng vai các vị khách đến thăm lớp để tạo tình huống tự nhiên Cả lớp bình chọn ngưởi giới thiệu hay nhất .
TUẦN 15 
NGHE - KỂ : GIẤU CÀY
GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM
* * * * * * * * *
 I – Mục tiêu : 
Rèn kỷ năng nói : Nghe nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui Giấu cày chuyện vui khôi hài .
Rèn kỹ năng nghe : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14 , viết được một đoạn văn để giới thiệu về tồ em . Đoạn viết chân thực .Câu văn rỏ , sáng sủa .
 II – Đồ dùng dạy học : 
 Tranh minh hoạ chuyện vui Giấu cày trong SGK .
 III – Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi dộng 
A-Kiểm tra bài củ : 
 GV kiểm tra bài HS .
Hs kể lại chuyện vui : “Tôi cũng như bác ”.
HS giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ em và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua .
GV nhận xét chấm điểm .
B –Dạy bài mới : 
H Đ 1 -Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học .
HĐ 2 : Hướng dẫn làm bài tập .
Bài tập 1 : GV nêu têu cầu của bài .
GV kể chuyện lần 1 , hỏi HS : 
Bác nông dân đang làm gì ? ( đang cày ruộng) .
Khi được gọi về ăn cơm , bác nông dân nói thế nào ? ( Bác hét to : để tôi giấu cái cày vào bụi đã ! )
Vì sao Bác bị vợ tránh ? ( vì giấu cày mà la to như thế thì kẻ gian sẽ biết chổ lấy mất cày) 
Khi thấy mất cày Bác làm gì ? ( nói thầm vào tai vợ : nó lấy mất rồi ) 
GV kể tiếp lần 2.
 GV khen ngợi những HS nhớ truyện .
- hát .
- 
- 3 HS .
- cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc 3 câu hỏi gợi ý .
- 1HS khá , giỏi kể lại chuyện .
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe : 4- 5 cặp .
- HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện : 8 –9 em .
Nội dung truyện : giấu cày .
Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm , Bác ta hét to trả lời : “Để tôi giấu cái cày vào bụi ” Về nhà Bác bị vợ tránh :”Ông giấu cày mà la to như thế kẻ gian sẽ lấy đi mất ” . Quả nhiên cày mất thật .Bác chạy về nói thì thầm với vợ : “nó lấy mất cày rồi ” 
Bài tập 2 : GV nêu nhiệm vụ nhắc HS chú ý : các em chỉ giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn . 
GV mới 1 em làm mẫu .( Vd : tổ em có 8 bạn . Đó là các bạn Dung , HẠnh , Lan , Tiên, . . . .Bảy bạn trong nhóm là người kinh Tiên là người dân tộc . . ) mỗi bạn đếu có những điểm đáng quý VD : bạn Lan học giỏi ,hay giúp đỡ bạn trong lớp . . .
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu .
GV nhận xét .
HĐ 3 : Cũng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học .
Xem trước bài : “Nghe – kể : Kéo cây lúa lên - nói về nông thôn , thành thị ” 
-1 vài HS nhắc lại cách trình bày bài viết .
- Cả lớp viết bài .
- 5 –6 HS đọc bài làm . 
- Cả lớp nhận xét góp ý .
Ngày. . . .tháng . . . .năm 200
 TUẦN 16 	
NGHE - KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN
NÓI VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
* * * * * * * *
 I – Mục tiêu : 
Rèn kỷ năng nói : Nghe nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui Kéo cây lúa lên chuyện vui khôi hài .
Kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) . Dùng từ đặt câu đúng .
 II – Đồ dùng dạy học : 
 Tranh minh hoạ chuyện vui Kéo cây lúa lên trong SGK .
Bảng phụ viết nội dung chuyện kể , một số tranh ảnh về nông thôn , thành thị .
 III – Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi dộng 
A-Kiểm tra bài củ : 
 GV kiểm tra bài HS .
Hs kể lại chuyện vui : “giấu cày ”.
HS đọc lại bài viết giới thiệu về tổ em và các bạn trong tổ .
GV nhận xét chấm điểm .
B –Dạy bài mới : 
H Đ 1 -Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học .
HĐ 2 : Hướng dẫn làm bài tập .
Bài tập 1 : GV kể lần 1 cho HS nghe ( lới ngưòi dẫn chuyện : dí dỏm . Lới chàng ngốc : vui khoẻ , hồn nhiên . ) kể xong GV hỏi : 
Truyện này có những nhân vật nào ? ( Chàng ngốc và vợ ) 
Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì ? ( kéo cây lúa lên cho cao hơn nhà bên cạnh ) 
Về nhà anh chàng khoe gì với vợ ? ( chàng ta khoe đã kéo lúa cao hơn lúa ruộng bên cạnh ) 
Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ? ( Cả ruộng lúa bị chết héo ) 
Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ? ( vì bị đứt rể ) 
GV kể lại lần 2 .
 GV hỏi : Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ? ( chàng ngốc làm lúa chết lại tưởng làm cho lúa mọc nhanh hơn ) 
GV nhận xét bính chọn ngưởi kể chuyện hay nhất với giọng khôi hài . 
Bài tập 2 : GV khuyến khích HS ở nông thôn kể về thành thi , ở thành thị kề về nông thôn . nhưng vẫn đồng ý nếu có HS thành thị muốn kể về thành thị và ngược lại 
GV mở bảng phụ đã viết các gợi ý giúp HS hiểu gợi ý của bài .
GV mời 1 HS làm mẫu dựa vào câu hỏi gợi ý trên 
- hát .
- 
- 3 HS
- 1 HS giỏi kể lại câu chuyện 
- từng cặp HS tập kể : 5- 6 cặp HS .
-6 –7 HS thi kể trước lớp .
- Cả lớp nhận xét cho ý kiến .
-1 HS đọc yêu cầu của bài và các gỡi ý trong SGK .
- HS nói mình chọn viết đề tài gì .
- HS xung phong trình bày bài nói trước lớp : 8 –9 em .
bảng tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét , rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt .
HĐ 3 : Cũng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học .
Xem trước bài : “Viết về nông thôn , thành thị” 
 -Cả lớp bình chọn những bạn nói về thành thị , nông thôn hay nhất .
 Ngày. . . .tháng . . . .năm 200
 TUẦN 17 
VIẾT VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
* * * * * * * *
 I – Mục tiêu : 
Rèn kỷ năng viết : Dựa vào bài TLV miệng kỳ trước ở tuần 16 HS viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị (hoặc nông thôn ) thư trình bày đúng thể thức , đủ ý . dùng từ đặc câu đúng . 
 II – Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ viết trình mẫu của một lá thư .
 III – Các hoạt động dạy và học :
TP Hồ Chí Minh , ngày . . .tháng . . .năm . . .
Mai thân mến ! 
Tuần trước bố mình cho mình về thăm quê nội ở Tiền Giang . Ông bà nội mình mất trước khi mình ra đời , nên đến giờ mình mới biết thế nào là nông thôn .
Chuyến đi về thăm quê thật là thú vị . . .
GV nhắc HS có thể viết một lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn ; trình bày thư cần đúng thể thức , nội dung hợp lý .
GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu .
GV nhận xét chấm điểm một số bài viết tốt .
HĐ 3 : Cũng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học .
Xem trước bài : “Ôn tập cuối học kỳ I ” 
- hoặc nhìn trên bảng lớp trình tự một lá thư .
- HS làm vào vở bài tập .
- HS đọc thư trước lớp .
Ngày. . . .tháng . . . .năm 200
 TUẦN 18 	
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
* * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV lop 3 ca nam.doc