Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 23

Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 23

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: NHÀ ẢO THUẬT

 I/ Mục tiêu :

A) Tập đọc :

1 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: biểu diễn, lỉnh kỉnh, rạp xiếc.

- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4( khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3).

2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu được nghĩa các từ mới được chú giải ở cuối bài ( ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài).

- Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác, Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 18 tháng 02 năm 2008
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN:	NHÀ ẢO THUẬT 
	I/ Mục tiêu :
Tập đọc :
1 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: biểu diễn, lỉnh kỉnh, rạp xiếc... 
- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4( khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3).
2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu được nghĩa các từ mới được chú giải ở cuối bài ( ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài).
- Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác, Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
	B) Kể chuyện :
1- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ Học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện “Nhà ảo thuật” theo lời của Xô – phi ( hoặc Mác).
2- Rèn kỹ năng nghe: 
*/ Điều chỉnh : Kể một đoạn của câu chuyện 
 	II/ Đồ dùng :
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
	III/ Hoạt động trên lớp : 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TẬP ĐỌC:
A) Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc thuộc lòng bài : Cái cầu và trả lời câu hỏi 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B) Dạy bài mới :
1) Giới thiệu bài: 
2) Luyện đọc:
a) Giáo viên đọc mẫu:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Đọc từng câu: 
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- Đọc từng đoạn trong nhóm :
3) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
+ Vì sao chị em Xô – Phi không đi xem ảo thuật ?
+ Hai chị em Xô – Phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ? 
+ Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp ?
+ Vì sao chú Lý tìm đến nhà Xô– Phi và Mác ?
+ Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà ?
+ Theo em, chị em Xô – Phi đã được xem ảo thuật chưa ?
- Giáo viên kết luận: Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
4) Luyện đọc lại:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3,4.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1- Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
2- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh:
 Tranh 1: Hai chị em Xô-Phi và Mác xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc.
Tranh 2: Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát.
Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai chị em.
Tranh 4: Những truyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét lời kể của học sinh . 
5) Củng cố, dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
 -Về nhà kể lại câu chuyện theo vai cho người thân nghe.
- Bài sau : Chương trình xiếc đặc sắc.
 - 2 Học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi .
- HS từng câu tiếp nối nhau.
- HS từng đoạn tiếp nối nhau.
- Học sinh đọc trong nhóm 4.
- Học sinh đọc đồng thanh.
+ Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
+ Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
+ Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn. 
+ Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
+ Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: Một cái bánh bỗng nhiên biến thành hai, các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra, một chú thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác
+ Chị em Xô – phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- Học sinh đọc đoạn 2,3 của truyện.
- Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh 
- HS thi kể từng đoạn câu chuyện 
 Thứ ba ngày 19 tháng 02 năm 2008
CHÍNH TẢ: 	NGHE NHẠC
	I/ Mục tiêu : Rèn kỹ năng viết chính tả.	
1- Nghe và viết đúng bài thơ : “ Nghe nhạc”
2- Làm đúng các bài tập phân biệt ut/uc
	II/ Đồ dùng : Bảng phụ .
	III/ Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên đọc : tập dượt, dược sĩ, ướt áo, mong ước.
B) Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu bài: 
2 - Hướng dẫn học sinh nghe - viết: 
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
+ Bài thơ kể chuyện gì ?
+ Tìm những tiếng các em dễ mắc khi viết bài ?
b) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Giáo viên đọc 
Lưu ý học sinh: Những chữ đầu mỗi dòng thơ đều viết lùi vào so với lề vở 2 ô li.
- Giáo viên đọc. 
c) Chấm, chữa bài:
- Giáo viên thu 1 số vở chấm điểm (nhanh), nhận xét bài chấm
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài 2b:
- Mời 2 học sinh lên bảng thi làm đúng, nhanh. Sau đó đọc kết quả. 
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét (về chính tả, phát âm, tốc độ làm bài), kết luận bạn thắng cuộc. 
Bài tập 3b:
- Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 nhóm làm bài dưới hình thức thi tiếp ứng, lần lượt mỗi học sinh của từng nhóm chạy nhanh lên bảng viết từ tìm được.
4- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại bài tập chính tả đã làm ở lớp. 
 - 2 Học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh nghe
- 2 Học sinh đọc lại - Cả lớp đọc thầm theo.
+ ...Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im. 
- Học sinh đọc thầm bài thơ
VD: Mải miết, bỗng nổi nhạc, giẫm,vút, réo rắt, rung theo, trong veo...
- Học sinh nghe
- Học sinh nghe viết bài vào vở 
- Học sinh nghe soát lỗi
+ Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh làm vào vở bài tập 
- 2 Học sinh lên bảng làm sau đó từng Học sinh đọc kết quả, giải câu đố.
- 2 Học sinh đọc lại lời giải.
 + 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 số HS nhìn bảng đọc lại kết quả..
- Học sinh làm vào vở bài tập 
 Thứ tư ngày 20 tháng 02 năm 2008
TẬP ĐỌC: 	CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
	I/ Mục tiêu :
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: xiếc, đặc sắc, dí dỏm, thoáng mát...
- Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại..
2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài.
- Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của tờ quảng cáo.
	II/ Đồ dùng :
	- Tranh minh hoạ tờ quảng cáo trong SGK (tranh phóng to) 
	- Một số quảng cáo đẹp, hấp dẫn, dễ hiểu, hợp với trẻ.
	III/ Hoạt động trên lớp :
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh đọc “ Nhà ảo thuật ” và trả lời câu hỏi trong (SGK).
- GV nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc:
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:
- Đọc từng câu:
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- Có thể chia bảng quảng cáo thành 4 đoạn
. Tên chương trình và tên rạp xiếc
. Tiết mục mới
. Tiện nghi và mức giảm giá vé
. Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ và lời mời.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc thi: 4 Học sinh tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn
 3- Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu bài:
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
+ Em thích nội dung nào trong bảng quảng cáo ? Nói rõ Vì sao ?
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí) ?
+ Em thường thấy quảng cáo ở đâu ?
- Giới thiệu thêm một số tờ quảng cáo đẹp phù hợp.
4- Luyện đọc lại:
- Cho 1 Học sinh khá, giỏi đọc cả bài.
Giáo viên chọn 1 đoạn trong tờ quảng 
cáo, hướng dẫn học sinh luyện đọc (Bảng phụ).
5- Củng cố, dặn dò:
- Nhắc học sinh ghi nhớ những đặc điểm, nội dung và hình thức của một tờ quảng cáo để thực hành viết thông báo trong tiết ôn tập cuối năm.
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết tập làm văn tới: Nhớ lại những gì mình đã thấy trong một buổi biểu diễn nghệ thuật và tập kể lại. 
- 2 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi .
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong tờ quảng cáo. 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Học sinh đọc trong nhóm đôi: 1 em đọc, 1 em nghe góp ý cách đọc.
 - 2 Học sinh thi đọc cả bài.
- Học sinh đọc thầm bài, trả lời câu hỏi: 
+ Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- Học sinh đọc thầm bài, trả lời câu hỏi:
- Tuỳ học sinh chọn và nêu theo ý thích và giải thích.
+ Thông báo tin cần thiết, được người xem quan tâm nhất: tiết mục, điều kiện của rạp, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.
+ Thông báo ngắn gọn, rõ ràng, các câu văn đều ngắn, được tách ra thành từng dòng riêng.Những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình bày bằng nhiều cỡ chữ và kiểu chữ khác nhau, các chữ tô màu khác nhau. Có tranh minh hoạ làm cho tờ quảng cáo đẹp và thêm hấp dẫn.
+Ở nhiều nơi : giăng hoặc treo trên đường phố, trên sân vận động, trong các nơi vui chơi giải trí, trên ti vi, đài phát thanh, truyền hình, trong các tạp chí, sách báo,cửa hàng, cửa hiệu, trên nóc các toà nhà lớn...
- Học sinh giới thiệu quảng cáo các em sưu tầm được
- 1 Học sinh khá, giỏi đọc 
- 2 Học sinh luyện đọc
- 2 Học sinh thi đọc đoạn quảng cáo.
- 2 Học sinh thi đọc cả bài.
