Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 20 - Trần Thị Hải

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 20 - Trần Thị Hải

1. Kiểm tra bài cũ

- Viết số tròn trăm từ: 9600 đến 99000.

- Viết số liền trước của mỗi sô: 2667, 2004.

- Nhận xét - ghi điểm.

2. Bài mới:

- GV Giới thiệu bài, ghi bài lên bảng.

1. Giới thiệu điểm ở giữa:

- Vẽ hình trong SGK lên bảng.

2. Trung điểm của đoạn thẳng:

Gọi HS nêu vài ví dụ khác để củng cố.

 

doc 9 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 20 - Trần Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gíao án môn : Toán Tiết: 98
Tên bài dạy : ĐIỂM GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG	
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
-Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước ,trung điểm của một đoạn thẳng 
II Đồ dùng dạy học :
- Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết số tròn trăm từ: 9600 đến 99000.
- Viết số liền trước của mỗi sô: 2667, 2004.
- Nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới:
- GV Giới thiệu bài, ghi bài lên bảng.
1. Giới thiệu điểm ở giữa:
- Vẽ hình trong SGK lên bảng.
2. Trung điểm của đoạn thẳng:
Gọi HS nêu vài ví dụ khác để củng cố.
3. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc đề:
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu:
 GV cho HS giải thích:
- A là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:
+ A, O, B thẳng hàng.
+ AO = OB = 2 cm.
- M không là trung điểm của đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D vì C, M, D không thẳng hàng (tuy có CM = MD = 2 cm).
- H là không là trung điểm của đoạn thẳng EG vì EH không bằng HG (EH = 2 cm, HG = 3 cm), tuy E, H, G thẳng hàng.
- Từ đó khẳng định câu đúng là : a), e) ; câu sai là: b), c), d).
Bài 3: Goị HS nêu yêu cầu:
- B, I, C thẳng hàng BI = BC.
- Tương tự hướng dẫn giải thích vì sao:
 O là trung điểm của đoạn thẳng AD.
 O là trung điểm của đoạn thẳng IK.
 K là trung điểm của đoạn thẳng GE.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu về luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Gọi 2 em lên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc đề.
- Một số em nhắc lại: A, O, B là 3 điểm thẳng hàng. O là điểm giữa hai điểm A và B.
- Một số em nhắc lại: M là điểm giữa 2 điểm A và B AM = MB
a) Chỉ ra điểm thẳng hàng: A, M, B; M, O, N; C, N, D.
b) M là điểm ở giữa 2 điểm A và B.
 N là điểm giữa của 2 đoạn C và D.
 O là điểm giữa 2 điểm M và N.
- Câu nào đúng, câu nào sai:
- HS trả lời.
- Nêu tên trung điểm của đoạn thẳng BC, GE, AD, IK.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Tương tự gọi nhiều HS làm miệng.
Gíao án môn : Toán Tiết: 99
Tên bài dạy : Luyện tập	
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước
 II Đồ dùng dạy học :
- Chuẩn bị cho bài 3 (thực hành gấp giấy).
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS: Tìm trung điểm của đoạn thẳng AB.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bai mới:
- Giới thiệu ghi đề bài lên bảng.
Bài 1: Gọi 1 em đọc đề:
- GV vẽ hình SGK lên bảng.
- Hướng dẫn HS nhận biết.
Bước 1: Đo dộ dài đoạn thẳng AB = 4 cm.
Bước 2: Chia độ dài AB bằng 2 phần bằng nhau ( 1 phần 2 cm).
Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB. AM = 1/2 AB.
- Hướng dẫn HS làm tương tự câu a.
Bài 2: HS đọc yêu cầu:
- Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy hình chữ nhật. Gấp làm đôi đánh dấu trung điểm I và K của đoạn thẳng AB và DC.
- Lưu ý: Có thể cho HS tìm trung điểm của đoạn dây hoặc trung điểm của thước kẻ có vạch 20 cm.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS về nhà tự ôn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: So sánh các số trong phạm vi 10000.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- HS đọc đề.
a) Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu).
- Gọi từng HS lên xác định.
b) Xác định trung điểm của đoạn thăng CD.
- HS đọc đề: Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD, rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng DC.
Gíao án môn : Toán Tiết: 100
Tên bài dạy : So sánh các số trong phạm vi 10.000	
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
-Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000
-Biết so sánh các đại lượng cùng loại 
II Đồ dùng dạy học :
-Phấn màu.
III Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài, ghi đề.
1. Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh số trong phạm vi 10.000.
a) So sánh 2 số có số chữ số khác nhau:
- GV viết bảng: 999...10.000.
- Vì sao em chọn dấu ‘’<’’?
- Hướng dẫn HS so sánh 9999 và 10.000 tương tự như trên.
- GV khuyến khích HS tự nêu nhận xét (chẳng hạn: Trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
b) So sánh từng cặp chữ số ở một hàng kể từ trái sang phải.
- Tương tự: 6579 < 6580.
c) 9979 = 9979.
Gọi 2 HS nêu kết luận SGK.
2. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc đề:
- Điền dấu , = vào ...
a) 1942 ... 998 
 1999 ... 2000
 6742 ... 6722
 900 + 9 ... 9009
b) 9650 ... 9651 
 9156 ... 1956
 1965 ... 1956
 6591 ... 6591
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: HS làm theo cặp: 
 a) 1 km ... 985 m
 600 cm ... 6 m
797 mm ... 1 m
b) 60 phút ... 1 giờ
 50 phút ... 1 giờ
 70 phút ... 1 giờ
- Giải thích ... sửa sai.
Bài 3: Cho HS làm bài và chữa bài. Khuyến khích HS giải thích cách làm.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS về nhà tự ôn luyện.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Gọi 2 HS lên thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS điền dấu (>, <, +)
- Điền dấu ‘’<’’ 999 < 10.000.
- <
Vì: 9999 + 1 = 10000.
.- Vì các chữ số hàng nghìn đều là 6, các chữ số hàng trăm đều là 5 nhưng ở hàng chục có 7 < 8.
- Vì từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì 2 số đó bằng nhau.
- Gọi 2 em lên bảng mỗi em làm 1 cột.’
- Tổ 1 + 2 làm cột 1.
- Tổ 3 + 4 làm cột 2.
- Gọi một số em đứng tại chỗ nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- HS làm vào vở.
Gíao án môn : Toán Tiết: 101
Tên bài dạy : Luyện tập	
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại 
Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm ( nghìn )trên tia số và các xác định trung điểm của đoạn thẳng
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên làm bài tập.
3.a) Tìm số lain nhất trong các số: 
4375, 4735, 4537, 4753.
 b) Tìm số bé nhất trong các số: 6091, 6190, 6901, 6019.
- Nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu - ghi đề lên bảng.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Điền dấu , = vào ...
a) 7766 ... 7676, 8453 ... 8435
 9102 ... 9120, 5005 ... 4905
- Hướng dẫn HS so sánh bắt đầu từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
b) 1000 g ... 1 kg
 950 g ... 1 kg
 1 km ... 1200 m
 100 phút ... 1 giờ 30 phút
- Nhận xét - sửa sai.
Bài 2: Gọi 1 em nêu yêu cầu:
- Viết các số: 4208, 4802, 4280, 4082.
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Gọi 1 số em giải thích cách làm.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 3: Gọi 1 em nêu yêu cầu:
- HS làm theo cặp thời gian 2 phút.
- Gọi 1 số em trả lời.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu:
- GV treo bảng phụ lên bảng.
* Có thể cho 2 đội tham gia - đội A, đội B.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà xem kỹ lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
- Gọi 2 HS lên thực hiện.
- HS đọc đề.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.Tổ 1 + 2 làm câu 1.a.
- Tổ 3, 4 làm câu 1.b.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- 1 em đọc đề.
- Cả lớp làm bài vào vở - đổi vở chéo nhau chấm.
- Một em đọc đề.
- HS trả lời.
- Nhận xét.
- Gọi 1 em đọc.
- HS suy nghĩ.
- 2 đội tham gia.
- Dưới lớp có thể dùng bút chì làm vào SGK.
- Nhận xét 2 đội chơi. 
Giáo án môn : Toán Tiết: 102
Tên bài dạy : Phép cọng các số trong phạm vi 10000
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính và tính đúng )
Biết giải toán có lời văn ( có phép cộng các số trong phạm vi 10 000)
II Đồ dùng dạy học :
- Có thể sử dụng bảng phụ khi dạy học bài mới (nếu thấy cần thiết).
III.Các hoạt động dạy học :
-Có thể sử dụng bảng phụ khi dạy học bài mới (nếu thấy cần thiết).
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm số lớn nhất có 4 chữ số?
- Tìm số bé nhất có 4 chữ số?
- Nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài ghi đề lên bảng.
1. GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759.
- GV nêu phép cộng 3526 + 2759 =?
- GV cho HS tự nêu cách thực hiện phép cộng:
- GV gợi ý để HS tập nêu qui tắc rồi hỏi HS.
3526
3526
+
6285
3. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nhận xét bảng lớp, bảng con.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
a) 2634 + 4848 b) 5716 + 1749
 1825 + 455 707 + 5857
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề.
- Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài, GV chấm điểm, nhận xét.
Bài 4: Gọi HS đọc đề.
- GV chốt ý đúng, chẳng hạn trung điểm của cạnh AB là M, trung điểm của cạnh BC là N, trung điểm của cạnh CD là P, trung điểm của cạnh AD là Q.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về lưu ý khi đặt tính phải viết các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau và không quên viết dấu +.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Gọi 2 em lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- HS đọc đề.
- HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện.
- Đặt tính rồi tính.
- 1 HS tự đặt tính và tính ở trên bảng.
- Các HS khác góp ý theo dõi.
- Vài HS nêu lại cách tính.
- HS tự đặt tổng: 
3526 + 2759 = 6285.
- Muốn cộng hai số có 4 chữ số ta viết số hạng sao cho các chữ số ở cuing một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,...rồi viết dấu cộng, kẻ gạch ngang và cộng từ phải sang trái.
- Một số HS nhắc lại qui tắc cộng.
- 1 HS nêu: 
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Dưới lớp 4 tổ làm 4 bài.
- 1 HS nêu : Đặt tính rồi tính.
 Cách làm tương tự như bài 1.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc đề.
- HS nêu miệng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_20_tran_thi_hai.doc