Toán
Ôn tập về hình học
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs biết cách tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính trừ (có nhớ) các số có ba chữ số thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ.
* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Toán Ôn tập về hình học I/ Mục tiêu: a) Kiến thức: Giúp Hs biết cách tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ. b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính trừ (có nhớ) các số có ba chữ số thành thạo. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Luyện tập. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 1, 3 - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 - Mục tiêu: Giúp Hs biết tính độ dài hình gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật. Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1 a): - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào? + Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng? - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số 86 cm. -Yêu cầu Hs đọc bài 1b). + Hãy nêu cách tính chu vi của một hình? + Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài từng cạnh. - GV yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài. -Gv nhận xét, chốt lại: Chu vi hình tam giác MNP: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số: 86 cm. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu cuả đề bài: A B D C - Gv yêu cầu Hs nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó tính chu vi hình chữ nhật ABCD. - Gv nhận xét, chốt lại bài đúng. Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm). Đáp số 10 cm. Hoạt động 2: Làm bài 3. - Mục tiêu: Giúp cho Hs biết tìm đúng các hình vuông, hình tam giác. Bài 3: - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv yêu cầu Hs quan sát hình, Gv hướng dẫn đánh số thứ tự cho từng phần hình. - Gv yêu cầu Hs làm bài. - Gv nhận xét: + Có 5 hình vuông. + Có 6 hình tam giác. * Hoạt động 3: Làm bài 4. - Mục tiêu: Giúp Hs biết kẻ thêm một đoạn thẳng vào các hình. Bài 4: - Gv mời Hs đọc đề bài. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò : Ai nhanh hơn. Yêu cầu: vẽ nhanh, đúng. + Nhóm 1 làm bài 4a) + Nhóm 2 làm bài 4 b). - Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở, hỏi đáp. Hs đọc yêu cầu đề bài. Ta tính tổng độ dài của đường gấp khúc đó. Gồm có 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD. Học sinh tự giải vào VBT. 1 Hs lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó. Có ba cạnh: MN, NP, PM. Hs tự giải vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu của bài. Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài. PP: Luyện tập, thực hành. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs đếm số hình vuông có trong hình vẽ và gọi tên theo đánh số. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hs đọc yêu cầu đề bài. Từng nhóm tiến hành thi đua làm bài. Hs nhận xét. 5. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 3. Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán. Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: Thứ , ngày tháng năm Toán Ôn tập về giải toán I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Củng cố kĩ năng giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. - Giới thiệu bài toán tìm phần hơn kém. Kỹ năng: Tính toán thành thạo. Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: VBT, bảng phụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Ôn tập về hình học. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. Phát triển các hoạt động. Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 - Mục tiêu: Giúp các em giải các bài toán về nhiều hơn, ít hơn. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv hướng dẫn Hs vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. 230 cây Đội 1 90 cây Đội 2: - Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. - Gv mời 1 lên bảng sửa bài. - Gv chốt lại: Đội Hai trồng được số cây là: 230 + 90 = 320 (cây) Đáp số : 320 cây. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài +Bài toán thuộc dạng toán gì? + Số xăng buổi chiều cửa hàng bán được là số lớn hay số bé? - Gv hướng dẫn Hs vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. - Gv yêu cầu Hs giải vào VBT. - Gv nhận xét, chốt lại: Buồi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là: 635 – 128 = 507 (lít) Đáp số 507 lít. Bài 3: - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài 3a): - Hs quan sát và phân tích đề bài:. + Hàng trên có mấy quả cam? + Hàng dưới có mấy quả cam? + vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam? + Làm như thế nào để biết hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam? Số cam hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là: 7 – 5 = 2 (quả). Đáp số 2 quả. => Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé. - Tương tự Gv yêu cầu Hs đọc đề bài 3b) , tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải vào VBT. - Gv nhận xét, chốt lại: 3b) Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là: 19 – 16 = 3 (bạn) Đáp số : 3 bạn. * Hoạt động 2: Làm bài 4. - Mục tiêu: Giúp Hs biết giải toán có lới giải Bài 4: - Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. + Đề bài cho ta những gì? + Đề bài hỏi gì? + Để tính số kg bao ngô nhẹ hơn bao gạo ta phải làm sao? - Gv yêu cầu Hs vẽ sơ đồ bài toán và làm vào VBT. - Gv nhận xét, chốt lại bài làm đúng: Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là: 50 – 30 = 15 (kg) Đáp số : 15 kg. * Hoạt động 3 - Mục tiêu: Giúp cho các em giải đúng bài toán dạng ít hơn, nhiều hơn Bài 5: - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò : Ai làm toán nhanh . Yêu cầu: Làm nhanh đúng. “ Thùng thứ nhất có 60 lít dầu, thùng thứ 2 có ít hơn thùng thứ nhất 25 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?” - Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm bài. Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn. Hs vẽ sơ đồ bài toán. Hs làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Có 7 quả cam. Có 5 quả cam. Hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam. Thực hiện phép tính 7 – 5 = 2. Một Hs lên bảng làm. Hs làm vào VBT. Hs nhận xét. PP: Thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu của bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Bao gạo cân nặng 50 kg, bao ngô cân nặng 35 kg. Hỏi bao ngô nhẹ hơn bao gạo bao nhiêu kg? La lấy 50 – 35. Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Đại diện các nhóm lên thi. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 4, 5. Chuẩn bị bài: Xem đồng hồ. Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: Toán Xem đồng hồ I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đế 12. - Củng cố về biểu tượng thời điểm. b) Kĩ năng: Xem đồng hồ chính xác. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: .Khởi động: Hát. Bài cũ: Ôn tập về giải toán. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4 - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs xem đồng hồ. Ôn tập về thời gian: - Một ngày có bao nhiêu giờ? Bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào? -Một giờ có bao nhiêu phút? b) Hướng dẫn xem đồng hồ. - Gv quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Quay kim đồng hồ đến 9 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ là bao lâu? - Kim phút đi một vòng trên mặt đồng hồ (đi qua 12 số hết 60 phút, đi tử một số đến số liền sau trên mặt đồng hồ hết 5 phút. - Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 5 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Quay đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc 8 giờ 15 phút? - Vậy khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 3 là bao nhiêu phút? * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2 - Mục tiêu: Giúp Hs biết cách xem đồng hồ chính xác. Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho 2 Hs ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi. - Sau đó từng nhóm lên trình bày - Gv nhận xét, chốt lại: A: 4giờ 5 phút ; B: 4 giờ 10 phút ; C: 4 giờ 25 phút. D: 6 giờ 15 phút ; E: 7 giờ 30 phút ; G: 1 giờ 35 phút. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gv chia Hs ra thành 4 nhóm: tổ chức thi quay kim đồng hồ nhanh . - Gv phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 3: Làm bài 3, 4. - Mục tiêu: Giúp cho các em biết xem các loại đồng hồ khác nhau. Bài 3: - Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: + Các đồng hồ được minh họa trong bài tập này là đồng hồ gì? - Gv yêu cầu Hs quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng. - Tương tự Hs làm các bài còn lại vào VBT. - Gv mời 1 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: A:5 giờ 20 phút ; B: 9 giờ 15 phút; C: 12 giờ 35 phút. D: 14 giờ 5 phút; E: 17 giờ 30 phút ; G: 21 giờ 55 phút. Bài 4: - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Gv yêu cầu Hs đọc giờ trên đồng hồ A - Gv hỏi: 16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều? - Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều? => Vậy vaò buổi chiều, đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian. - Tương tự Hs làm những bài còn lại. * Hoạt động 4: Làm bài 5. - Mục tiêu: Giúp Hs củng cố cách quay đồng hồ. Quay mặt đồng hồ đến các thời điểm sau: 8 giờ 15 phút ; 7 giờ 20 phút; 1giờ 15 phút. 10 giờ 10 phút ; 2 giờ 25 phút ; 17 giờ rưỡi. - Gv chia lớp thành 2nhóm. Cho các em chơi trò : Ai nhanh hơn. Yêu cầu: tính đúng, chính xác. - Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. PP: quan sát, hỏi đáp, giảng giải. Một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Một giờ có 60 phút. Đồng hồ chỉ 8 giờ. Đồng hồ chỉ 9 giờ. Là 1 giờ, 60 phút. 8 giờ 5 phút. 8 giờ 15 phút. Kim giờ chỉ qua số 8, kim phút chỉ ở số 3. Là 15 phút. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Học sinh tự giải. Vài em đọc kết quả. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thi quay kim đồng hồ. Hs nhận xét. PP: Thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Đồng hồ điện tử, không có kim. 5 giờ 20 phút. Hs làm vào VBT. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. 16 giờ. 4 giờ chiều. Đồng hồ B. Hs cả lớp làm bài. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Đại diện các nhóm lên thi. Hs nhận xét. 5 Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Xem đồng hồ tiếp theo. Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: Toán Xem đồng hồ ( tiếp theo). I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12. Biết đọc giờ hơn kém. - Củng cố biểu tượng về thời điểm. b) Kĩõ năng: Biết đọc giờ hơn kém. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Xem đồng hồ. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4 - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs xem đồng hồ. - Gv quay kim đồng hồ đến 8 giờ 35 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Yêu cầu Hs nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút. - Yêu cầu Hs suy nghĩ xem để tính xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ. => Vì thế 8 giờ 30 phút còn được gọi là 9 giờ kém 25 phút. - Gv hướng dẫn Hs đọc các giờ trên mặt đồng hồ còn lại . * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2 - Mục tiêu: Giúp Hs biết cách xem đồng hồ chính xác. Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho 2 Hs ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi. + Đồng hồ A chỉ mấy giờ? + 6 giờ 55 phút còn được gọi là mấy giờ? + Nêu vị trí của kim giờ và kim phút trong đồng hồ A? - Sau đó từng nhóm lên trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại: A: 6 giờ 55 phút hay 7 giờ kém 5 phút ; B: 12 giờ 40 phút hay 1 giờ kém 20 phút; C: 2 giờ 35 phút hay 3 giờ kém 25 phút. D:5 giờ 55phút hay 6 giờ kém 10 phút ; E: 8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút ; G: 10 giờ 45 phút hay 11 giờ kém 15 phút. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gv chia Hs ra thành 4 nhóm: tổ chức thi quay kim đồng hồ nhanh . - Gv phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 3: Làm bài 3. - Mục tiêu: Giúp cho các em biết cách đọc đúng giờ. Bài 3: - Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: + Đồng hồ A chỉ mấy giờ? + Tìm câu nêu đúng cách đọc giờ của đồng hồ A - Gv yêu cầu Hs quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng. - Tương tự Hs làm các bài còn lại vào VBT. - Gv mời 1 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: A:9 giờ kém 15 phút ; B: 12 giờ kém 15 phút; C: 10 giờ kém 10 phút. D: 4 giờ 15 phút; E: 1 giờ 15 phút ; G: 7 giờ 20 phút. Bài 4: - Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv chia Hs ra các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 Hs . + Hs 1: Đọc phần câu hỏi. + Hs 2: Đọc giờ ghi trên câu hỏi và trả lời. + Hs 3: Quay kim đồng hồ - Hết mỗi bức tranh Hs lại đổi vị trí cho nhau. - Gv nhận xét. * Hoạt động 4: Làm bài 4. - Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại việc xem tranh để trả lời đúng giờ. - Gv chia Hs thành 2 nhóm. Chơi trò “Ai trả lời đúng”. - Gv hỏi đưa ra câu hỏi: + Em thức dậy vào mấy giờ? + Em đi học vào mấy giờ? + Mấy giờ em nghỉ trưa? + Em đi học về mấy giờ? - Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút. Kim giờ chỉ qua số 8, gần số 9, kim phút chỉ ở số 7. 25 phút nữa. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. 6 giờ 55 phút. 7 giờ kém 15. Vì kim giờ chỉ qua số 6 và gần số 7, kim phút chỉ ở số 11. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thi quay kim đồng hồ. Hs nhận xét. PP: Thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút Câu d. Hs làm vào VBT. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs lần lược các nhóm thực hiện. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Đại diện các nhóm lên thi. Hs nhận xét. 5. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: Thứ , ngày tháng năm Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Kiến thức: . - Củng cố về xem đồng hồ. - Củng cố về các phần bằng nhau của đơn vị. - Giải toán bằng một phép tính nhân. b) Kĩõ năng: Tính toán chính xác. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Xem đồng hồ. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2,3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 - Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại cách xem đồng hồ, củng cố cách giải toán có lới giải Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và tự làm bài - Sau đó Gv yêu cầu Hs trao đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Gv yêu cầu Hs đổi chéo vở. - Gv nhận xét, chốt lại: A: 6 giờ 15 phút ; B: 2 giờ rưỡi ; 9 giờ kém 5 phút ; D: 8 giờ. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv yêu cầu Hs dựa vào tóm tắt đặt thành đề toán. - Gv yêu cầu Hs tự giải và làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài. - Gv chốt lại: Bốn chiếc thuyền chở được số người l2: 5 x 4 = 20 (người). Đáp số 20 người. * Hoạt động 2: Làm bài 3 - Mục tiêu: Giúp cho Hs biết giải bài toán về một phần mấy của số. Bài 3: - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và hỏi: + Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam? Vì sao? + Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam? Vì sao? - Gv yêu cầu Hs tự giải vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét. * Hoạt động 3: Làm bài 4. - Mục tiêu: Giúp Hs xếp thành hình cái mũ. Bài 4: - Gv chia lớp thành 3 nhóm. Cho các thi làm bài Yêu cầu: Trong thời gian 3 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng. Điền dấu vào ô trống 4 x 7 4 x 6 ; 4 x 5 5 x 4 ; 16 : 4 . 16 : 2 - Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Luyện tập, thực hành, thực hành. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm bài. Hs kiểm tra bài của nhau. Một Hs đứng lên đọc kết quả. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs đặt đề toán. Hs làm bài vào VBT. 1 Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở, hỏi đáp. Hs đọc yêu cầu của bài. Hình 1 đã khoanh vào một phần ba số quả cam. Vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam, hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam. Hình 2 đã khoanh vào một phần 4 số quả cam, vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả cam, hình b đã khoanh vào 3 quả cam. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hs đọc yêu cầu của bài. Hs thi làm toán. Hs nhận xét. 5. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 2, 3 Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: