Giáo án môn Toán 2 Tuần 34

Giáo án môn Toán 2 Tuần 34

Toán Tiết 166

Ôn tập về phép nhân và phép chia ( tt )

I . Mục tiêu :

- Thuộc bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm .

- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia ; nhân , chia trong phạm vi bảng tính đã học )

- Biết giải bài toán có một phép tính chia .

- Nhận biết một phần mấy của một số .BT 1 ,2,3,4

- Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải .

II. Đồ dùng dạy học :

III. Các hoạt động dạy học :

1. Khởi động : ( 1-2)

 2. Kiểm tra : (3-4) HS sửa lại bài tập 3 trang 172 ( SGK )

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 2 Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Tiết
Tên bài giảng
Hai : 26/04/2010
Ba : 27/04/2010
Tư : 28/04/2010
Năm :29/04/2010
Sáu :30/04/2010
166
167
168
169
170
Ôn tập về phép nhân và phép chia ( tt )
 Ôn tập về đại lượng.
 Ôn tập về đại lượng 
Ôn tập về hình học 
 Ôn tập về hình học
Lịch giảng Tuần 34
Ngày dạy : 26/04/2010 Toán Tiết 166
Ôn tập về phép nhân và phép chia ( tt )
I . Mục tiêu : 
- Thuộc bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm .
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia ; nhân , chia trong phạm vi bảng tính đã học )
- Biết giải bài toán có một phép tính chia .
- Nhận biết một phần mấy của một số .BT 1 ,2,3,4 
- Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải .
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS sửa lại bài tập 3 trang 172 ( SGK )
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Ôn tập về phép nhân và phép chia ( tt )
Hoạt động 2: (26-28)’: Hướng dẫn thực hành 
* Bài tập 1
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài(Quan tâm HS: Y)
- Nhận xét.
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.( Quan tâm HS: TB, Y )
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài
* Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Có tất cả bao nhiêu bút chì màu ?
- Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia như thế nào ?
- Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy chiếc bút chì màu ta làm ntn?
- Chấm bài, sửa bài.
* Bài tập 4
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
 1/ HS nêu miệng nói tiếp kết quả.
4 x 9 = 36 5 x 7 = 35 3 x 8 = 24 
2 x 8 = 16 36 : 4 = 9 35 : 5 = 7 
24 : 3 = 8 16 : 2 = 8
2/ HS đọc yêu cầu và làm vào bảng con.
 2 x 2 x 3 = 4 x 3 2 x 8 + 72 = 16 + 72
 = 12  = 88
- Nhận xét bài của bạn .
3/ HS đọc đề bài.
- Có tất cả 27 bút chì màu.
- Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau.
- Ta thực hiện phép tính chia 27:3
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải.
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là:
27 : 3 = 9 (chiếc bút)
Đáp số: 9 chiếc bút.
4/ Hình b đã khoanh vào một phần tư số hình vuông.
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
Mỗi đội 4 học sinh thi đua tiếp sức :
 4 + 0 = 0 x 4 = 4 – 0 = 0 : 4 =
Giáo dục : HS cẩn thận trong làm toán .
Chuẩn bị bài : Ôn tập về đại lượng.
Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy : 27/04/2010 
Toán Tiết 167
Ôn tập về đại lượng.
I . Mục tiêu : 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12 , số 3, số 6 .
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản .
- Biết giải bài toán có gắn với các số đo . BT 1(a) ,2,3,4(a,b)
- Hỗ trợ : Trình bày bài giải sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bảng phụ viết BT4.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (3-4)’ HS lên bảng làm bài :
2 x 2 x 3 = 3 x 5 – 6 = 
4 x 9 + 6 = 2 x 8 + 72 =
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Ôn tập về đại lượng.
Hoạt động 2: (26-28)’: Hướng dẫn thực hành 
* Bài tập 2
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
- Nhận xét bài của HS 
* Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
 ( Quan tâm HS: TB, Y )
( HT: Trình bày bài giải sạch sẽ )
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài tập 4
- Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại độ dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà, . . .
- Yêu cầu HS tự làm, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
c,d,e HSKG 
2/
- HS đọc đề bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.(Quan tâm HS: TB, Y)
Bài giải.
Can to đựng số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 (lít)
Đáp số: 15 lít.
3/
- HS đọc đề bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Bạn Bình còn lại số tiền là:
1000 – 800 = 200 (đồng)
Đáp số: 200 đồng.
4/
- HS làm bài vào SGK.
Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm.
Một ngôi nhà nhiều tầng cao khoảng 15 m.
Quãng đường Thành Phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ dài khoảng 174 km.
Bề dày hộp bút khoảng 15 mm.
Một gang tay dài khoảng 15 cm.
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS làm bài trên bảng con : 1 m =  cm ; 1 km =  m ?
Giáo dục : HS ham thích học tập .
Chuẩn bị bài : Ôn tập về đại lượng ( tt )
Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy : 28/04/2010 
Toán Tiết 168
Ôn tập về đại lượng ( tiếp theo )
I . Mục tiêu : 
- Nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động .
- Biết giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là kilôgam, kilômet
- BT 1,2 ,3
- Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS sửa lại BT2 trang 174
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Ôn tập về đại lượng ( tiếp theo )
Hoạt động 2: (26-28)’: Hướng dẫn thực hành 
* Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc bảng thống kê các hoạt động của bạn Hà.
- Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào?
- Thời gian Hà dành cho viêc học là bao lâu?
* Bài tập 2
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
 ( Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải )
- Nhận xét bài của HS .
* Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
- Nhận xét bài của HS và cho điểm.
1/
- HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hà dành nhiều thời gian nhất cho việc học.
- Thời gian Hà dành cho việc học là 4 giờ.
2/
- HS đọc đề bài toán.
- Cả lớp làm vào nháp, 1HS làm trên bảng.
Bài giải
Bạn Hải cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Đáp số: 32 kg.
3/
- Đọc đề bài và quan sát hình biểu diễn.
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Nhà Phương cách xã Đinh Xá là :
20 – 11 = 9 (km)
Đáp số: 9 km.
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS xoay kim đồng hồ và đọc giờ ?
Giáo dục : HS ham thích học toán.
Chuẩn bị bài : Ôn tập về hình học.
Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy : 29/04/2010 
Toán Tiết 169
Ôn tập về hình học.
I . Mục tiêu : 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật ,đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
-Biết vẽ hình theo mẫu. BT 1,2,4
Hỗ trợ : Vẽ hình đúng mẫu.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS sửa lại BT2 trang 175
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu 
Hoạt động 2: (26-28)’: Hướng dẫn thực hành 
* Bài tập 1
- GV vẽ các hình ở BT1 lên bảng.
- Chỉ từng hình vẽ trên bảng và yêu cầu HS đọc tên của từng hình.
( Hỗ trợ : Vẽ hình đúng mẫu )
* Bài tập 2
- Cho HS phân tích để thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở .
- Nhận xét.
Bài tập 3 HSKG 
* Bài tập 4
- Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình.
- Hình bên có mấy hình tam giác, là những tam giác nào?
- Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào?
1/ 
- HS dựa vào các hình trên bảng đọc tên hình theo yêu cầu. 
- Nhận xét.
- HS vẽ hình vào vở. 
2/
4/
	 1	 2
 3	4
- Có 5 hình tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1 + 2)
- Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
Nêu tên một số hình mà em đã học ?
Giáo dục : HS ham thích học toán.
Chuẩn bị bài : Ôn tập về hình học ( tt )
Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy : 30/04/2010 
Toán Tiết 170
Ôn tập về hình học ( tt)
I . Mục tiêu : 
-Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.BT 1,2,3 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS sửa lại BT4 trang 177
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu 
Hoạt động 2: (26-28)’: Hướng dẫn thực hành 
* Bài tập 1
- Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
* Bài tập 2
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài tập 3
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
- Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
- Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
* Bài 5:HSKG 
- Tổ chức cho HS thi xếp hình.
- Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
1/ 
- HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
3 + 2 + 4 = 9 ( cm )
Đáp số : 9 cm
Độ dài đường gấp khúc GHIKM là :
20 x 4 = 80 ( cm )
Đáp số : 80 cm.
2/- HS đọc yêu cầu. Nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm nháp
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là :
30 + 15 + 35 = 80 ( cm )
Đáp số : 80 cm
3/ Chu vi của hình tứ giác đó là:
 5cm + 5cm + 5cm + 5cm = 20cm
- Các cạnh bằng nhau.
- Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4.
Bài giải
Chu vi hình tứ giác MNPQ là :
 5 x 4 = 20 ( cm )
Đáp số : 80 cm
5/
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS nêu lại cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác ?
Giáo dục : HS cẩn thận trong học toán.
Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan tuan 34.doc