Toán
Thực hành đo dộ dài
I/Yêu cầu:
Biết dùng thước và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
BT cần làm bài 1, bài 2, bài 3a, b.
II/Chuẩn bị:
Thước mét của giáo viên.
TUẦN 10 Toán Thực hành đo dộ dài I/Yêu cầu: Biết dùng thước và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.. Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác). BT cần làm bài 1, bài 2, bài 3a, b. II/Chuẩn bị: Thước mét của giáo viên. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: -Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. -Nhận xét chung. 3.Bài mới: a. Gtb: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa. b. Luyện tập thực hành: Chuyển ý: Thực hành đo dộ dài. Bài 1: -Nêu yêu cầu bài toán. ?Bài toán yêu cầu ta điều gì? -Giáo viên hướng dẫn: Chấm 1 đầu đoạn thẳng 1 chấm, ta đặt điểm 0 trùng với chỗ chấm, đo đúng số đo ta chấm thêm chấm nữa. Sau đó nối đoạn thẳng lại và viết tên hai đầu đoạn thẳng. -Nhận xét theo dõi . Nhận xét chung. Bài 2: Đọc yêu cầu: ?Bài tập 2 yêu cầu chúng ta gì? -Giáo viên đưa ra chiếc bút chì ước lượng, sau đó thực hành đo -Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. 4. Củng cố - Dặn dò: -Nêu lại trình tự tiến hành đo độ dài của 1 vật. -Chuẩn bị bài mới. Thực hiện các bài tập còn lại. Về nhà đo chiều dài 1 số vật dụng trong gia đình. -Nhận xét chung tiết học. -Học sinh nhắc tựa. -1 HS nêu. -Vẽ 3 đoạn thẳng tương ứng: AB: 7cm, CD: 12 cm, EG: 1dm3cm. -Lớp thực hiện vẽ vào vbt. -T/c kiểm tra chéo . -Ước lượng và đo thực tế bút chì, mép bàn học. -Học sinh quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên. -Xung phong cá nhân. Toán Thực hành đo độ dài (tiếp theo) I/Yêu cầu: Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết qua đo độ dài. Biết so sánh các độ dài. BT cần làm : bài 1, bài 2. II/ Chuẩn bị: Thước có vạch chia cm. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: 2.Kiểm tra: -Kiểm tra dụng cụ đo. -Nhận xét chung. 3.Bài mới: - Gtb: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa bài lên bảng. b. Hướng dẫn thực hành: Bài 1: -GV đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho HS tự đọc các dòng sau. -YC HS đọc cho bạn bên cạnh nghe. -Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam? -Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm thế nào? -Có thể SS như thế nào? -Các nhóm báo cáo kết quả. Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hành tốt, giữ trật tự. Bài 2: -Chia lớp thành các nhóm. -Hướng dẫn các bước làm: -Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp thứ tự từ cao đến thấp. -GV nhờ một số thành viên kiển tra lại và ghi vào bảng tổng kết. -Các nhóm báo cáo kết quả. Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hành tốt, giữ trật tự 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà luyên tập thêm nhiều về cách đo độ dài. -Giáo dục tư tưởng cho HS. -Giáo viên nhận xét chung giờ học. -Học sinh nhắc tựa. - 4 học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp. -HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. -Bạn Minh cao 1m25cm. -Bạn Nam cao 1m15cm -Ta phải SS số đo của các bạn với nhau. -Đổi tất cả các đơn vị ra xăng-ti-mét rối so sánh. -Các nhóm báo cáo kết quả: Bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất. -Nhóm nhận xét. -Chia nhóm và thực hành theo YC của GV. -Báo cáo kết quả qua thảo luận. -Lắng nghe và ghi nhận. Toán Luyện tập chung I/Yêu cầu: Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo. BT cần làm : bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 4), bài 3 (dòng 1), bài 4. BT dành cho HS khá, giỏi : bài 2. cột 3. HS không làm BT : bài 3. dòng 2, bài 5b II/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Kiểm tra các bài tập cho về nhà ở tiết trước. -Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa bài lên bảng “Luyện tập”. b. Vào bài: -Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Nêu yêu cầu bài. -Yêu cầu học sinh tự làm bài. -Giáo viên theo dõi, nhận xét, sửa sai. Bài 2: -Gọi học sinh lên bảng làm bài. -Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính của 1 phép tính nhân, 1 phép tính chia. -Giáo viên nhận xét, sửa chữa và ghi điểm. Bài 3: Yêu cầu học sinh nêu cách làm bài của 4m4dm =. . . dm. -Yêu cầu học sinh làm phần còn lại. Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. -Bài tóan thuộc dạng gì ? -Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? -Yêu cầu học sinh làm bài. - Giáo viên theo dõi, nhận xét, sửa sai. -Nhận xét, ghi điểm. Bài 5: Yêu cầu học sinh đo độ dài đọan thẳng AB. -Độ dài đọan thẳng CD như thế nào so với đọan AB ? -Học sinh tính độ dài đọan thẳng CD. -Yêu cầu học sinh vẽ đọan CD dài 3cm. -Chữa bài và ghi điểm. 4. Củng cố -Dặn dò – Nhận xét: - Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại các nội dung đã học để tiết sau kiểm tra một tiết. -Nhận xét chung tiết học. -3 học sinh lên bảng. -Nghe giới thiệu, nhắc tựa. -1 học sinh đọc yêu cầu . -Học sinh làm vào VBT, sau đó đổi chéo vở bạn ngôi cạnh để kiểm tra bài nhau. -4 Học sinh lên bảng thực hiện phép tính. -Lớp nhận xét, bổ sung, sửa sai. -Đổi 4m = 40dm, 40dm + 4dm = 44dm. -Vậy 4m4dm = 44dm. -Làm bài và đổi vở chéo để kiểm tra. -Học sinh đọc đề: Tổ Một trồng được 25 cây, tổ Hai trồng được gấp 3 lần số cây của tổ Một. Hỏi tổ Hai trồng được bao nhiêu cây? -Bài tóan thuộc dạng gấp 1 số lên nhiều lần. -Ta lấy số đó nhân với số lần. -1 Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. -Tóm tắt: Bài giải: Số cây tổ Hai trồng được là 25 x 3 = 75 (cây) Đáp số: 75 cây. -Đọan thẳng AB dài 12 cm. -Đọan thẳng CD bằng ¼ độ dài đọan thẳng AB. -Độ dài đọan thẳng CD là: 12 : 4 =3 (cm). -Thực hành vẽ, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo để kiểm tra bài của nhau. Toán Kiểm tra định kì lần 1 (Giữa học kì I) ĐỀ BÀI : Câu 1. Tính nhẩm : (2 điểm) 36 : 6 = 54 : 6 = 6 x 7 = 5 x 3 = 6 x 6 = 9 x 6 = 42 : 6 = 15 : 5 = Câu 2. Đặt tính rồi tính : (2 điểm) 635 + 345 824 – 342 54 x 6 48 : 4 ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- Câu 3. Tìm x : (2 điểm) a) 50 : X = 10 b) X : 6 = 8 Câu 4. Năm nay con 6 tuổi, tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ? (2 điểm) Bài giải B A Câu 5 . Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : (2 điểm) a) Hình tứ giác ABCD có : A. 1 góc vuông B. 2 góc vuông C D C. 3 góc vuông D. 4 góc vuông b) Trong phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia đó là : A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Toán Giải bài toán bằng hai phép tính I/Yêu cầu: Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. BT cần làm : bài 1, bài 3. II/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra: 3/. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng “ Giải bài tóan bằng hai phép tính” b. Giới thiệu bài tóan bằng hai phép tính. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề -Hàng trên có mấy cái kèn bằng hình vẽ sơ đồ -Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn ? -Vẽ sơ đồ thể hiện số kèn để có: -Hàng dưới có mấy cái kèn ? -Vì sao để tìm số kèn hàng dưới chúng ta thực hiện phép cộng 3 + 2 = 5? -Vậy cả hai hàng có mấy cái kèn ? -Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: ta thấy bài tóan này là ghép 2 bài tóan, bài tóan nhiều hơn khi ta tính số kèn của hàng dưới và bài tóan tính tổng của hai số khi tính cả hai hàng có bao nhiêu chiếc kèn. Bài tóan 2: Bể cá thứ nhất có 4 con cá, bể thứ 2 có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá? -Bể cá thứ nhất có mấy con cá? -Vậy ta vẽ một đọan thẳng, đặt tên bể 1 và quy ước đây là 4 con cá -Số cá bể hai như thế nào so với bể 1? -Hãy nêu cách vẽ sơ đồ thể hiện số cá bể 2. -Bài tóan hỏi gì ? -Giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu móc thể hiện tổng số cá của hai bể để hòan thiện sơ đồ sau: - Để tính được số cá của cả 2 bể ta phải biết được những gì ? -Số cá bể 1 đã biết chưa ? -Số cá bể 2 đã biết chưa ? -Vậy để tính được tổng số cá của hai bể trước tiên ta phải tìm số cá của bể 2. -Hãy tính số cá của cả hai bể. -Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải, c. Luyện tập thực hành Bài 1: -Gọi 1 học sinh đọc đề bài Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh ? Số bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh ? Bài tóan hỏi gì ? Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết được điều gì ? Chúng ta đã biết được số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai ? -Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tính xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh. -Học sinh vẽ sơ đồ và giải. -Giáo viên sửa bài và cho điểm Bài 2: giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như bài 1. Tóm tắt -Sữa bài cho học sinh và ghi điểm -Bài : yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt đề sau đó tự giải. Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh 4/. Củng cố - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giải tóan bằng hai phép tính. 5/. Dặn dò – Nhận xét: -Giáo viên nhận xét chung giờ học -Học sinh nhắc tựa -Hàng trênn có 3 cái kèn -Có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn ? -Tự làm bài vào vở -Học sinh tự suy nghĩ và làm bài. Hàng dưới có 3+3 = 5 cái kèn -Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái. Số kèn hàng dưới là số lớn, muốn tính số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn. -Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 cái kèn -1 học sinh đọc lại đề bài -có 4 con cá. -Nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá -Vẽ số cá của bể 2 là một đọan thẳng dài hơn đọan biểu diễn số cá ở bể 1, phần dài hơn tương ứng với 3 con cá. -Hỏi tổng số cá của hai bể. -Phải biết được số cá của mỗi bể. -Cá bể 1 là 4 con cá. -Chưa biết cá bể 2 -Số cá bể hai: 4 + 3 = 7 con cá. -Số cá 2 bể: 4 + 7 = 11 (con cá) Đề: Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh? -Anh có 15 tấm bưu ảnh -Ít hơn số bưu ảnh của anh 7 cái -Hỏi tổng số bưu ảnh 2 anh em. -Biết được số bưu ảnh của mỗi người. -Biết anh có 15 bưu ảnh, chưa biết số bưu ảnh của em. -Học sinh vẽ sơ đồ rồi giải bài tóan: Bài giải Số bưu ảnh của em là 15 – 7 = 8 (bưu ảnh) Số bưu ảnh của cả hai anh em là 15 + 8 = 23 (bưu ảnh) Đáp số: 23 bưu ảnh. -Học sinh giải bài Bài giải Thùng thứ hai đựng số lít dầu là 18 +6 = 24 9lít) Số lít dầu cả hai thùng đựng là 18 +24 = 42 (lít) Đáp số 42 lít -Học sinh tự làm giáo viên theo dõi.
Tài liệu đính kèm: