I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
• Lập bảng chia 9 dựa vào (2 cách)
- Dựa vào bảng nhân 9.
- Dựa vào cách lấy số bị chia đếm thêm 9(từ 9 đến 90).
• Thực hành chia cho 9 ( chia trong bảng ).
• Áp dụng bảng chia 9 để giải bài toán có liên quan.
• Giáo dục học sinh yêu thích và ham mê học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
• Giáo viên: Máy chiếu, giáo án, bảng phụ.
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
• Học sinh: SGK, vở ghi, bút.
BẢNG CHIA 9 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: Lập bảng chia 9 dựa vào (2 cách) - Dựa vào bảng nhân 9. - Dựa vào cách lấy số bị chia đếm thêm 9(từ 9 đến 90). Thực hành chia cho 9 ( chia trong bảng ). Áp dụng bảng chia 9 để giải bài toán có liên quan. Giáo dục học sinh yêu thích và ham mê học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: Máy chiếu, giáo án, bảng phụ... Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Học sinh: SGK, vở ghi, bút... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: Học sinh hát 2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh chọn ô số trên màn hình để trả lời các câu hỏi. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò - Cho học sinh quan sát tấm bìa trên màn hình. Hỏi trên tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ? - Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn, thầy lấy 3 tấm bìa như thế , hỏi có tất cả bao nhiêu tấm tròn ? - Nêu cách tìm ra 27 chấm tròn ? - Có 27 chấm tròn được chia đều vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn . Hỏi có mấy tấm bìa đuợc nhận chấm tròn ? - Nêu cách tìm ra 3 tấm bìa? - Nhận xét: Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Hai phép tính trên màn hình có đặc điểm gì? =>Kết Luận: Khi lấy tích chia cho thừa số thứ nhất thì được thừa số thứ 2.(Khi lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia). Đây chính là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Cho học sinh ôn lại bảng nhân 9. - Đưa lên màn hình 3 bảng: chia 6, chia 7, chia 8. - Nhận xét: Phép tính đầu tiên trong 3 bảng chia trên có đặc điểm gì? - Cột số bị chia trong từng bảng chia. - Cột số chia trong từng bảng chia? - Cột Thương có đặc điểm gì? - Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 9 Các con thấy được đặc điểm của 3 bảng chia đã học. Vậy phép tính đầu tiên của bảng chia 9 như thế nào. Gọi 1 học sinh nêu phép tính. Nhận xét: Phép tính thứ 2 là phép tính như thế nào? Gọi 1 học sinh nêu cách tìm ra phép tính thứ 2. - Giáo viên chốt 2 cách hình thành phép chia. - Gọi học sinh đọc 3 phép tính trên màn hình. - Nhận xét: + Cột số bị chia. + Số chia. + Thương - Giáo viên tổ chức cho học sinh “hoạt động nhóm 2” để thiết lập các phép chia còn lại. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét: + Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bảng chia 9. - Nhận xét: - Cột số bị chia - Cột số chia - Cột thương - Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng. + Lần 1: Che 4 ô cột thương + Lần 2: Che 3 ô cột số bị chia + Lần 3: Xóa tất cột thương - Học sinh đọc thuộc lòng. * LUYỆN TẬP Bài 1: Tính nhẩm: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm vào SGK bằng bút chì. Gọi 3 học sinh nêu kết quả cột 1. Nhận xét - Học sinh nêu kết quả cột 2 Nhận xét: - 3 học sinh nêu kết quả cột 3 Các phép chia ở bài tập 1 có đặc điểm gì? Vì sao 18 : 9 = 2 Bài 2: Tính nhẩm. Tổ chức học sinh làm vào SGK bằng bút chì. 3 học sinh làm 3 cột vào bảng con. Giáo viên cho 3 học sinh gắn 3 bảng con lên bảng Nhận xét: - 3 phép tính ở cột 1 có đặc điểm gì? - Giáo viên chốt mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: (Trên màn hình) Khi giải bài toán có lời văn, còn phải thực hiện mấy buớc? Cho học sinh làm vào vở. Cho 1 HS làm vào bảng phụ. Nhận xét: Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Tóm tắt:(Trên màn hình) Giáo viên cho học sinh làm phiếu học tập.Gọi 1 HS lên bảng làm. Nhận xét - tuyên dương Trò chơi:“ Tiếp sức” theo màn hình. Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi. Tổ chức cho học sinh chơi. - Nhận xét: 4.Củng cố: - Cho học sinh đọc lại bảng chia 9. - Củng cố lại nội dung bài học. 5 Dặn dò: Về nhà học bài. Nhận xét tiết học. - Quan sát trên màn hình. - 9 Chấm tròn - 27 chấm tròn - Đếm được 27 chấm tròn - 9 x 3 = 27 (chấm tròn) - 3 tấm bìa. - 27 : 9 = 3 ( tấm bìa) - Đều có 9,3,27 - Con thấy số 27 ở phép chia chính là tích của phép nhân - Đọc bảng nhân 9 - Con thấy ở bảng chia 6 số bị chia và số chia đều bằng nhau... và thương của 3 phép tính đầu đều bằng 1 - Bảng chia 6 được đếm thêm 6 từ 6 đến 60 - Bảng chia 7 được đếm thêm 7 từ 7 đến 70 - Bảng chia 6 đều là 6 - Cột thương giống nhau, đều tăng dần từ 1 đến 10 - 9 : 9 = 1 - 18 : 9 = 2 - Con dựa vào phép nhân (9 x 2 =18). - Con đến thêm 9 ở cột số bị chia 9 thêm 9 được 18. - Cột SBC được đếm thêm 9 từ 9 đến 27 - Số chia đều là 9 - Thương tăng dần từ 1 đến 3 - 36 : 9 = 4 - ... - Nhận xét - đọc đồng thanh từng phép tính. - Đếm thêm 9 từ 9 đến 90 - Đều là 9 -Tăng dần từ 1 đến 10 - Đọc - Đọc - Đọc - Nêu yêu cầu - Làm bài - Nêu kết quả - Có số chia đều là 9 - Vì 2 x 9 = 18 - Học sinh nêu yêu cầu - Học sinh làm bài - Học sinh gắn bảng con lên bảng - Con thấy 3 phép tính đều có số 45, 9, 5. - Số bị chia ở phép tính 2 và 3 chính là tích của phép tính 1 ( Khi lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia) - Nêu yêu cầu - Bài toán cho biết có 45 kg gạo được chia đều vào 9 túi. - Bài toán hỏi:Mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? - 3 bước ( trả lời – phép tính – đáp số) - Học sinh làm bài. Bài giải: Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là: 45 : 9 = 5 (kg) Đáp số: 5 kg gạo. - Nêu yêu cầu trên màn hình. - Bài toán cho biết:Có 45 kg gạo chia vào các túi,mỗi túi có 9 kg. - Bài toán hỏi:Có bao nhiêu túi gạo? Bài giải: Số túi gạo có tất cả là: 45 : 9 = 5 (túi) Đáp số: 5 túi gạo. - HS tham gia trò chơi.
Tài liệu đính kèm: