Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: So sánh số lớn bằng một phần mấy số bé

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: So sánh số lớn bằng một phần mấy số bé

I/ Mục tiêu:

- Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

- Ap dụng để giải toán có lời văn.

- Thực hành tính bài toán một cách chính xác.

- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: So sánh số lớn bằng một phần mấy số bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 61 	Tuần: 13 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
	Toán.
So sánh số lớn bằng một phần mấy số bé.
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Aùp dụng để giải toán có lời văn.
- Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS đọc lại đề toán: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
-Số ô vuông hàng trên gấp 8 : 2 = 4 lần số ô vuông hàng dưới.
-Số ô vuông hàng dưới bằng ¼ số ô vuông hàng trên.
-HS đọc đề bài toán.
+Mẹ 30 tuổi.
+Con 6 tuổi.
+Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần.
+Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
* MT: Giúp cho HS biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
+ HT: cá nhân, nhóm.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS đọc.
+8 gấp 4 lần 2.
+2 bằng bằng ¼ của 8.
-2HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào VBT.
-HS cả lớp nhận xét bài của bạn.
-HS chữa bài đúng vào VBT.
-HS đọc yêu cầu của bài.
+Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
-HS làm bài trong nhóm. 
-HS chữa bài vào vở.
* MT: Củng cố lại cho HS cách giải bài toán có lời văn.
+ HT: cả lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-Hình a) có 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng.
+Số hình vuông màu trắng gấp 5: 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh.
+Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
-Cả lớp làm bài vào VBT.
-Hai HS lên bảng làm.
-Cả lớp nhận xét bài của bạn.
* MT: Giúp HS biết áp dụng vào để giải toán có lời văn.
+ HT: nhóm.
-Các nhóm thi đua làm bài.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
a) Ví dụ.
- GV nêu bài toán.
- GV : Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
- Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới?
- Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới, vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên?
b) Bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc bài toán.
 + Mẹ bao nhiêu tuổi?
+ Con bao nhiêu tuổi?
+ Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
+ Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
 Bài giải.
 Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
 30 : 6 = 5 (lần)
 Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
 Đáp số: 1/5.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
Bài 1.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV mời HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
+ 8 gấp mấy lần 2?
+ Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ?
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào VBT.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- GV chốt lại. 
Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
 - GV yêu cầu HS làm bài trong nhóm.
 - GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3:
GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
GV yêu cầu HS quan sát hình a) và nêu số hình vuông màu xanh, số hình vuông màu trắng có trong hình này.
Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh?
Vậy trong hình a), số hình vuông màu xanh bằng một mấy số hình vuông màu trắng?
GV yêu cầu HS làm các bài còn lại.
Hai HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 4: Làm bài 4.
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 5 HS.
- GV cho các nhóm thi làm bài.
-Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
* Bài toán: Trong thùng có 56 lít dầu, trong can có 8 lít dầu. Hỏi số lít dầu trong can bằng một phần mấy số lít dầu trong thùng?
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 5: Dặn dò.
- Về nhà làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học. 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 62 	Tuần: 13 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
 Toán.
 	Luyện tập.
I/ Mục tiêu:
Củng cố cho HS:
- Thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Tìm một trong các phần bằng nhau của số.
- Giải toán bằng hai phép tính.
- Xếp hình theo mẫu.
- Làm toán đúng, chính xác.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Phấn màu, bảng phụ .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Củng cố cho HS thực hiện so sánh số lớm gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
+ HT: cá nhân.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS đọc.
+12 gấp 4 lần 3.
+Vậy 3 bẳng ¼ của 12.
-HS làm vào VBT.
-Hai HS đứng lên trả lời.
-HS nhận xét.
* MT: Giúp cho HS biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Giải toán bằng hai phép tính.
+ HT: đôi bạn, lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
+Ta phải biết số bò gấp mấy lần số trâu.
+Ta phải biết có bao nhiêu con bò.
+Số con bò 7 + 28 = 35 con.
+Số bò gấp 35 : 7 = 5 lần số trâu.
+Số trâu bằng 1/5 số bò.
-HS làm bài vào VBT.
-Một HS lên bảng làm bài.
Số con bò có là:
 7 + 28 = 35 (con)
 Số con bò gấp số con trâu một số lần là;
 35 : 7 = 5 (lần)
 Vậy số con trâu bằng 1/5 số con bò. 
 Đáp số: 1/5 lần
-HS nhận xét.
-HS chữa bài đúng vào VBT.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS làm vào VBT. 1HS lên bảng làm.
Số con vịt đang bơi ở dưới ao là:
 48 : 8 = 6 (con vịt)
 Số con vịt đang ở trên bờ là:
 48 – 6 = 42 (con vịt)
 Đáp số : 42 con vịt.
-HS chữa bài vào VBT.
* MT: Giúp cho HS biết xếp hình theo mẫu.
+ HT: nhóm.
-HS đọc yêu cầu của đề bài.
-HS chia thành hai nhóm.
-HS chơi trò chơi xếp hình.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV mời HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
+ 12 gấp mấy lần 3?
+ Vậy 3 bằng một phần mấy 12 ?
- GV mời 2 HS lên bảng làm.
- GV yêu cầu HS làm các phần còn lại vào VBT.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bài 2, 3.
Bài 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò ta phải biết được điều gì?
+ Muốn biết số bò gấp mấy lần số trâu, ta phải biết điều gì?
+GV yêu cầu HS tìm số bò.
+ Vậy số bò gấp mấy lần số trâu?
+ Vậy số trâu bằng một phần mấy số bò?
- GV yêu cầu HS cả lớp làm vào VBT. Một HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 3: ( chiều )
- GV mời HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT. 1HS lên bảng làm.
* Hoạt động 3: Làm bài 4 .
Bài 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia lớp thành 2 nhóm
- GV cho HS chơi trò “ Ai xếp hình nhanh”. yêu cầu trong 5 phút nhóm nào xếp hình xong đúng, thì chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng nhất.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về nhà làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
- Nhận xét tiết học.
	KHỐITRƯỞNG	GIÁOVIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 63 	Tuần: 13 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Toán.
 Bảng nhân 9. 
I/ Mục tiêu:
- Thành lập bảng nhân 9 và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Aùp dụng bảng nhân 9 để giải bài toán có lời văn bằng phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 9.
- Rèn HS tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Các tấm bìa, bảng phụ viết sẵn bảng nhân 9 không ghi kết quả, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS bước đầu thành lập được bảng nhân 8.
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 9 hình tròn.
-Được lấy 1 lần.
-HS đọc phép nhân: 9 x 1 = 9.
-9 hình tròn được lấy 2 lần.
-9 được lấy 2 lần.
-Đó là: 9 x 2 = 18.
-HS đọc phép nhân.
-Đó là: 9 x 3 = 27.
-HS lập phép nhân.
-HS tìm kết quả các phép còn lại
-HS đọc bảng nhân 9 và học thuộc lòng.
-HS thi đua học thuộc lòng.
* MT: Giúp HS biết cách tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-Học sinh tự giải.
-12 em HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Hai HS lên bảng sửa bài.
-HS cả lớp nhận xét.
* MT: Giúp cho HS giải toán có lời văn.
+ HT: đôi bạn.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
+Có 3 tổ.
+Mỗi tổ có 9 bạn.
+Hỏi lớp 3 B có bao nhiêu bạn
+Ta tính tích 3 x 9
-HS làm bài.
-Một HS lên bảng làm.
-HS nhận xét.
* MT: Giúp cho HS biết điền các chữ số thích hợp vào ô trống.
+ HT: nhóm.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
+Số 9
+Số 18.
+9 cộng 9 bằng 18.
+Số 28.
+Con lấy 18 + 9.
-Hai nhóm thi làm bài.
-Đại diện 2 nhóm lên điền số vào.
-HS nhận xét.
-HS sửa vào VBT .
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 9.
- GV gắn một tấm bìa có 9 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
- 9 hình tròn được lấy mấy lần?
-> 9 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 9 x 1 = 9.
- GV gắn tiếp hai tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 8 hình tròn, vậy 8 hình tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 9 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 6 được lấy 2 lần.
- GV viết l ... hép nhân: 9 x 2 = 18 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- GV hướng dẫn HS lập phép nhân 9 x 3.
- Yêu cầu cả lớp tìm phép nhân còn lại trong bảng nhân 9 và viết vào phần bài học.
- Sau đó GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 9 và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV nhắc lại cho HS thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT. Hai HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
a) 9 x 6 + 17 = 54 + 17 b) 9 x 7 – 25 = 63 – 25 
 = 71 = 28
 9 x 3 x 2 = 27 x 2 9 x 9 : 9 = 81 : 9 
 = 54 = 9
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. GV hỏi:
+ Lớp 3B có mấy tổ?
+ Mỗi tổ có bao nhiêu Hs?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính lớp 3B có tất cả bao nhiêu bạn ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu cả lớp tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại: 
 * Hoạt động 3: Làm bài 4.
Bài 4: ( chiều )
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
+ Số đầu tiên trong dãy là số nào?
+ Tiếp sau số 9 là số naò?
+ 9 cộng mấy thì bằng 18?
+ Tiếp theo số 18 là số naò?
+ Em làm như thế nào để tìm được số 27?
- GV chia HS thành 2 nhóm cho các em thi đua nhau điền số vào ô trống.
- Tương tự HS làm các bài còn lại vào VBT.
- GV chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc: Các số thứ tự cần điền là:
 9 18 27 36 45 54 63 72 81 90
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Học thuộc bảng nhân 9.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 64 	Tuần: 13 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Toán.
Luyện tập .
I/ Mục tiêu:
- Cũng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 9.
 - Aùp dụng bảng nhân 9 để giải toán.
 - Ôn tập các bảng nhân 6, 7, 8, 9.
 - HS làm đúng, chính xác các bài tập.
 - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, VBT.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS củng cố lại việc thực hiện các phép tính nhẫm, tính giá trị biểu thức.
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS làm vào VBT.
-12 HS nối tiếp nhau đọc kết quả phần a).
-8 HS đọc kết quả phần b).
+Hai phép tính có cùng kết quả bằng 18.
-Các thừa số giống nhau, nhưng thứ tự khác nhau.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS cả lớp làm bài. Bốn HS lên bảng sửa bài.
-HS cả lớp nhận xét.
-HS chữa bài vào VBT.
* MT: Củng cố cách giải toán có lời văn.
+ HT: đôi bạn.
-HS đọc đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
+Có 4 đội xe..
+Đội Một có 10 xe..
+Mỗi đội có 9 xe.
+Hỏi công ti đó có bao nhiêu xe ôtô.
-HS làm vào VBT. 1HS lên sửa bài.
Số xe ôtô của 3 đội còn lại là:
 9 x 3 = 27 (ôtô)
 Số xe ôtô của công ty có là:
 10 + 27 = 37 (ôtô)
 Đáp số: 37 ôtô.
-HS nhận xét bài lám của bạn.
* MT: Giúp cho HS viết kết quả phép nhân vào ô trống.
+ HT: lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS đọc.
 6 x 1 = 6
6 x 2 = 12.
-HS nối tiếp lên bảng điền các kết quả vào bảng.
* MT: Củng cố cho HS điền các dấu ( ) vào ô trống.
-HS các nhóm thi đua làm bài.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời 12 HS nối tiếp nhau đọc kết quả trong phần a).
- Tiếp tục GV mời 8 HS đọc kết quả của phần b).
- Các em có nhận xét gì về kết quả , các thừa số , thứ tự của các thừa số trong hai phép tính nhân 9 x 2 và 2 x 9
=> Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
- GV nhận xét, chốt lại: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp tự suy nghĩ và làm bài.
- GV mời 4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
a) 9 x 3 + 9 b) 9 x 8 + 9
 = 27 + 9 = 72 + 9
 = 36 = 81
 9 x 4 + 9 9 x 9 + 9 
 = 36 + 9 = 81 + 9
 = 45 = 90
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
- GV mời HS đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Công ti vận tải có mấy đội xe?
+ Đội Một có bao nhiêu xe ôtô?
+ Còn ba đội còn lại?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS cả lớp làm vào VBT. 1HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét, chốt lại:
* Hoạt động 3: Làm bài 4.
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 1 HS đọc các số của dòng đầu tiên.
+ 6 nhân 1 bằng mấy?
- Ta viết 6 vào cùng dòng với 6 và thẳng cột với 2.
+ 6 nhân 2 bằng mấy?
- Vậy ta viết 12 vào ô cùng dòng với 6 và thẳng cột với 2.
- GV yêu cầy HS làm các phần còn lại.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 4: Làm bài 5.
- GV chia HS thành 2 nhóm. Chơi trò: “ Ai nhanh”.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút nhóm nào làm đúng và nhanh sẽ chiến thắng.
. Bài 5: Điền dấu ( ) vào chỗ chấm.
7 x 9  9 x 7 4 x 9  2 x 4 x 2.
6 x 9  9 x 5 3 x 9  6 x 4.
- GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 5: Dặn dò.
- Xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Gam.
- Nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 65 	Tuần: 13 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Toán.
Gam.
/ Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki- lô-gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
- Biết thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.
- Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng.
- Rèn HS tính các phép tính chia chính xác, thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: HS biết thêm đơn vị đo khối lượng là gam. 
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS nêu: Ki-lô-gam.
-HS quan sát.
+Gói đường nhẹ hơn 1kg.
+Chưa biết.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-HS thực hành và đọc kết quả.
-HS quan sát.
* MT: Giúp HS biết đọc kết quả khi cân nặng bằng đĩa cân hay cân đồng hồ.
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS quan sát hình minh họa.
+Hộp đường cân nặng 200g.
+3 quả táo cân nặng 700gam.
+Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g.
-HS làm các phần còn lại. 2HS đứng lên đọc kết quả.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
+Quả đu đủ nặng 800gam.
+Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g.
-Hai HS đọc kết quả.
-HS nhận xét.
* MT: HS biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.
+ HT: nhóm.
-HS đọc đề bài.
-HS tình: 22g + 47g = 69g.
+Ta thực hiện các phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
-HS làm bài trong nhóm. 
-HS cả lớp nhận xét.
* MT: Giúp cho HS biết giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
+ HT: đôi bạn.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
+Cả hộp sữa cân nặng 455gam.
+Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp.
-HS cả lớp làm vào VBT. 1HS lên bảng làm. 
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS cả lớp làm vào VBT. Một HS lên bảng làm.
Hs nhận xét.
* Hoạt động 1: Giới thiệu về gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- GV yêu cầu HS nêu đơn vị đo khối lượng đã học.
- GV đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân nặng 1kg, một túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1kg.
- Thực hành cân gói đường và yêu cầu HS quan sát.
+ Gói đường như thế nào so với 1kg?
+ Chúng ta biết chính xác cân nặng của gói đường chưa?
- Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1kg, hay cân nặng không chẵn số lần của kg-lô-gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là g , đọc là gam.
- GV giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g.
- Gv : 1000g = 1kg.
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho HS đọc cân nặng của gói đường.
- GV giới thiệu cân đồng hồ và các số đo có đơn vị là gam trên cân.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật.
+ Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
+ 3 quả cáo cân nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết quả táo cân nặng 700g?
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT. 2HS đứng lên đọc kết quả
- GV nhận xét, chốt lại
Bài 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết?
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV mời 2 HS lên bảng làm.
- GV chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3( chiều )
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu HS tính.
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm trong nhóm.
- GV nhận xét, chối lại.
* Hoạt động 4: Làm bài 4, 5.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. 
+ Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
+ Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm vào VBT.1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm vào VBT. Một HS lên bảng làm.
- GV chốt lại.
 Cả 4 túi mì chính cân nặng là:
 210 x 4 = 840 (gam)
 Đáp số: 840 gam mì chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_13_bai_so_sanh_so_lon_bang_mot_p.doc