Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24

Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24

I. Mục đích, yêu cầu:

Rèn kỹ năng nói

1. Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được về trong tranh và công việc họ đang làm

2. Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK

- Mấy hạt thóc hoặc một bông lúa

- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý HS kể chuyện Nâng niu từng hạt giống

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 5 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21:	Thứ sáu ngày 27 tháng 1 năm 2006
Tiết 21: 	 Tập làm văn
NÓI VỀ TRÍ THỨC
NGHE KỂ NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kỹ năng nói
1. Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được về trong tranh và công việc họ đang làm 
2. Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK
- Mấy hạt thóc hoặc một bông lúa
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý HS kể chuyện Nâng niu từng hạt giống
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc báo cáo (kết quả) về hoạt động của tổ trong tháng qua.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm BT
a. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Gọi đại diện các nhóm thi trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét chấm điểm thi đua
b. Bài tập 2:
- GV kể chuyện 2, 3 lần 
- Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
- Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?
- Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Cả lớp và GV bình chọn những HS kể chuyện hay 
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nói về nghề lao động trí óc mà các em mới biết qua bài học
- Nhận xét tiết học
- Tìm đọc sách báo viết về nhà bác học Ê-đi-xơn chuẩn bị tiết học sau 
2, 3 HS đọc báo cáo
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- 1 HS làm mẫu
- HS quan sát tranh, trao đổi ý kiến
- Đại diện các nhóm thi trình bày.
- HS nghe kể chuyện
- HS quan sát ảnh ông Lương Định của tranh trong SGK
- Mười hạt giống quý
- Vì lúc đó trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nẩy mầm...
- Ông chia mười hạt giống làm hai...
- HS tập kể.
- Từng HS kể lại nội dung
TUẦN 22:	Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2006
Tiết 22: 	 Tập làm văn
NÓI VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết.
2. Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ về một số trí thức
- Bảng lớp viết gợi ý về một người lao động trí óc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm BT
a. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gợi ý HS có thể kể về người thân trong gia đình
- Gọi HS thi kể trước lớp 
- GV và cả lớp nhận xét
b. Bài tập 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- Nhắc HS viết vào vở rõ ràng, từ 7 đến 10 câu những lời mình vừa kể
- Cả lớp và Gv nhận xét 
- GV ghi điểm một số bài viết tốt.
- GV thu vở chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu mốt số HS viết bài chưa xong về nhà hoàn chỉnh bài viết - GV chấm điểm tiết học sau.
- GV nhận xét tiết học.
2 HS kể lại câu chuyện
Hs lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- 1, 2 HS kể tên một số nghề lao động trí óc
- 1 HS nói về người lao động trí óc mà em chọn kể...
- Từng cặp HS tập kể 
- 4, 5 HS thi kể trước lớp
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- HS viết bài vào vở
- 5, 7 HS đọc bài viết trước lớp
- 1 số HS nộp vở chấm
TUẦN 23: 	Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2006
Tiết 23:	 Tập làm văn
KỂ LẠI MỘT BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục đích. Yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem
2. Rèn kỹ năng viết: Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể
- Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật kịch, chèo, hát, múa, xiếc, liên hoan văn nghệ của HS trong trường lớp...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài viết về người lao động trí óc
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a. Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
- GV nhận xét nhanh lời kể của từng em.
b. Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu
- GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu.
- GV chấm điểm một số bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp chọn bạn có bài viết hay, bài nói hay.
- Về nhà hoàn chỉnh bài viết nếu chưa xong.
- Nhận xét tiết học.
2 HS đọc bài
- HS đọc yêu cầu BT
- 1 HS làm mẫu trả lời nhanh theo các gợi ý
- Một vài HS khác kể
- Cả lớp lắng nghe rút kinh nghiệm
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS viết bài
- Một số HS đọc bài 
- Một số HS nộp bài Gv chấm
TUẦN 24: 	Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2006
Tiết 24: 	 Tập làm văn
NGHE KỂ NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyện người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài viết của một số HS tuần trước viết chưa đạt về nhà viết lại.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe kể chuyện
a. HS chuẩn bị
- Gọi HS đọc yêu cầu
b. GV kể chuyện:
GV kể vừa kết hợp giải nghĩa từ ngữ: lem luốc, cảnh ngộ
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
+ Vì sao mọi người đến mua quạt?
- GV kể lần 2
c. HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện
- Cả lớp và GV nhận xét cách kể của từng HS.
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
- Cả lớp và GV bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất, những bạn chăm chú nghe kể, nhận xét chính xác lời kể của bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện. Kể lại cho người thân nghe.
Nhận xét tiết học.
- Một số HS mang vở cho Gv kiểm tra
- 2, 3 HS đọc bài
- HS đọc yêu cầu của BT và các câu hỏi gợi ý
- Quan sát tranh minh hoạ
- Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây...không có cơm ăn
- Viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt...mọi người sẽ mua quạt.
- Vì mọi người nhận ra nét chữ lời thơ của Vương Hi Chi...
- HS chăm chú nghe
- Cả lớp chia nhóm tập kể lại câu chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21-24.doc