 Thứ tư ngày 20 tháng 02 năm 2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO ?
	I/ Mục tiêu :
1- Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.
2- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ? ( đã học ở lớp 2).
 	II/ Đồ dùng :
- Một mô hình đồng hồ ( có 3 kim)
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi của bài tập 3.
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng để học sinh làm bài tập 3.
- 2 băng giấy viết 4 câu ở bài tập 2.
	III/ Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Làm bài tập 1 bài tập 3 (tuần 22) mỗi em 1 bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn Học sinh làm bài tập.
a) Bài tập 1:
- Đặt trước lớp 1 đồng hồ báo thức, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng: kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng 
- 3 Học sinh thi trả lời đúng, nhanh các ý a,b của bài.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét lời giải đúng.
- 2 Học sinh làm miệng
+ 1 Học sinh đọc nội dung của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 Học sinh đọc lại bài thơ đồng hồ báo thức.
 - HS làm bài vào vở bài tập.
a) Những nhân vật được nhân hoá
b) Cách nhân hoá
Những nhân vật ấy được gọi bằng
Những nhân vật ấy được tả bằng những từ ngữ
 Kim giờ
Kim phút
Kim giây
Cả 3 kim
Bác
Anh
Bé
- Thận trọng, nhích từng li từng li.
- Lầm lì, đi từng bước từng bước.
- Tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.
- Cùng tới đích, rung một hồi chuông vang.
c) Học sinh tự chọn theo ý mình và giải thích vì sao mình thích hình ảnh đó .
* Giáo viên chốt lại: Nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hoá để tả đặc điểm của kim giờ, kim phút, kim giây một cách sinh động: 
. Kim giờ được gọi là Bác vì kim giờ to, được tả là nhích từng li, từng li như một người đứng tuổi làm gì cũng thận trọng ( kim giờ chuyển động chậm nhất, hết một giờ mới nhích lên được một chữ số). 
. Kim phút được gọi là Anh vì nhỏ hơn, được tả là đi từng bước vì chuyển động nhanh hơn kim giờ. 
. Kim giây được gọi là bé vì nhỏ nhất. được tả là chạy vút lên trước hàng như một đứa bé tinh nghịch vì chuyển động nhanh nhất. Khi ba kim cùng tới đích tức là đến đúng thời gian đã định trước thì chuông reo để báo thức cho em.
b) Bài tập 2
- Gọi cÆp học sinh thực hành hỏi, ®áp trước lớp.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng . 
- Giáo viên ghi bảng nhanh 1 số câu.
c) Bài tập 3:
- Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong mỗi câu.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng . 
3- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học 
- Về nhà đọc thuộc lòng bài Đồng hồ báo thức.
* Tìm hiểu trước: Những từ ngữ chỉ nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật để chuẩn bị trong tiết LTVC. 
- Học sinh làm vào vở bài tập
+ 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Từng cặp HS trao đổi: 1 em nêu câu hỏi, em kia dựa vào nội dung bài thơ “ Đồng hồ báo thức” trả lời. 
+ 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
 Học sinh làm miệng .
 Thứ năm ngày 21 tháng 02 năm 2008
CHÍNH TẢ (Nghe viÕt): NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM 
	I/ Mục tiêu : Rèn kỹ năng viết chính tả.
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp, đoạn văn “Người sáng tác Quốc ca Việt Nam”. 
- Làm đúng các bài tập điền vần và đặt câu phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn ut / uc.
	II/ Đồ dùng :
- Ảnh Văn Cao trong SGK	
- 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b và 3 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3b.
	III/ Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên đọc : Rút lui, trút bỏ, thúc giục, phục vụ.
- Giáo viên nêu nhận bảng con, bảng lớp.
B) Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn học sinh nghe -viết :
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- GV đọc mẫu lần 1 bài viết: 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ: 
. Quốc hội: cơ quan do dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất. 
. Quốc ca: Bài hát chính thức của một nước .
 + Những từ nào trong bài cần viết hoa ?
+ Tìm những chữ khó viết trong bài ? 
- Giáo viên ghi bảng - Hướng dẫn HS phân tích 
- Nhận xét bảng con , bảng lớp.
b- Giáo viên đọc mẫu lần 2
- Hướng dẫn viết:
- Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở.
c) Chấm, chữa bài:
- Giáo viên đọc:
- Nhận xét bài chính tả trên bảng.
- Giáo viên chấm vở 5 em
- Nhận xét bài chấm
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a) Bài tập 2b
- Thi làm nhanh, đúng.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét chữa bài.
b) Bài tập 3b: 
- Cả lớp và Giáo viên nhận chữa bài.
4- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại các bài tập 2, 3 và trả lời câu hỏi.
- 2 học sinh lên bảng viết
- Học sinh ghi bảng con
- Học sinh nghe
- Học sinh xem ảnh nhạc sỹ Văn Cao - Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
- 2 Học sinh đọc lại - Cả lớp đọc thầm theo
- Học sinh đọc thầm bài.
+ Những chữ đầu tên bài và các chữ đầu mỗi câu, tên riêng Văn Cao, Tiến quân ca.
+ Học sinh nêu.
- Học sinh viết bảng lớp, bảng con chữ khó. 
- Học sinh nghe viết bài vào vở.
- Học sinh soát lỗi và ghi số lỗi.
- Học sinh tự chữa lỗi.
+ 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm vào vở bài tập
- 1 Học sinh đọc 2 câu mẫu
- Học sinh làm bài vào vở nháp.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 02 năm 2008
TẬP LÀM VĂN: KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
	I/ Mục tiêu :
1- Rèn kỹ năng nói: Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem (theo gợi ý SGK).
2- Rèn kỹ năng viết: Dựa vào những điều vừa kể viết lại được thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại 1 buổi biểu diễn nghệ thuật.
	II/ Đồ dùng 
 - Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể .
- Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật kịch, chèo, hát, múa, xiếc, liên hoan văn nghệ của Học sinh trong trường, lớp... 
	III/ Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài viết về một người lao động trí óc.
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm .
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn Học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : 
- Nhắc học sinh: Những gợi ý chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
- Cho gọi 1 học sinh làm mẫu (trả lời nhanh theo các gợi ý).
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên nhận xét lời kể của từng em.
Bài tập 2 
- Nhắc học sinh viết lại những điều mình vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
 - Giáo viên chấm điểm 5 bài tại lớp.
- Nhận xét bài chấm.
 3- Củng cố - dặn dò:
- Cả lớp bình chọn những bạn có bài viết hay nhất.
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh bài viết.
* Đọc bài và trả lời câu hỏi: Đối đáp với vua 
- 2 Học sinh đọc.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý - Cả lớp theo dõi SGK.
- 1 Học sinh kể mẫu
- Học sinh kể theo nhóm đôi 
+ 1 số học sinh lên kể.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp theo dõi SGK.
- Học sinh viết bài vào vở bài tập.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 02 năm 2008
 TẬP VIẾT: 	ÔN CHỮ HOA Q
	I/ Mục tiêu : 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa Q thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng: “ Quang Trung ” bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng:
“ Quê em đồng lúa nương dâu
Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang”
 bằng chữ cỡ nhỏ.
	II/ Đồ dùng : 
- Mẫu chữ viết hoa Q
- Các chữ “Quang trung” và câu thơ được viết trên dòng kẻ ô li.
 	III/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên đọc: Phan Bội Châu
- Giáo viên nhận xét bảng con, bảng lớp. 
 B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con: 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Học sinh tìm các chữ viết hoa có trong bài?. 
- GV treo từng chữ mẫu và giới thiệu cấu tạo chữ Q, T.
- GV viết chữ mẫu vừa viết vừa hướng dẫn cách viết chữ Q, T, S.
b) Học sinh luyện viết từ ứng dụng: 
- Giáo viên treo từ ứng dụng và giới thiệu “ Quang Trung” là tên hiệu của Nguyễn Huệ (1753 – 1792), người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
- Giáo viên viết mẫu từ ứng dụng và hướng dẫn cách viết, khoảng giữa các chữ.
- Giáo viên nhận xét bảng con, bảng lớp.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
- Câu ứng dụng hôm nay chúng ta viết là câu gì ?
- Giáo viên treo câu ứng dụng và giới thiệu cho học sinh hiểu câu thơ: Tả cảnh đẹp bình dị của một vùng quê.
- Giáo viên đọc: Quê, bên
3- Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
- Hướng dẫn HS cách viết trong vở tập viết.
- Cho HS quan sát vở tập viết của Giáo viên, nhắc nhở học sinh luyện viết vào vở.
- Giáo viên theo dõi, quan sát giúp đỡ Học sinh viết yếu.
4- Chấm - chữa bài:
- GV chấm nhanh khoảng 6 em 
- Nhận xét chữ viết của học sinh .
5- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Nhắc những học sinh chưa viết đúng về nhà luyện viết thêm vào vở ô li.
 - 2 học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con. 
- Q, T, B
- Học sinh quan sát lắng nghe
- Học sinh tập viết chữ Q, T, S trên bảng con, bảng lớp .
- Quang Trung
- 1 học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con .
- HS đọc câu ứng dụng 
- Học sinh luyện viết vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc