Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 7 - Năm 2011

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 7 - Năm 2011

Tiết 31: Bảng nhân 7.

I.Mục tiêu:

- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.

- Vận dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.

- Thực hành đếm thêm 7.

- Làm các BT1, 2, 3.

II. Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập, thực hành, thảo luận,.

. * HS: Xem trước các BT ở nhà, bảng con, SGK, VHS.

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 7 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Tiết 31: Bảng nhân 7. 
I.Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 7.
- Làm các BT1, 2, 3.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
 * PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập, thực hành, thảo luận,...
. * HS: Xem trước các BT ở nhà, bảng con, SGK, VHS...
III. Các hoạt động dạy – học :
Các bước
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:4’ 
3.Bài mới:
 30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò:2’
- Hát.
Luyện tập.
- Đặt tính rồi tính.
 45 : 6, 48 : 5, 88 : 4
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT.
- Một HS đọc bảng nhân 6.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp cho các em bước đầu thuộc bảng nhân 7. Vận dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. Thực hành đếm thêm 7.
*Hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 7.
- GV gắn một tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
- 7 hình tròn được lấy mấy lần?
 -> 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 7 x 1 = 7.
- GV gắn tiếp hai tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 hình tròn, vậy 7 hình tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 7 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 6 được lấy 2 lần.
- GV viết lên bảng phép nhân: 7 x 2 = 14 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- GV hướng dẫn HS lập phép nhân 7 x 3.
- Yêu cầu cả lớp tìm phép nhân còn lại trong bảng nhân 7 và viết vào phần bài học.
- Sau đó GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
Bài 1: Tính nhẩm:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm SGK(2’).
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét.
Bài 2: Bài toán. 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi(1’). GV hỏi:
 + Một tuần lễ cómấy ngày?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Để tính bốn luần lể có 7 ngày ta làm sao?
- GV yêu cầu cả lớp tóm tắt và làm bài vào vở(3’).
- Cho1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại:
Bài 3: Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài:
 + Số đầu tiên trong dãy là số nào?
 + Tiếp sau số 7 là số naò?
 + 7 cộng mấy thì bằng 14?
 + Tiếp theo số 14 là số naò?
 + Em làm như thế nào để tìm được số 21?
- GV chia HS thành 3 nhóm cho các em thi đua nhau điền số vào ô trống.
- Tương tự HS làm các bài còn lại vào tập.
- GV chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc: 
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng nhân 7.
- Theo dõi- tuyên dương.
- Dặn HS thuộc bảng nhân 7.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS tính nhanh, chính xác.
- Hát. 
- 3 HS làm bảng lớp, cả lớp làm nháp.
 45 6 48 5 38 4
 42 7 45 9 36 9
 3 3 2
- 1 HS đọc.
- Nhận xét. 
- Lắng nghe. 
- HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 7 hình tròn.
- Được lấy 1 lần.
- HS đọc phép nhân: 7 x 1 = 7.
- 7 hình tròn được lấy 2 lần.
- 7 được lấy 2 lần.
- Đó là: 7 x 2 = 14.
- HS đọc phép nhân.
- HS tìm kết quả các phép còn lại,
- HS đọc bảng nhân 7 và học thuộc lòng.
- HS thi đua học thuộc lòng.
- HS luyện HTL tại lớp. 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS tự làm.
- 12 HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
 + Có 7 ngày.
 +Tính xem bốn tuần lể có bao nhiêu ngày.
 +Ta tính tích 7 x 4.
- HS làm bài.
- Một HS làm bảng phụ.
 Bài giải.
 Bốn tuần lễ có số ngày là:
 7 x 4 = 28 ( ngày.).
 Đáp số : 30 lít.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
 +Số 7.
 + Số 14.
 + 7 cộng 7 bằng 14.
 +Số 21.
 + lấy 14 + 7.
- 3 nhóm thi làm bài.
- Đại diện 3 nhóm lên điền số vào.
- HS nhận xét.
- HS sửa vào tập . 
 +Các số thứ tự cần điền là:
 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70
- 2 HS đọc lại bảng nhân 7.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
Toán.
Tiết 32: Luyện tập.
I.Mục tiêu:
 - Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng trong tính giá trị biểu thức , trong giải toán. 
 - Rèn cho HS thuộc bảng nhân 7. 
 - Nhận xét về tính giao hoán của phép nhân.
 - Làm các BT1, 2, 3, 4.
II. Chuẩn bị:
 * GV: Bảng phụ, phấn màu .
 * PP: Luyện tập, thực hành, quan sát, hỏi đáp, giảng giải,
 * HS: Xem trước các BT ở nhà, bảng con, SGK, VHS.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ: 4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’ 
5.Dặn dò:2’
- Hát
Bảng nhân 7.
- Cho 3 HS lên bảng là bài, cả lớp làm nháp.
 7 x 2 7 x 5 7 x 6
 7 x 4 7 x 3 7 x 9
 7 x 8 7 x 1 7 x 10
- Một em đọc bảng nhân 7.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp cho các em thuộc bảng nhân 7 và vận dụng trong tính giá trị biểu thức , trong giải toán. Rèn cho HS thuộc bảng nhân 7. Nhận xét về tính giao hoán của phép nhân.
Bài 1: Tính nhẩâm.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
+ Phần a).
- Cho HS làm vào SGK(3’).
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả phép tính trong phần a).
- Theo dõi – sửa sai.
+ Phần b).
- Yêu cầu HS tiếp nối đọc kết quả phần b).
- Sau đó yêu cầu cả lớp làm vào tập(3’).
- GV nhận xét, chốt lại: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2: Tính: 
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm.(2’)
- GV mời 4 HS lên bảng làm.
- GV chốt lại – chữa sai.
Bài 3: Bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi(1’).
- Câu hỏi:
 + Mỗi lọ có bao nhiêu bông hoa?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Vậy muốn biết 5 lọ có bao nhiêu bông hoa ta phải làm gì?
 - GV yêu cầu HS làm vào tập. (3’).
 - Một HS làm bảng phụ.
 - GV chấm diểm.
 - GV nhận xét – tuyên dương.
Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ trống?...
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật có chia các ô vuông giống đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV mời 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét – chữa sai.
- GV ghi bảng cho 2 HS thi đua.
 7 x 3 = 3 x 
 7 x 6 = 6 x 
- Theo dõi- tuyên dương.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Gấp một số lên nhiều lần.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS tích cực trong giờ học.
- Hát.
- HS làm bài.
7 x 2 = 14 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42
7 x 4 = 28 7 x 3 = 21 7 x 9 = 63
7 x 8 = 56 7 x 1 = 7 7 x 10 = 70
-1 HS đọc.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
-HS nối tiếp nhau đọc kết quả phần a).
- Cả lớp theo dõi bài.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả phần b).
- HS làm bài tập.
- 2 HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm vào SGK.
- Bốn HS lên bảng làm. 
- HS nhận xét.
7 x 5 + 15 = 35 + 15
 = 50
 7 x 9 + 17 = 63 + 17
 = 80
7 x 7 + 21 = 49 + 21 
 = 70
7 x 4 + 32 = 28 + 32 
 = 60
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
 + 7 bông hoa.
 + Hỏi 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bông hoa.
 + Ta tính 7 x 5.
- HS cả lớp làm vào tập. 
- Một HS làm.
- HS nộp bài.
- HS nhận xét.
 Bài giải.
 Số bông hoa cắm trong 5 lọ hoa là:
 7 x 5 = 35 (bông hoa)
 Đáp số : 35 bông hoa.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS lắng nghe.
- 2 HS lên bảng làm. 
- Cả lớp làm vào tập.
- HS nhận xét.
 Bài làm.
Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
 7 x 4 = 28 ( ô vuông)
Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
 4 x 7 = 28 (ô vuông)
 Nhận xét : 7 x 4 = 4 x 7. 
- 2 HS thi đua lên bảng thực hiện.
 7 x 3 = 3 x 7 
 7 x 6 = 6 x 7
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- xem ở nhà.
- Theo dõi.
Toán.
Tiết 33: Gấp một số lên nhiều lần.
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện giải toán gấp một số lên nhiều lần( bằng cách lấy số đó nhân với số lần) 
- Biết phân biệt gấp một số lên nhiều lần với thêm một số đơn vị vào một số.
- Rèn cho HS về gấp một số lên nhiều lần.
- Làm các BT1, 2, 3(dòng 2).
II.Chuẩn bị:
	* GV: Phấn màu, bảng phụ.
 * PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện tập, thực hành, thảo luận,...
 * HS:Xem trước BT ở nhà, bảng con, SGK, VHS.
III.Các hoạt động dạy – học :
Các bước
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định: 1’ 
2.Bài cũ: 4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò:2’
- Hát.
Luyện tập .
- Gọi 3 HS lên bảnglàm bài.
7 x 6 + 18 
7 x 3 + 29
 7 x 8 + 38 
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp cho các em biết thực hiện giải toán gấp một số lên nhiều lần( bằng cách lấy số đó nhân với số lần) . Biết phân biệt gấp một số lên nhiều lần với thêm một số đơn vị vào một số. Rèn cho HS về gấp một số lên nhiều lần.
* Hướng dẫn thực hiện gấp một số lên nhiều lần.
- GV nêu bài toán “ Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn hẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy cm.
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm độ dài đoạn thẳng CD.
- Yêu cầu HS viết lời giải của bài toán (3’).
-> Bài toán trên được gọi là bài toán về gấp một số lên nhiều lần.
- Vậy muốn gấp 2 cm lên 4 lần ta làm thế nào?
- Muốn gấp 4 kg lên 5 lần ta làm như thế naò?
- Vậy muốn gấp một số lên một số lần ta làm như thế nào?
Bài 1: Bài toán.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hỏi:
 + Năm nay em lên mấy tuổi?
 + Tuổi chị như thế nào so với tuổi em?
 + Bài toán yêu cầu tìm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài (3’).
- Một HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Bài toán.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu HS tư giải.(3’)
- GV chấm diểm.
- Một HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống( theo mẫu).
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu HS đọc cột đầu tiên.
 + Số đã cho đầu tiên là số 3. Vậy số nhiều hơn số đã cho (3) 5 đơn vị là số nào? Vì sao?
 + Gấp 5 lần số đã cho (3) là số nào? Vì sao?
- GV yêu cầu HS làm các phần còn lại.
 + Muốn tìm một số nhiều hơn số đã cho một số lần ta làm thế nào?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV cho 2 HS lên bảng làm bài.
 + Gấp 6 kg lên 4 lần .
- Theo dõi – sửa sai.
- Về nhà làm xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS thực hiện tốt.
- Hát.
- 3 HS làm bài, cả lớp làm nháp. 
 7 x 6 + 18 = 42 + 18
 = 60
 7 x 3 + 29 = 21 + 29
 = 50
 7 x 8 + 38 = 56 + 38
 = 94
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
 Bài giải.
 Độ dài đoạn thẳng CD:
 2 x 3 = 6 (cm)
 Đáp số : 6 cm
- Ta thực hiện: 2 x 4 = 8 ( cm)
- Ta thực hiện 4 x 5 = 20 (kg)
- Ta lấy số đó nhân với số lần.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HSTL:
 + Em 6 tuổi.
 + Tuổi chị gấp 2 lần tuổi em.
 + Bài toán yêu cầu tìm tuổi chị.
- HS tự làm vào vở. 
- HS làm.
- HS nhận xét.
 Bài giải.
 Năm nay tuồi của chị là:
 6 x 2 = 12 (tuổi)
 Đáp số : 12 tuổi.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
- HS nộp bài.
- 1 HS làm .
- HS nhận xét bài làm của bạn.
 Bài giải.
 Số cam mẹ hái được là:
 7 x 5 = 35 (quả)
 Đáp số: 35 quả.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
 + Là số 8, vì 3 + 5 = 8.
 + Gấp 5 lần số đã cho là số 15 vì
 3 x 5 = 15.
- HS tự làm bài.
- 1 HS nhắc lại quy tắc. 
 - 2 HS làm, cả lớp theo dõi.
 6 x 4 = 24(kg).
- Nhận xét.
 - Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
Thứ năm, ngày 30 tháng 09 năm 2010
Toán.
Tiết 34: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Biêt thực hiện gấp một số lên nhiều lần.
- Thực hiện phép nhân có á hai chữ số với số có một chữ số.
- Biết vận dụng vào giải toán.
- Làm các BT 1(cột1,2), 2(cột1, 2, 3), 3, 4(a,b).
 II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phu.ï
 * PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện tập, thực hành, thảo luận,...
 * HS : Xem trước các BT ở nhà, bảng con, SGK, VHS.
III.Các hoạt động dạy – học :
Các bước
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định: 1’ 
2.Bài cũ: 4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò:2’
- Hát.
Gấp một số lên nhiều lần.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
 Gấp 3 m lên 5 lần.
 Gấp 5 l lên 8 lần.
 Gấp 4 giờ lên 2 lần.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp cho các em biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần. Thực hiện phép nhân có á hai chữ số với số có một chữ số. Biết vận dụng vào giải toán.
Bài 1: Viết( theo mẫu).
- GV mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần?
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng làm.
- HS cả lớp làm vào tập.
- GV chốt lại – chữa sai
Bài 2: Tính:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại:
 Bài 3: Bài toán.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài:
- GV cho HS đọc thầm lại bài(1’).
- GV hỏi:
 + Trong buổi tập múa có bao nhiêu bạn nam?
 + Số bạn nữ là bao nhiêu?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Muốn tìm số bạn nữ ta làm cách nào?
- GV mời 1 HS làm bảng phụ.
- Cho HS còn lại làm vào tập (3’).
- GV nhận xét - tuyên dương:
Bài 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài:
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm.
- Yêu cầu HS đọc phần b).
- Muốn vẽ đoạn thẳng CD chúng ta phải biết được điều gì?
- Hãy tính độ dài đoạn thẵng CD.
- Yêu cầu HS vẽ độ dài đoạn CD,
- GV mời 3 HS lên bảng làm.
- Các em còn lại làm vào tập.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV gọi HS nêu lại quy tắc.
- Theo dõi – tuyên dương.
- Làm lại các BT làm ở lớp.
- Chuẩn bị bài: Bảng chia 7.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương.
- Hát.
- 3 HS làm bài, cả lớp làm nháp. 
 3 x 5 = 15(m)
 5 x 8 = 40(l)
 4 x 2 = 8(giờ)
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS nêu.
- 3 HS lên bảng làm. 
- HS cả lớp làm vào tập.
 4 gấp 6 lần = 24 5 gấp 8 lần = 40
 7 gấp 5 lần = 35 6 gấp 7 lần = 42 
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS tự làm bài. 
 12 14 35 
x 6 x 7 x 6 
 72 98 90 
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc.
- HSTL:
 + Có 6 bạn nam.
 + Gấp 3 lần.
 + Tính số bạn nữ.
 +Ta lấy 6 x 3.
- 1 HS làm. 
HS còn lại làm vào tập.
- HS nhận xét.
 Bài giải 
 Số bạn nữ của buổi tập múa là:
 6 x 3 = 18 (bạn nữ)
 Đáp số: 18 bạn nữ.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS vẽ độ dài đoạn CD.
- HS đọc phần b)
 +Biết độ dài đoạn CD.
 Độ dài đoạn CD là:
 6 x 2 = 12 (cm)
- HS lên bảng làm. 
- Các em còn lại làm vào tập.
- HS nhận xét.
- 2 HS nhắc lại quy tắc gấp 1 số lên nhiều lần.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
Thứ sáu, ngày 01 tháng 10 năm 2010
Toán.
Tiết 35: Bảng chia 7. 
I. Mục tiêu:
 - Lập được bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7.
 - Thuộc bảng chia 7.
 - Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn( có moat phép chia 7).
 - Làm các BT1, 2, 3, 4.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
 * PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện tập, thực hành, thảo luận,...
 * HS: Xem trước các BT ở nhà, bảng con SGK, VHS.
III. Các hoạt động dạy – học :
Các bước
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ: 4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò:2’
- Hát.
Luyện tập.
- 3 HS đọc bảng nhân 7.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp cho các em lập được bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7. Thuộc bảng chia 7. Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn( có moat phép chia 7).
* Hướng dẫn HS thành lập bảng chia 7.
- GV gắn một tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 7 lấy một lần được mấy?
- Haỹ viết phép tính tương ứng với “ 7 được lấy 1 lần bằng 7”?
- Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn . Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tím số tấm bìa.
- GV viết lên bảng 7 : 7 = 1 và yêu cầu HS đọc phép lại phép chia .
- GV viết lên bảng phép nhân: 7 x 2 = 14 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- GV gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “ Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm ròn, biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy lập phép tính .
- Vậy 14 : 7 = mấy?
- GV viết lên bảng phép tính : 14 : 7 = 2.
- Tương tự Hs tìm các phép chia còn lại
- GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 7. HS tự học thuộc bảng chia 7.
 - Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
Bài 1: Tính nhẩm:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm.(2’)
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Bốn HS lên bảng làm.
- GVhỏi: Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 không? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt lại.
 Bài 3: Bài toán.
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- GV hỏi:
 + Bài toán cho biết những gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán.
- Một HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét.
Bài 4: Bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.(3’)
- Một em lên bảng giải.
- GV chốt lại – tuyên dương.
- GV gọi HS đọc bảng chia 7.
- Theo dõi- nhận xét.
- Học thuộc bảng chia7
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS có ý thức trong giờ học.
- Hát.
- 3 HS đọc bảng nhân 7.
- Nhận xét. 
- Lắng nghe.
- HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: 7 lấy một lần được 7.
- Phép tính: 7 x 1 = 7.
- Có 1 tấm bìa.
- Phép tính: 7 : 7= 1.
- HS đọc phép chia.
- Có 14 chấm tròn.
- Có 2 tấm bìa.
- Phép tính : 14 : 7 = 2
- Bằng 2.
- HS đọc lại.
- HS tìm các phép chia.
- HS đọc bảng chia 7 và học thuộc lòng.
- HS thi đua học thuộc lòng.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS tư ïlàm.
- 12 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
- 4 HS lên bảng làm.
 + Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS TL:
 + Có 56 học sinh xếp thành 7 hàng.
 + Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh.
- HS tự làm bài.
- Một HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét.
- HS sửa vào tập .
 Bài giải.
 Mỗi hàng có số học sinh là:
 56 : 7 = 8 (học sinh)
 Đáp số : 8 học sinh.
- HS đọc đề bài.
- HS tự giải.
- Một HS lên bảng làm.
- HS nhận xét. 
 Bài giải.
 Số hàng xếp được là:
 56 : 7 = 8 (hàng)
 Đáp số : 8 hàng.
- 2 HS đọc bảng chia 7.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_7_nam_2011.doc