Giáo án môn Toán 2 Tuần 7

Giáo án môn Toán 2 Tuần 7

Toán Tiết 31

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu :

- Biết giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.

-BT 2,3,4

-TCTV : Đặt đúng câu lời giải .

II. Đồ dùng dạy học :

- GV: Bảng phụ ghi tóm tắt bài 2, 3.

III. Các hoạt động dạy học :

1. Khởi động : ( 1-2)

2. Kiểm tra : (5-6)

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 2 Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH GIẢNG TUẦN 7
Ngày dạy: 28/9
Thứ
Tiết
Tên bài giảng
Hai : 28/9
Ba : 29/9
Tư :30/9
Năm :1/10
Sáu :2/10
31
32
33
34
35
Luyện tập 
Ki – lô-gam
Luyện tập
6 cộng với một số : 6+5
26+5
Toán Tiết 31
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Biết giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn. 
-BT 2,3,4
-TCTV : Đặt đúng câu lời giải .
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bảng phụ ghi tóm tắt bài 2, 3.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (5-6)’ 
GV cho tóm tắt, HS giải bảng lớp, ghi phép tính vào bảng con.
	29 cái ca	
 Giá trên /-----------------------/---------/
 2 Cái ca	
 Giá dưới /-----------------------/
 ? Cái ca
Bài giải
Số ca ở giá dưới có:
29 – 2 = 27 (cái)
Đáp số: 27 cái
3. Bài mới : (26-27)’
Hoạt động 1: (1-2)’GTB Luyện tập,
Hoạt động 2: (24-25)’ Luyện tập, thực hành.
* Bài tập 1:HS K G nêu miệng 
* Bài tập 2:
Kém hơn anh 5 tuổi là “Em ít hơn anh 5 tuổi”
Để tìm số tuổi của em ta làm như thế nào?
GV nhận xét. 
* Bài tập 3:
Nêu dạng toán
Nêu cách làm.
( Hỗ trợ : HS đặt đúng câu lời giải.)
Chốt: So sánh bài 2, 3
 * Bài tập 4 
- GV giải thích ảnh minh hoạ .
- Hướng dẫn làm bài .( Quan tâm HS: TB, Y )
- chấm chữa bài . Nhận xét 
1/HS quan sát SGK
2/ HS đọc yêu cầu bài toán
 ( HS: TB, Y )
 - Lấy số tuổi của anh trừ đi số tuổi của em ít hơn.
- HS làm bài trên bảng lớp
- Cả lớp làm vào nháp .
Bài giải
Số tuổi của em là :
16 – 5 = 11 ( tuổi )
Đáp số: 11 tuổi
3/ HS đọc đề bài
- Bài toán về nhiều hơn
- Lấy số tuổi của em cộng số tuổi anh nhiều hơn. 
Bài giải
Số tuổi của anh là :
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số : 16 tuổi
4/ HS làm bài vào vở
- HS đọc đề bài
- Quan sát tranh minh hoạ.
- Cả lớp làm vào vở .
Bài giải
Toà nhà thứ hai có số tầng là
16 – 4 = 12 ( tầng )
Đáp số : 12 tầng
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
GV cho HS chơi đúng sai. GV quy ước : Đúng giơ mặt trắng của bàn tay, sai giơ mặt đen của bàn tay.
Cách giải bài toán nhiều hơn:
Tìm số lớn: Số lớn = số bé + phần nhiều hơn Đ
Tìm số lớn: Số lớn = số lớn - phần nhiều hơn S
Tìm số lớn: Số lớn = số bé - phần ít hơn S
Cách giải bài toán lớn hơn:
Tìm số bé: Số bé = số lớn – phần ít hơn	 Đ
Tìm số bé: Số bé = số bé – phần nhiều hơn S	
Nhận xét tiết học ./.Chuẩn bị: Kilôgam. 
Ngày dạy: 29/9
Môn : Toán Tiết 32
KI- LÔ- GAM
I. Mục tiêu : 
- Biết nặng hơn , nhẹ hơn giữa 2 vật thông thường .
- Biết Kilôgam là đơn vị đo khối lượng đọc , viết tên và kí hiệu của nó 
- Biết dụng cụ cân đĩa , thực hành cân một số đò vật quen thuộc .
- Biết thực hiện phép cộng , phép trừ các số kèm đơn vị đo kg
-BT 1,2
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Đĩa cân, các quả cân, túi gạo.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (3-4)’ 
HS làm lại bài tập 2 tiết Luyện tập .
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2)’GTB Ki -lô -gam
Hoạt động 2: (8-10)’ Giới thiệu nặng hơn, nhẹ hơn 
- GV nhắc quả cân 1 kg lên, sau đó nhắc quyển vở và hỏi.
- Vật nào nặng hơn? Vật nào nhẹ hơn?
- GV yêu cầu HS 1 tay cầm quyển sách, 1 tay cầm quyển vở và hỏi.
- Quyển nào nặng hơn? Quyển nào nhẹ hơn?
à Muốn biết 1 vật nặng, nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.
- HS thực hành
- Quả cân nặng hơn, quyển vở nhẹ hơn
- HS trả lời
Hoạt động 3: (16-18)’: Giới thiệu cân đĩa và cách cân Hướng dẫn làm bài tập 
- GV cho HS xem cái cân
- Để cân được vật ta dùng ta dùng đơn vị đo là kilôgam. Kilôgam viết tắt là (kg)
- GV ghi bảng kilôgam : kg
- GV cho HS xem quả cân 1 kg, 2 kg, 5 kg.
- GV cho HS xem tranh vẽ trong phần bài học .
- GV để túi gạo lên 1 đĩa cân và quả cân 1 kg lên đĩa khác.
- Nếu cân thăng bằng thì ta nói: túi gạo nặng 1 kg.
- GV cho HS nhìn cân và nêu.
- GV nêu tình huống.
 + Nếu cân nghiêng về phía quả cân thì ta nói: Túi gạo nhẹ hơn 1 kg.
 + Nếu cân nghiêng về phía túi gạo thì ta nói: Túi gạo nặng hơn 1 kg.
* Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu HS xem tranh vẽ
- Nhận xét.
* Bài tập 2:
- Làm tính cộng trừ khi ra kết quả phải có tên đơn vị đi kèm.
- GV chấm bài.
* Bài tập 3: HS K G 
Chữa bài nhận xét 
 - HS quan sát.
- HS đọc lại và tập viết kg.
- HS quan sát
- Túi gạo nặng 1 kg
- HS nhìn cân và nhắc lại
- HS nhìn cân và nói lại
1/ HS điền vào chỗ chấm ở SGK, đồng thời đọc to.
- VD: Quả bí cân nặng 3 kg.
2/HS làm bài vào vở 
	6 kg + 20 kg = 26 kg
	47 kg + 12 kg = 59 kg
	10 kg - 5 kg = 5 kg
	24 kg - 13 kg = 11 kg
	35 kg - 25 kg = 10 kg
3/ giải bảng lớp 
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
GV cho HS đại diện nhóm lên cân các vật mà GV yêu cầu và nêu kết quả ?
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài: Luyện tập
Ngày dạy: 30/9
Toán Tiết 33
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
Biết dụng cụ đo khối lượng : cân đĩa ,cân đồng hồ ( cân bàn )
Biết Làm tính cộng , trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị kilôgam. 
BT 1,3 ( cột 1) ,4 
TCTV : HS cân và đọc kết quả chính xác.
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Cân đồng hồ, túi cát, cuốn sách.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (3-4)’ 
Viết kí hiệu Ki lô gam ?
HS làm bảng con : 8 kg + 2 kg = 10 kg 15 kg – 5 kg = 10 kg
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2)’GTB Luyện tập
Hoạt động 2: (26-28)’ Hướng dẫn thực hành
 * Bài tập 1
GV giới thiệu: cân đồng hồ gồm đĩa cân, mặt đồng hồ có 1 chiếc kim quay được và trên đó có ghi các số ứng với các vạch chia. Khi đĩa cân chưa có đồ vật thì kim chỉ số 0.
Cách cân: Đặt đồ vật lên đĩa cân, khi đó kim sẽ quay, kim dừng lại tại vạch nào thì số tương ứng với vạch đó cho biết vật đặt lên đĩa cân nặng bấy nhiêu kg.
GV cho HS lần lượt lên cân.
 ( Quan tâm HS: TB, Y )
 ( Hỗ trợ : HS cân và đọc kết quả chính xác )
 * Bài tập 2 : HS K G
 * Bài tập 3 :cột 2 HS K G
Lưu ý kết quả phải có tên đơn vị đi kèm.
GV nhận xét.
 * Bài tập 4: 
GV hướng dẫn phân tích đề 
Để tìm số gạo nếp mẹ mua về ta phải làm sao?
Chấm bài nhận xét 
 * Bài tập 5 HS K G
Đề bài thuộc dạng toán gì ?
GV chữa bài.
1/- HS quan sát và nêu miệng 
- 1 túi đường nặng 1 kg
- Sách vở nặng 3 kg
2/ QS SGK – nhận xét 
3/ HS đọc yêu cầu
- HS làm vào bảng con
 3 kg + 6 kg – 4 kg = 5 kg
 15 kg – 10 kg + 7 kg = 12 kg
4/HS đọc đề bài
- Lấy gạo nếp và gạo tẻ, trừ đi số gạo tẻ.
- HS làm bài vào vở
Bài giải
Mẹ mua số gạo nếp là :
26 – 16 = 10 ( kg )
Đáp số : 10 kg
5/ Một HS làm bảng lớp 
- Dạng toán về “nhiều hơn” - HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào nháp .( Quan tâm HS: Y )
Bài giải
Con ngỗng cân nặng là :
2 + 3 = 5 ( kg )
Đáp số : 5 kg
4/ Củng cố – dặn dò (2-3)’
GV cho HS thực hành cân . GV nhận xét
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài : 6 cộng với một số 6 + 5
Ngày dạy: 01/10
Toán Tiết 34
6 CỘNG VỚI MỘT SỐ 6 + 5
I. Mục tiêu :
 - Biết thực hiện phép cộng dạng 6 + 5, lập bảng 6 cộng với một số 
Nhận biết trực giác về t/c giao hoán của phép cộng
Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống 
 BT1, 2;3
II . Đồ dùng dạy học :
GV : 20 que tính
HS : Bộ học toán
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (3-4)’ 
Gọi HS sửa lại bài 5 tiết Luyện tập.
Bài giải
Con Ngỗng cân nặng là :
2 + 3 = 5 (kg)
Đáp số : 5 kg
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2)’GTB 6 cộng với một số 6 + 5
Hoạt động 2: (8-10)’ Giới thiệu phép cộng 6 + 5
- GV nêu bài toán: Có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa là mấy que tính?
- Vậy: 6 + 5 = 11
- GV HD HS lên đặt tính dọc và tính
- Nêu cách cộng?
- GV cho HS tự điền kết quả phép tính còn lại vào SGK.
- GV cho HS đọc
 ( Quan tâm HS: TB, Y )
- HS thao tác trên que tính, trả lời
- HS đặt tính :
 6
 +5
 11
- 6 + 5 = 11 viết 11
- HS làm vào SGK
- HS đọc thuộc bảng công thức
 6 + 5 = 11
 6 + 6 = 12
 ...............
 6 + 9 = 15
Hoạt động 3: (16-18)’: Hướng dẫn làm bài tập 
 * Bài tập 1
Tính nhẩm
GV ghi bảng kết quả 
( HS: TB, Y )
 * Bài tập 2 
GV đọc từng phép tính
 ( Hỗ trợ : Nêu cách tính chính xác.) 
( Quan tâm HS: TB, Y )
Nhận xét
 * Bài tập 3 
GV chia hai đội tổ chức thi tiếp sức . GV nhận xét
 * Bài tập 4+5 HS K G
Chữa bài nhận xét 
1/ HS đọc yêu cầu
- HS đố nhau – Nhận xét
 6 + 6 = 12 6 + 9 = 15
 6 + 0 = 6 ..... 9 + 6 = 15
2/ HS làm vào bảng con 
 6 6 6 7 9
+ 4 + 5 + 8 + 6 + 6
 10 11 14 13 15
3/HS làm bài tiếp sức trên bảng lớp.
6 + 5 = 11 6 + 6 = 12 6 + 7 = 13
 4+5/ HS làm vào SGK 
7 + 6 = 6 + 7 6 + 9 – 5 < 11
8 + 8 > 7 + 8 8 + 6 – 10 > 3
4/ Củng cố – dặn dò (1-2)’
HS thi đọc lại bảng 6 cộng với một số ?
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài : 26 + 5
Ngày dạy: 2/10
Toán Tiết 35
26 + 5
I. Mục tiêu : 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 5 
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn .
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng. 
 - BT 1 dòng 1, 3,4 
TCTV : Đặt đúng câu lời giải.
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Hai bó 1 chục que tính và 11 que tính rời
HS : Bộ thực hành toán
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (3-4)’ 
HS đọc lại bảng 6 cộng với một số ?
Đặt tính vào bảng con : 6 + 4 , 6 + 9 , 6 + 7 
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2)’GTB 26 + 5
Hoạt động 2: (8-10)’ Giới thiệu phép cộng 26 + 5
GV nêu đề toán để hình thành phép tính : 26 + 5 = ?
Hướng dẫn cách đặt tính
 ( Quan tâm HS: TB, Y )
GV nhận xét
- HS thao tác trên que tính tìm kết quả
 26 + 5 = 31
 26 6 cộng 5 bằng 11, viết 1, nhớ 1
 +5 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
 31
- HS nêu lại cách tính .
 Hoạt động 3: (16-18)’: Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài tập 1 dòng 2 HS K G 
GV nêu từng bài toán
( Quan tâm HS: TB, Y )
 ( Hỗ trợ : HS nêu chính xác cách tính theo cột dọc.)
Nhận xét 
* Bài tập 2 HS K G 
* Bài tập 3
GV hướng dẫn tìm hiểu đề bài
Quan sát, giúp đỡ HS yếu
Chấm bài
* Bài tập 4
Hướng dẫn HS nêu cách đo
GV nhận xét 
1/ HS lần lượt làm vào bảng gài và nêu cách tính.
16 36 
+4 +6 
20 42 
2/ HS nêu miệng 
3/ HS đọc yêu cầu
Làm vào vở
Bài giải
Tháng này tổ em được số điểm mười là
16 + 5 = 21 ( điểm mười )
Đáp số : 21 điểm mười
4/ HS thực hành đo cá nhân – nêu kết quả – nhận xét .
 Đoạn AB : 7 cm
 Đoạn BC : 5 cm
 Đoạn AC : 12 cm
4/ Củng cố – dặn dò (1-2)’
Hai HS lên bảng lớp đặt tính : 36 + 6 và nêu cách tính ?
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài: 36 + 15

Tài liệu đính kèm:

  • docT tuan 7.doc