I. Mục tiêu
Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn tròn trăm có năm chữ số
Biết so sánh các số
Biết làm tính với số trong phạm vi 100 000( tính viết và tính nhẩm).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bìa minh hoạ viết các chứ số từ o, 1 ,2 ,3 ,., 9
Giáo án môn : Toán Tiết: 136 Tên bài dạy : So sánh các số trong phạm vi 100 000 .Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu I.Mục tiêu Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. Biết tìm số lớn nhất số bé nhất trong một nhám 4 số mà các số là số có năm chữ số III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Tìm số liền trước của số 10 919. - Tìm số liền sau của số 90 009. - Đọc các số sau: 83750, 3750, 96524. Nhận xét ghi điểm. 2. Baì mới: a. Giới thiệu: - Nêu mục tiêu, ghi đầu bài. b. Hướng dẩn thực hành bài. 1/ Củng cố qui tắc so sánh các số trong phạm vi 100000. a/ Giáo viên viết bảng: 999...1012 rồi yêu cầu học sinh so sánh (điền dấu > < =). - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên chốt lại ý đúng: Số nào có nhiều số chữ thì số đó lớn hơn. b/Giáo viên viết lên bảng: 9790...9786 rồi yêu cầu học sinh so sánh hai số này. - Gọi học sinh nhận xét: - Nếu cùng chữ số thì ta nhận xét như thế nào? - Giáo viên chốt ý. Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải: - Chữ số hàng nghìn đều là 9. - Chữ số hàng trăm đều là 7. - Chữ số hàng chục có 9>8. Vậy: 9798 > 9786. Giáo viên cho học sinh làm tiếp: 3772...3605 4597...5974 8513...8502 655...1032 2/ Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100000. a/ So sánh: 100000 và 99999 - Giáo viên viết lên bảng. 100000>99999 hoặc 99999<100000 Tương tự học sinh so sánh: 937...20351 97366...100000 98087...9999 b/ So sánh các số có cùng số chữ số: - Giáo viên nêu ví dụ sách giáo khoa: 76200 và 76199 - So sánh các cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải: Hàng chục nghìn: 7=7 Hàng nghìn: 6=6 Hàng trăm: 2>1 Vậy: 76200>76199 Tương tự học sinh có thể so sánh tiếp các số : 73250 và71699, 93273 và 93267. Bài 1: Học sinh tự làm Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự làm tiếp rồi kiểm tra Bài3: Giáo viên cho học sinh làm bài. Sau đó gọi một vài học sinh nêu kết quả. Bài tập thực hành. Bài 1: Học sinh tự làm Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự làm tiếp rồi kiểm tra sức khoẻ. Bài3: Giáo viên cho học sinh làm bài. Sau đó gọi một vài học sinh nêu kết quả. Bài 4: Gọi học sinh đọc bài phần a Chọn số bé nhất viết đầu tiên rồi đến số kế tiếp... Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết dạy. - Chuẩn bị bài sau. HS1 HS2 HS3 - 3 học sinh nối tiếp đọc. - 999 có số chữ số ít hơn số chữ số của 1012 nên 999<1012 -Học sinh nhận xét: 2 số cùng có bốn chữ số - Học sinh tự làm - Học sinh nhận xét. - Một em lên bảng điền dấu > < = - Học sinh nhận xét. - Đếm chữ số và điền dấu. - Học sinh đếm chữ số trong từng cặp số cần so sánh và rút ra kết luận. - Học sinh nhận xét: 2 số cùng có 5 chữ số. - Học sinh so sánh. - Đổi vở chấm. - Học sinh làm. - Đổi vở chấm. a/ Số lớn nhất: 92368 b/ Số bé nhất: 54307 - 1 học sinh đọc. - Học sinh làm. Giáo án môn : Toán Tiết: 137 Tên bài dạy : Luyện tập .Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu I. Mục tiêu Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn tròn trăm có năm chữ số Biết so sánh các số Biết làm tính với số trong phạm vi 100 000( tính viết và tính nhẩm). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bìa minh hoạ viết các chứ số từ o, 1 ,2 ,3 ,...., 9 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu qui tắc so sánh các số trong phạm vi 100000 - 89576 ... 89600 92000 ... 91099 - Điền dấu: > < = - GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: a/ Giới thiệu b/ Hướng dẫn thực hành bài Nêu mục tiêu bài dạy - Ghi đề Bài 1: Giáo viên chép dãy đầu tiên lên bảng. - Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài. - Học sinh tự viết vào sách giáo khoa. Bài 2: - GV cho học sinh tự làm phần a. - Học sinh nêu cách làm phần b. - GV nhấn mạnh: Thực hiện phép tính so sánh kết quả với số ở cột bên phải và điền dấu thích hợp. - Chấm bài- sữa bài. Bài 2: - Giáo viên cho học sinh tự tính nhẩm và viết ngay kết quả. - Gọi học sinh đọc kết quả. - Tổng kết bài đúng. Bài 4: - Giáo viên đọc đề. - Giáo viên cho học sinh ôn lại. Số lớn nhất có 2 chữ số. Số bé nhất có 2 chữ sô.ú Số lớn nhất có 3 chữ số. Số bé nhất có 3 chữ số. Số lớn nhất có 4 chữ số. Số bé nhất có 4 chữ số. Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào? Số liền sau của 99999 là số nào? Số nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào? Số liền trước số 10000 là số nào? Bài 5: - Giáo viên cho học sinh tự làm bài và cho thêm một số bài tập tương tự. - Chữa bài, ghi điểm. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu Lớp làm bảng con. Học sinh đọc. - 1 học sinh nêu. - Học sinh nhận xét rút ra qui luật viết các số thứ tự. - Cả lớp cùng viết. - Lớp làm bài. - 2 học sinh nêu. - Học sinh làm vào vở. - 4, 5 em đọc. - Học sinh tự làm - Học sinh tự làm - Học sinh tự làm 99999 100000 10000 9999 Giáo án môn : Toán Tiết: 138 Tên bài dạy : Luyện tập .Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu IMục tiêu -Đọc viết các số trong phạm vi 100 000. Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Giải bài toán tìm thành phần chưa biết của phép toán và giải bài toán có lời văn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc các số sau: 96387, 53000, 60840, 91700. - Tìm số liền sau của số 20009 - GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: a/ Giới thiệu - Nêu mục tiêu đề bài, ghi đề b/Hướng dẩn thực hành bài Bài 1: - Gọi học sinh nêu cách làm bài phần a - Học sinh tự làm bài. - Chữa bài, ghi điểm Bài 2: a/ x + 1536 = 6924. - Gọi học sinh nêu cách tìm x. - Tương tự phần b, c, d. - Gọi học sinh nêu kết quả. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề toán Hướng dẫn tóm tắt: Để toán cho biết gì? Hỏi ta điều gì? 3 ngày: 315m 8 ngày: ?m - Gọi học sinh nêu cách giải - Một học sinh giải GIẢI Số mét mương đội thuỷ lợi đào được trong một ngày là: 315 : 3 = 105(m). Số mét mương đội thuỷ lợi đào được trong 8 ngày là: 105 x 8 = 840(m). Đáp số: 840(m). Bài 4: - Học sinh đọc đề - Học sinh dùng hình để ghép. - Gọi học sinh ghép trên bảng. - Kết luận hình đúng là: 3. Củng cố dặn dò - Về nhà rèn luyện thêm. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 3 học sinh đọc. - Học sinh làm bảng con. - Học sinh đọc. - Hai học sinh nêu. - Nhận xét. - Làm bài vào vở. - Đổi vở chấm. - Một học sinh nêu. Nhận xét. - Học sinh tự làm - Lớp kiểm tra bài làm. - 2 học sinh - Học sinh tự làm - Học sinh tự làm - Hai học sinh nêu - Nhận xét - Lớp làm vào vở - Học sinh ghép. - Nhận xét. Giáo án môn : Toán Tiết: 139 Tên bài dạy : Diện tích một hình .Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu IMục tiêu Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có khái niệm về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. Biết : Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn hình kia . Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích hai hình đã tách . II. Đồ dùng dạy học : - GV: Mẩu bìa giống hình SGK, hình vẽ 3 bài tập. - HS: Bông hoa đúng sai, tấm bìa hình vuông. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ - Đặt tính rồi tính: 3510 + 2193 7658 - 3836 9763 : 4 8270 : 5 Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu - Nêu mục tiêu đề bài, ghi đề b/Hướng dẩn thực hành bài a/ Giáo viên đưa hình tròn: - Hình tròn có màu gì. - Giáo viên vừa nói vừa xoa lên mặt hình tròn Toàn bộ màu đỏ che phủ bề mặt hình tròn chính là diện tích hình tròn. - Giáo viên đưa hình chữ nhật, yêu cầu 1 học sinh lên xác định diện tích hình tròn - Giáo viên dán hình chữ nhật lên hình tròn: - Giảng: hình chữ nhật nằm gọn trong hình tròn. - Hãy so sánh diện tích hai hình này. - Chốt ý: hình này nằm trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia và ngược lại b/ Đính hình A - B lên bảng. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Dùng những tấm bìa hình vuông xếp thành hình A, B rồi so sánh diện tích hai hình này. - Thời gian thảo luận 1 phút. - Chốt ý: Hai hình có số ô vuông bằng nhau và như nhau thì diện tích hai hình bằng nhau. c/ Giáo viên đính hình P, M, N lên bảng. - Các em quan sát và so sánh diện tích hình P với diện tích hình M và N. - So sánh diện tích hình M và N với diện tích hình P? - Kết hợp hỏi: Vì sao em biết? - Chốt ý: Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P = tổng diện tích hai hìnn M và N. - Giáo viên nhắc lại nội dung bài học. - Giáo viên liên hệ tìm và so sánh diện tích các đồ vật có trong lớp học. - Giáo viên nhận xét và tuyên dương Luyện tập Bài 1: Giáo viên đính hình như trong sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Chọn câu trả lời đưa bảng đúng sai. - Nhận xét: Bài 2: Giáo viên đính hình bài 2. - Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời câu hỏi. - So sánh diện tích hình Q với diện tích hình P? Bài 3: Học sinh đọc đề. Học sinh thảo luận nhóm đôi (2 phút) tìm câu trả lời. Trò chơi xếp hình - Nhận xét và tuyên dương. Tổ 1: Xếp các hình có diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn. Tổ 3: Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. Tổ 2: Xếp hình có diện tích bằng nhau. Tổ 4: Xếp hình có diện tích bằng nhau. - Nhận xét và tuyên dương đội thắng 3. Củng cố dặn dò - Về nhà tập ước lượng so sánh đồ vật. - Xem bài sau: Đơn vị đo diện tích. -4 học sinh lên bảng. - 3 học sinh đọc nối tiếp. - Màu đỏ. - 1 học sinh lên xác định diện tích hình chữ nhật. DT HCN < DT hình tròn. DT hình tròn > DT HCN. - Học sinh thảo luận nhóm. - Xếp hình - So sánh - Một số nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét. - Diện tích hình P = Diện tích hình M và N - Học sinh trả lời = nhiều cách khác nhau. + Đếm hình. + Ghép hình. + Đặt chồng hình M và N lên P. - Học sinh tìm và so sánh - 1 học sinh đọc. - Học sinh lần lượt đọc câu a, b, c.Học sinh giơ bảng . - Vì sao em biết. - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh lần lượt trả lời. - Học sinh trả lời. - 1 học sinh đọc. - Tổ trưởng phát hình A, B So sánh. - Đại diện vào nhóm lên báo cáo và nêu cách so sánh. - Tổ trưởng nhận hình Giáo án môn : Toán Tiết: 140 Tên bài dạy : Đơn vị đo diện tích . Xăng -ti -mét -vuông .Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu IMục tiêu Biết đơn vị đo diện tích : Xăng ti mét vuông là diịen tích hình vuông có cạnh là 1 cm. Biết đọc viết số đo diện tích theo xăng ti mét vuông. II.Đồ dùng dạy học : -Hình vuông cạnh 1cm cho từng HS. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ - So sánh diện tích hình A với diện tích hình B - Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu - Nêu mục tiêu đề bài, ghi đề b/Hướng dẩn tìm hiểu bài: - Giáo viên đưa hình tròn: 1/ Giới thiệu xăng ti mét vuông. - Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích: Xăng ti mét vuông. - Xăng ti mét vuông là gì? - Cho học sinh lấy hình vuông có cạnh 1 xăng ti mét vuông có sẵn. Đo độ dài một cạnh. - Xăng ti mét vuông là diện tích hình vuông có một cạnh. - Xăng ti mét vuông viết tắc là: cm2 Luyện tập: Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Gọi học sinh đọc đúng kí hiệu. - Gọi học sinh viết đúng tên đơn vị. - Tổng kết chữa sai, ghi điểm. Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Hình A có mấy ô vuông? Mỗi ô vuông là 1cm2 Vậy 6 ô vuông có mấy cm2 - Hình B có mấy ô vuông?. - Có mấy cm2 ? - So sánh diện tích hình A và B. - Giáo viên có thể cho một số hình thực tế. Bài 3: 18 cm2 + 26 cm2 = 6 cm2 x 4 = 40 cm2 - 17 cm2 = 32 cm2 x4 = - Chấm bài, ghi điểm và chữa sai. Bài4: Học sinh đọc đề - Hướng dẫn tóm tắt và trình bày bài giải. - Gọi một học sinh lên bảng. Bài giải: Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là: 300 - 280 = 20 cm2 Đáp số: 20 cm2 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Cần tập tính diện tích dựa vào ô vuông. - Chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh lên bảng. - Nhận xét. - Học sinh đọc nối tiếp. - Học sinh đo .- Học sinh đọc lại - 2 học sinh đọc. - 1 học sinh đọc - 1 học sinh đọc. - Nhận xét. - 1 học sinh đọc. - 6 ô vuông. - 6 cm2 - 6 ô vuông. - 6 cm2. - Học sinh so sánh. Diện tính hình A bằng diện tích hình B - Học sinh tự làm - 4 học sinh lên bảng. - Lớp làm vào vở. - 2 học sinh đọc đề - Lớp làm vào vở.
Tài liệu đính kèm: