Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Bài 1, 2(tr 3) Viết số

a, Em nhận xét xem số đứng liền trước kém số đứng liền sau mấy đơn vị?

- b, Số đứng liền trước hơn số đứng liền sau mấy đơn vị?

- Củng cố số liền trước và số liền sau.

Bài 3(tr 3) ><=>

+ Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số, cách so sánh số và phép tính, cách so sánh các phép tính với nhau.

- Củng cố về kĩ năng so sánh các số có ba chữ số.

Bài 4, 5(tr 3). Tìm số lớn nhất trong dãy số

- Để tìm được số lớn nhất, bé nhất ta phải làm gì?

- Em hãy chỉ ra chữ số hàng trăm trong các số này?

- Trong các cs đó thì số nào lớn nhất, số nào bé nhất?

.- Củng cố kỹ năng so sánh, sắp xếp các số theo thứ tự

 

doc 16 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
TOÁN
TIẾT 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. 
II.Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi bài 1.
III. Các hoạt động dạy – học
Bài 1, 2(tr 3) Viết số
a, Em nhận xét xem số đứng liền trước kém số đứng liền sau mấy đơn vị?
- b, Số đứng liền trước hơn số đứng liền sau mấy đơn vị?
- Củng cố số liền trước và số liền sau.
Bài 3(tr 3) ><= ?
+ Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số, cách so sánh số và phép tính, cách so sánh các phép tính với nhau.
- Củng cố về kĩ năng so sánh các số có ba chữ số.
Bài 4, 5(tr 3). Tìm số lớn nhất trong dãy số
- Để tìm được số lớn nhất, bé nhất ta phải làm gì?
- Em hãy chỉ ra chữ số hàng trăm trong các số này?
- Trong các cs đó thì số nào lớn nhất, số nào bé nhất?
.- Củng cố kỹ năng so sánh, sắp xếp các số theo thứ tự 
3. Củng cố
- HS nêu y/ c bài. GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài CN, chữa bài.
- Lớp và GV nhận xét, chốt.
- HS thực hành cá nhân làm nháp. 
- Trao đổi, chữa bài. 
- HS chữa bài, giải thích cách làm.
- HS xác định y/c và thực hành làm vở.
- HS nêu kết quả, giải thích cách tìm số lớn nhất trong một dãy số. HS làm nhanh làm thêm bài 5.
- GV chữa bài, nêu nhận xét.
- Chốt: Muốn tìm số lớn nhất, số bé nhất ta so sánh chữ số hàng trăm của 2 số
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Nhận xét giờ học.
________________________________________
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN 
TIẾT 1+2: CẬU BÉ THÔNG MINH 
I. Mục tiêu:
	- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Kể chuyện: kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
*GDKNS: HS có khả năng tập trung theo dõi, nhận xét, đánh giá và kể tiếp lời bạn kể .
- HS tự tin, bình tĩnh ứng xử trong mọi tình huống, công việc
II. Chuẩn bị: 
	- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học : 
Tiết 1
A. Mở đầu: Giới thiệu 8 chủ điểm
SGK Tiếng việt 3- tập 1
B.Bài mới: 
1.GTB
+ Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
2. Nội dung
HĐ 1. Luyện đọc 
* Luyện đọc câu, đoạn.
 + Đọc đúng các từ : lo sợ, làm lạ...
+ Câu: "Vua hạ lệnh...vùng nọ/ ..,/ nếu không có/ ...chịu tội.//"
“Cậu bé bèn đáp:// Muôn tâu,/ vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?//”
 + Giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng...
*Kỹ thuật đọc tích cực
HĐ 2. Tìm hiểu bài
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của vua?
- Cậu bé đã nói gì với cha? 
- Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
- Câu chuyện ca ngợi ai?
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. 
 Tiết 2 
HĐ 3. Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm đoạn 2.
- Đọc phân vai( người dẫn chuyện, nhà vua, cậu bé ).
HĐ 4. Kể chuyện
- Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
- Gợi ý: 
- Tranh 1: 
+ Quân lính đang làm gì?
+ Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?
- Tranh 2 : 
+ Trước mặt vua, cậu bé đang làm gì?
+ Thái độ của nhà vua như thế nào?
- Tranh 3: 
+Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?
+Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
3.Củng cố
 Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
*Kỹ thuật trình bày ý kiến cá nhân
- GV giới thiệu 8 chủ điểm, giải thích nội dung từng chủ điểm.
- HS phát biểu ý kiến. GV giới thiệu bài đọc.
- GV đọc bài, hướng dẫn đọc - Lớp đọc thầm; phát hiện và luyện đọc từ, câu khó + giải nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc nối tiếp câu- Gv hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài- GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi câu dài, giải nghĩa của từ.
– MR: HS nêu cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng + giải nghĩa từ mới.
- HS đặt câu với từ kinh đô, trọng thưởng.
- Đọc trong nhóm bàn.
- Thi đọc trước lớp: HS đọc đoạn ngắn hoặc câu khó( bảng phụ). 
MR: Thi đọc diễn cảm theo giọng mỗi nhân vật.
- GV, HS nhận xét, đánh giá. 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- Gv hướng dẫn HS đọc thầm, trao đổi thảo luận nội dung từng đoạn theo các câu hỏi SGK.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV củng cố; HS liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức HS.
- HS nêu giọng đọc của các nhân vật. GV hướng dẫn cách đọc.
- Luyện đọc trong nhóm 3. 
- Thi đọc theo nhóm. 
- GV+ HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.
- HS kể mẫu 1 đoạn trước lớp. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Luyện kể theo nhóm 2, thi kể chuyện
( tiếp sức/ phân vai) trước lớp.
- Nhận xét
*HS kể cả câu chuyện.
- GV+ HS nhận xét, đánh giá
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét.
- Nhắc nhở HS tự tin, bình tĩnh ứng xử trong mọi tình huống, công việc
________________________________________
TOÁN
TIẾT 2: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ)
I. Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ)và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
- Bài tập cần làm: bài 1( cột a,c), bài 2, bài 3, bài 4. 
II. Các hoạt động dạy – học
Bài 1( Tr. 4) Tính nhẩm :
- Nhìn vào từng dãy tính, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ?
- Củng cố kĩ năng tính nhẩm, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, cách lập được các phép tính đúng từ các số và dấu cho trước.
Bài 2( Tr. 4) Đặt tính rồi tính :
- Nêu các bước thực hiện tính cộng, tính trừ các số có ba chữ số?
- Củng cố về kĩ năng đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ không nhớ.
Bài 3, 4( Tr. 4) Giải toán : 
Thay bài toán: Khối lớp Một trồng được 125 cây, Khối lớp Hai trồng được nhiều hơn khối lớp Một 83 cây. Hỏi khối lớp Hai trồng được bao nhiêu cây?
Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? Thuộc dạng toán nào ? Nêu cách làm.
So sánh dạng toán ở bài 3 và bài 4.
- Củng cố phương pháp giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
Bài 5: (HS làm nhanh)
- Em có thể lập được bao nhiêu phép tính đúng? Tự tìm các số có 3 chữ số khác rồi lập PT.
3.Củng cố
- HS đọc, xác định yêu cầu bài, nhẩm miệng.
- HS làm phần a, b nêu cách nhẩm. - HS chơi trò chơi đố bạn: 1 HS hỏi – 1HS đáp, hỏi.
- GV+ HS nhận xét, bổ sung, nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
- GV chốt kiến thức. 
- HS đọc, xác định yêu cầu bài, 2 HS lên bảng chữa bài. HS làm nhanh lấy thêm các phép tính tương tự, tính.
 - GV tổ chức chữa bài, chốt quy tắc cộng, trừ.
- HS đọc, phân tích đề, làm cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng. 
HS làm nhanh làm thêm bài 5.
- GV tổ chức chấm, chữa bài, chốt dạng toán và cách giải.
- GV hướng dẫn: trong phép cộng các số tự nhiên, các số hạng không bao giờ lớn hơn tổng, vì thế có thể tìm ngay được đâu là tổng, đâu là số hạng trong ba số đã cho.
- Củng cố về cách làm tính, giải toán về phép cộng, trừ không nhớ.
________________________________
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC
TIẾT 3 : HAI BÀN TAY EM
I.Mục tiêu:
 	 - Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ và giữa các dòng thơ. 
- Hiểu nội dung : Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu.
 (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài). 
- HS biết giữ gìn đôi bàn tay. 
II.Chuẩn bị:
	- Bảng phụ ghi một số câu thơ cần hướng dẫn đọc
III. Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm trabài cũ
- Đọc hiểu bài : Cậu bé thông minh
HĐ 1: Luyện đọc 
- Đọc nối tiếp câu ,đoạn ,cả bài 
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Phát âm: nằm ngủ, cạnh lòng, siêng năng, răng trắng, giăng giăng,..
+ Giải nghĩa từ: thủ thỉ, siêng năng, giăng giăng, ... 
+ Ngắt nhịp: 
 Tay em đánh răng/
 Răng trắng hoa nhài.//
Tay em chải tóc/
 Tóc ngời ánh mai.//
Đọc trong nhóm 
Thi đọc đoạn thơ.
HĐ2:Tìm hiểu bài 
- Câu hỏi SGK
* Bàn tay đã giúp bé những gì vào buổi tối, buổi sáng và khi học bài?
Giới thiệu biện pháp nghệ thuật so sánh.
- Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu.
HĐ3:Học thuộc lòng bài thơ 
* Đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ; HS có khả năng thuộc cả bài.
- Luyện đọc thuộc
*Kỹ thuật giao nhiệm vụ, nhóm
3.Củng cố 
- Em cần làm gì để giữ gìn đôi bàn tay?
- GV đọc mẫu: Giọng đọc vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
- Lớp đọc thầm .HS luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ, khổ thơ, phát hiện từ khó ,luyện phát âm.
- HS đọc nêu cách ngắt nhịp một số câu thơ(bảng phụ).
 - HS đọc trong nhóm đôi .
 - Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn thơ.
- GV&HS nhận xét đánh giá .
 - Cả lớp đọc đồng thanh .
 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4.
 - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV&HS nhận xét bổ sung . 
-1 số HS nêu ý nghĩa của bài thơ.GV bổ sung. HS liên hệ bản thân.
- GV giáo dục đạo đức cho HS.
- GV chia lớp thành các nhóm 
- HS luyện học thuộc lòng khổ thơ 2, 3 /cả bài thơ theo nhóm đôi đọc cho nhau nghe .
- Lớp nhận xét, bình chọn học sinh đọc tốt và thuộc bài.
- HS liên hệ bản thân
- GV&HS nhận xét dấnh giá .
________________________________
TOÁN
TIẾT 3: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ các số có 3 chữ số( không nhớ)
- Biết giải toán về Tìm x; Giải toán có lời văn có một phép trừ.
 - Bài tập cần làm: 1; 2; 3.
IIChuẩn bị :
 - GV + HS : 4 hình tam giác, 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: HS lên bảng tự lấy VD về phép cộng, trừ các số có 3 chữ số
 lớp làm bảng con.
 2.Bài mới: 
Bài 1(tr 4): Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính kết quả.
+ Nêu cách đặt tính? Thứ tự tính?
+ Cần lưu ý điều gì khi đặt tính, tính?
- Biết cộng, trừ các số có 3 chữ số( không nhớ)
Bài 2(tr 4): Rèn kĩ năng tìm các thành phần chưa biết trong phép tính.
+ Nêu tên gọi các thành phần trong phép tính ?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm cách nào?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm cách nào?
- Lưu ý cho HS về cách trình bày.
- Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
*Kỹ thuật giao nhiệm vụ
Bài 3(tr 4): + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết đội đồng diễn TD bao nhiêu HS nữ ta làm thế nào?
Bài toán trên thuộc dạng toán nào đã học? ( dạng đi tìm 1 số hạng?
- Rèn KN giải bài toán có lời văn có một phép trừ.
Bài 4(tr 4) (nếu còn thời gian)
- Củng cố xếp hình theo mẫu và đếm hình.
 ... ổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
III. Các hoạt động dạy học
A. Mở đầu: 
B. Bài mới:
HĐ2: 
Bài 1( tr 11): Hãy nói những điều em biết về Đội TNTP HCM:
- Đội được thành lập vào ngày nào?
- Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
*Các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm những loại nào?  (  Cờ đội, huy hiệu đội, Đội ca, khăn quàng, khẩu hiệu đội.)
 - Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nbào?
- Đội là tổ chức của những ai?
*Nêu ý nghĩa của khăn quàng đỏ?  (   Khăn quàng đỏ là một phần của là cờ tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ là tự hào về đội viên TNTP Hồ Chí Minh tự hào về tổ quốc, về Đảng Cộng Sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu trở thành Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh..)
- Rèn kĩ năng nói về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và những hiểu biết về Đội . 
HĐ2: Viết đơn
Bài 2( tr 11): Chép mẫu đơn vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống:
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ mượn sách( BT2)
? Trong đơn phần nào được viết theo mẫu ?phần nào sáng tạo? Nêu cách trình bày một lá đơn.
* Lưu ý HS: ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
 - Rèn kĩ năng viết: điền đúng mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
3.Củng cố
* GV nêu yêu cầu và cách học TLV để củng cố nền nếp học tập cho HS. 
* HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV : Tổ chức Đội TNTP HCM tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng (5 – 9 tuổi) lẫn độ tuổi thiếu niên (9 – 14 tuổi)
- HS trao đổi nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SGK 
- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP HCM
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, bình chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên, trôi chảy về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
- GV gợi ý để HS nói thêm về huy hiệu Đội, khăn quàng, bài hát, các phong trào của Đội.
Gv chốt: Ngày 15/5/1941, Đội nhi đồng cứu quốc được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
         Đội nhi đồng cứu quốc lúc đó có 5 đội viên. Đó là những Đội viên Thiếu Niên Tiền Phong đầu tiên, và họ đều có bí danh để hoạt động bí mật:
         - NÔNG VĂN DỀN bí danh KIM ĐỒNG
         - NÔNG VĂN THÀN bí danh CAO SƠN
         - LÝ VĂN TỊNH bí danh THANH MINH
         - LÝ THỊ NÌ bí danh THỦY TIÊN
         - LÝ THỊ SẬU bí danh THANH THỦY.
+ Đổi tên Đội TNTP HCM ngày 30/ 1 / 1970 .
         Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ quốc. Nền đỏ là nền của lá cờ Tổ quốc, huy hiệu măng non là biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Mỗi chi đội, liên đội điều phải có cờ Đội.
	- HS liên hệ bản thân phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.
* HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp
 thẻ đọc sách.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn
+ Địa chỉ gửi đơn.
+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa.
+ Tên và chữ kí của người viết đơn.
- HS làm bài vào vở BT. GV theo dõi, kèm HS lúng túng.
- 2 HS đọc lại bài viết.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
- Củng cố cách viết đơn. 
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
CHÍNH TẢ( NGHE- VIẾT)
TIẾT 2: CHƠI CHUYỀN
I. Mục tiêu:
 - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ "Chơi chuyền". 
 - Điền đúng các vần ao/ oao vào chỗ trống( BT2); BT3a 
- Rèn kĩ năng viết đúng và trình bày đẹp.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ ghi bài thơ.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- chim sẻ, xẻ thịt, xẻ gỗ, chim sâu, ...
B. Bài mới
HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết 
* Chuẩn bị:
- Đọc, hiểu nội dung đoạn chính tả.
? Bài thơ trình bày theo thể thơ nào? Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- Những chữ nào trong bài thơ phải viết hoa? Vì sao?...
- Viết đúng: hòn cuội, que chuyền, dây chuyền, dẻo dai
* Nghe- viết:
- Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
*Kỹ thuật đặt câu hỏi
HĐ2: Làm bài tập chính tả 
Bài 2( tr 10) ao/oao?
LG: 
 ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.
- Củng cố quy tắc viết chính tả: ao/ oao.
Bài 3a.( tr 10):Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n có nghĩa cho trước:
LG: lành- nổi- liềm
- MR: Tìm thêm những từ khác bắt đầu bằng l/ n và làm thêm phần b bài 3.
- Phân biệt chính tả: l/ n. 
* Kỹ thuật chia nhóm, viết tích cực.
3.Củng cố
- GV đọc các từ- 2 HS ghi bảng lớp, lớp ghi bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV đọc đoạn bài viết- bảng phụ. 2HS đọc lại bài. Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm, phân tích, phân biệt chính tả và luyện viết chữ khó, dễ lẫn.
- HS nêu nội dung bài viết, cách trình bày bài.
- HS tập viết bảng con, bảng lớp từ khó: : hòn cuội, que chuyền, dây chuyền, dẻo dai
- Nhận xét, chỉnh sửa. - GV hướng dẫn HS phân biệt chính tả. Lớp phát âm lại các từ khó.
* Lưu ý phân biệt âm đầu ch/tr, cách trình bày bài thơ tự do.
- GV đọc- HS nghe, viết bài vào vở,trao đổi bài theo cặp soát lỗi.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV nhận xét 5-6 bài của HS. HS rút kinh nghiệm sau bài viết.
- HS nêu yêu cầu bài. GV giao nhiệm vụ. HS quan sát tranh ghi đáp án vào bảng con.
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Chữa bài, củng cố. HS đọc lại bài.
- HS thực hành theo nhóm 2 dưới hình thức trò chơi Đố bạn.
- HS tìm thêm các tiếng bắt đầu bằng l/ n ngoài bài. GV chốt. 
- 5- 7 HS đọc lại kết quả. GV sửa lỗi phát âm nếu có.
- Củng cố quy tắc chính tả ao/ oao; l/ n.
- Nhận xét giờ.
_________________________________
TOÁN
TIẾT 4: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
- Bài tập cần làm: bài 1(cột 1,2,3),bài 2(cột 1,2,3),bài 3a,bài 4.
 II.Chuẩn bị: 
	- Phiếu bài tập bài 1.
 III. Các hoạt động dạy học
 A.Kiểm tra bài cũ: Lấy VD và thực hiện phép cộng 2 số có ba chữ số.
 B. Bài mới
HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép cộng có nhớ
HĐ1: GV ghi phép cộng 235 + 128=?
- Phép cộng này có gì khác với các phép cộng đã học ? 
- Khi thực hiện phép tính cần lưu ý điều gì? 
- Lưu ý cách đặt tính và nhớ 1 chục vào tổng các chục .
- Nhắc lại cách đặt tính và tính?
HĐ2: Giới thiệu phép cộng 
 256 + 173 = ? 
- Phép tính này có gì khác với phép tính ở trên?
- Khi thực hiện phép tính cần lưu ý điều gì? 
HĐ2: Thực hành 
 Bài 1(tr 5): Phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng đơn vị sang hàng chục.
 Bài 2(tr 5): Phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm.
 Bài 3(a)(tr 5): 
- Khi cộng có nhớ ta cần lưu ý điều gì?
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính cộng có nhớ 1 lần từ hàng đơn vị -sang hàng chục, hàng chục sang hàng trăm.
Bài 4(tr 5):
Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?
 - Củng cố kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
 Bài 5(tr 5):Số ?
- Củng cố kĩ năng đổi tiền qua phép cộngnhẩm các số tròn trăm( Nếu còn thời gian)
3. Củng cố 
- HS nhắc lại cách thực hiện cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần.
-3 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
HS nêu cách làm, chốt phép cộng không nhớ, có nhớ.
- GV đưa VD : 425 + 127= ? 
- 2 HS làm bảng lớp. HS tiếp nối nêu cách làm.
- Nhận xét.
- Cho HS làm tương tự VD1.
- Giáo viên kết luận: (Khi thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) ta cần lưu ý: nhớ (một chục) vào tổng các chục, hoặc nhớ (một trăm) vào tổng các trăm).
-3 HS làm bảng lớp, lớp làm phiếu bài tập.
HS làm nhanh làm hết cả bài và nhận xét điểm giống và khác nhau giữa bài 1, 2.
* HS lấy thêm VD
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở nháp bài 1, vào vở ở lớp bài 2, 3, 2 HS làm bảng lớp.
- Đổi chéo bài kiểm tra báo cáo kết quả.
- GV lấy 1 số phép tính đặc trưng cho 3 bài, yêu cầu 3 HS lên bảng chữa bài, nhận xét
- Gv Củng cố: cách đặt tính và tính. Khi đặt tính các chữ số trong cùng một hàng phải thẳng cột; tính từ phải sang trái; nhớ 1 chục vào tổng các chục, nhớ 1 trăm sang hàng trăm.
- HS tự đọc đề, hỏi đáp yêu cầu bài, dạng toán, cách làm và giải vào vở. HS làm nhanh làm thêm bài 5.
- GV theo dõi giúp hs lúng túng.
- HS làm miệng. GV nhận xét, chốt.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ.
_________________________________
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020
TOÁN
TIẾT 5: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số ( Có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Rèn kĩ năng cộng đúng, nhanh .
* BT cần làm: 1; 2; 3; 4.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. KTBC : HS tự lấy VD phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần.
 2. Bài mới: Nội dung
 Bài 1( tr 6): Tính 
- Những phép cộng nào là phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần?
+ Nêu cách cộng ?
- Rèn KN thực hiện các phép tính cộng (cộng có nhớ ).
Bài 2( tr 6): Đặt tính và tính.
- Rèn KN đặt tính và thực hiện tính cộng.
+ Lưu ý cho HS về phép tính: 93 + 58
Bài 3( tr 6): Giải bài toán có lời văn.
+ Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
+ Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Đặt đề toán theo tóm tắt ?
+ Cách tìm số lít dầu của cả hai thùng ?
- Củng cố cách giải và kĩ năng trình bày.
*Kỹ thuật giao nhiệm vụ, tư duy
Bài 4( tr 6): Tính nhẩm
- Củng cố cách nhẩm cộng, trừ các số tròn chục.
Bài 4( tr 6): (Nếu còn thời gian HS làm thêm)
- Rèn kĩ năng vẽ hình theo mẫu.
3.Củng cố
- HS nhắc lại cách thực hiện phép tính cộng có ba chữ số có nhớ 1 lần..
 - HS làm bài cá nhân trong SGK + 1 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa, đánh giá.
- GV đặt vấn đề, HS trả lời.
- KL thứ tự tính: Cộng các chữ số hàng đơn vị trước -> chữ số hàng chục –> chữ số hàng trăm, lưu ý công có nhớ (phép tính 3, 4)
- GV chốt KT về cách tính.
- 1HS đọc yêu cầu.
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm vở, đổi vở kiểm tra
- GV, HS nhận xét, củng cố cách làm.
- HS đọc đề, xác định y/ cầu của đề,dạng toán.
- HS tóm tắt và giải bài toán vào vở, GV nhận xét.
- Khuyến khích HS đặt các đề toán khác nhau theo tóm tắt. 
- HS làm miệng và giải thích cách nhẩm. 
- GVKL: nhẩm các chục với chục (VD: 310 + 40 = 3 trăm + 1 chục + 4 chục = 3 trăm 5 chục = 350) 
HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự vẽ vào vở nháp, GV giúp đỡ thêm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học. 
_________________________________
THÔNG QUA GIÁO ÁN
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc