Tập đọc- kể chuyện: HAI BÀ TRƯNG
I/Mục tiêu:
A/Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi dúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ,bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hiểu ND:ca ngợi tinh thần bất khuất cống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.( Trả lời CH trong SGK )
B/Kể chuyện:- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/Kĩ năng sống :-Đảm nhận trách nhiệm(đặt câu hỏi)-giải quyết vấn đề(trình bày)tư duy sáng tạo(làm việc theo nhóm)
III/Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- Bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC Trường Tiểu học Lê Phong GIÁO ÁN Lớp: 3B Tuần:19 Gi¸o viªn: Phan ThÞ V©n. Năm học 2011-2012 Lịch báo giảng tuần 19 Từ ngày 7/1 đến ngày 11/1/2013 Cách ngôn: “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” Thứ Tiết Tên bài giảng SÁNG CHIỀU Thứ hai 7/1 Chào cờ Toán Tập đọc TĐ-KC Các số có bốn chữ số. Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng Thứ ba 8/1 Chính tả Toán Tập đọc(T1) LuyệnT.Việt (T3) Ng-Viết: Hai Bà Trưng Luyện tập Báo cáo kết quả tháng thi đua Luyện đọc viết: Bộ đội về làng. Thứ tư 9/1 Toán LT-C Tập viết NGLL Các số có 4 chữ số(tt) Nhân hóa.Ôn cách đặt và Ôn chữ hoa N Đảng là mùa xuân: Văn nghệ mừng Đảng đón xuân Thứ năm 10/1 Toán Chính tả Luyện Toán Các số có 4 chữ số(tt) Nghe viết Trần Bình Trọng Luyện đọc,viết các số có bốn chữ số. Thứ sáu 11/1 TLV Toán LuyệnT.Việt SHL Nghe kể: Chàng trai làng Phù Ủng. Số 10.000-Luyện tập. Nhân hóa.Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Sinh hoạt cuối tuần. Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013 Tập đọc- kể chuyện: HAI BÀ TRƯNG I/Mục tiêu: A/Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi dúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ,bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện. - Hiểu ND:ca ngợi tinh thần bất khuất cống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.( Trả lời CH trong SGK ) B/Kể chuyện:- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. II/Kĩ năng sống :-Đảm nhận trách nhiệm(đặt câu hỏi)-giải quyết vấn đề(trình bày)tư duy sáng tạo(làm việc theo nhóm) III/Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ truyện trong SGK - Bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc. III/Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1)Mở đầu: Giới thiệu tên 7chủ điểm trong SGK. Chủ điểm mở đầu sách là Bảo vệ tổ quốc 2)Bài mới: Giới thiệu bài :(tranh) HĐ1: HD Luyện đọc và tìm hiểu bài - GV đọc diễn cảm toàn bài a/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu Đ1 -Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu. -Yêu cầu HS đọc đoạn: *Giải nghĩa thêm từ: +ngọc trai: viên ngọc lấy trong con trai, dùng làm đồ trang sức. +thuồng luồng: vật dữ ở nước, hình giống con rắn to, hay hại người. -Luyện đọc đoạn trong nhóm: *Tìm hiều nội dung đoạn 1. + Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta? - Thi đọc lại đoạn văn b/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu Đ2 - Yêu cầu HS nối nhau đọc 4 câu trong đoạn.(đọc từ khó) - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 -GV giải nghĩa thêm: Nuôi chí: mang, giữ, nung nấu một ý chí, chí hướng. -Luyện đọc đoạn trong nhóm: *Tìm hiều nội dung đoạn 2. + Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn ntn? - Thi đọc lại đoạn văn c/HD luyện đọc và tìm hiểu Đ3 - Yêu cầu HS nối câu. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 -Luyện đọc đoạn trong nhóm: *Tìm hiều nội dung đoạn 3. + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? d/HD luyện đọc và tìm hiểu Đ4 -Yêu cầu HS nối nhau đọc 4 câu trong đoạn.(đọc từ khó) - Yêu cầu HS đọc đoạn 4 -Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm. + Kết quả cuộc khởi nghĩa ntn? + Vì sao bao đời nay nhân dân tôn kính Hai Bà Trưng? *HĐ2:) Luyện đọc lại - Đọc mẫu đoạn 2 - Thi đọc lại bài *B/ KỂ CHUYỆN: 1.GV nêu nhiệm vụ: Quan sát 4 tranh minh hoạ tập kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. 2.Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - GV cho HS quan sát tranh – nêu nội dung từng tranh - Dựa vào tranh kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm. - Yêu cầu HS lên bảng kể - GV nhận xét tuyên dương *HĐ3: Củng cố dặn dò: +Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì? *LHGD: Biết ơn những vị anh hùng đã khuất. - Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội” - Nhận xét tiết học *Biết ngắt nghỉ hơi dúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ. HS theo dõi -HS nối nhau đọc bài- đọc từ khó: ngoại xâm, ngọc trai, thuồng luồng, -2 HS đọc lại đoạn 1.Lớp đọc thầm đoạn 1 -1HS đọc chú giải. -HS luyện đọc theo cặp. + Chúng chém, giết dân lành, cướp ruộng đất, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ -2 HS thi đọc lại đoạn văn HS nối nhau đọc câu- đọc từ khó: tài giỏi, -2HS đọc lại đoạn 2. -1HS đọc chú giải. -Từng cặp HS luyện đọc đoạn 2 + Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. 2 HS thi đọc lại đoạn văn HS nối nhau đọc các câu trong đoạn 3- đọc từ khó: tàn bạo, -2HS đọc đoạn 3 trước lớp. -1HS đọc chú giải. -HS luyện đọc theo cặp -1HS đọc.Lớp đọc thầm . + Vì Hai Bà yêu nước thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây tội ác với nhân dân. + Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp tiếng trống đồng dội lên. HS nối nhau đọc đoạn 4- đọc từ khó:giáo lao, rìu búa, -2HS đọc. -HS đọc theo cặp. + Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù. + Vì Hai Bà Trưng là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử. -Luyện đọc theo cặp. - 2 HS thi đọc lại bài *Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS theo dõi HS nhìn tranh nêu tóm tắt nội dung từng tranh HS luyện kể trong nhóm 2HS lên bảng kể từng đoạn truyện Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013 Toán: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I/Mục tiêu: - Nhận biết các số có 4 chữ số( các chữ số đều khác 0) - Bước đầu biết đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. -Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn c/ số( trường hợp đơn giản) II/ Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra cuối kì 1. B/Bài mới: H Đ1/ Giới thiệu số có 4 chữ số - Giới thiệu số 1432 - Cho HS quan sát 1 tấm bìa rồi nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông -Cho HS quan sát các nhóm ô vuông như sgk rồi nêu số ô vuông ở từng cột. - Cho HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. - Hướng dẫn biễu thị các nhóm ô vuông trên vào bảng cấu tạo số có bốn chữ số rồi viết số. -Yêu cầu HS nêu giá trị của từng hàng. + Nêu: Số gồm 1 nghìn 4 trăm 2 chục 3 đơn vị viết: 1423 “một nghìn bốn trăm hai mươi ba” - Yêu cầu HS cho VD về số có 4 chữ số (đọc và phân tích) 2/ Thực hành: Bài 1: HĐ cá nhân -HD bài mẫu. -Câu b, cho HS làm bài ở phiếu bài tập. -Nhận xét. .Bài 2: HĐ cá nhân -GT bài tập, gọi HS nêu yêu cầu. -Tổ chức làm nhóm đôi. -GV chấm bài- Nhận xét Bài 3(a,b): Yêu cầu HS nêu qui luật điềnsố. -Cho Hs nhẩm sau đó nêu miệng . 3/ Củng cố dặn dò: +Khi đọc số có 4 chữ số ta đọc như thế nào? - Nhận xét tiết học. *Bước đầu biết đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. HS quan sát rồi nhận xét HS nêu số ứng với từng cột -HS nêu: Có 1 nghìn,4 trăm,2 chục,3 đơn vị. HS đọc số rồi nêu tên các chữ số ở từng hàng. -HS cho ví dụ *Đọc, viết được số có 4 chữ só và biết giá trị của từng hàng. -HS nêu yêu cầu -HS theo dõi bài mẫu. HS làm bài vào phiếu,1 HS làm ở bảng phụ. *Biết viết và đọc số có bốn chữ số. HS nêu yêu cầu -HS làm bài theo nhóm. -Đại diện trình bày. -NHận xét. -Số sau lớn hơn số trước một đơn vị. -Vài HS nêu miệng các số . -Câu c dành cho HS khá giỏi. Đọc từ hàng cao đến hàng thấp. Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013 Chính tả: (Nghe viết) HAI BÀ TRƯNG I/Mục tiêu:- Nghe-viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi - Làm đúng BT2b. II/ Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết bài tập 2b. III Hoạt động dạy hoc Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra cuối HKI 2/ Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: a/ Tìm hiểu nội dung bài viết - GV đọc đoạn 4 của bài +Đoạn văn cho chúng ta biết được điều gì? +Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có kết quả như thế nào? b/ Hướng dẫn cách trình bày: + Đoạn văn có mấy câu? +Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? *Hai Bà Trưng là chỉ Trưng Trắc, Trưng Nhị. Chữ Hai Và chữ Bà trong Hai Bà Trưng được viết hoa là để thể hiện sự tôn kính, sau này Hai Bà Trưng được coi là tên riêng. c/ Hướng dẫn viết từ khó: Y/C HS nêu các từ khó: trở thành, sụp đổ, lịch sử, khởi nghĩa d/ Viết chính tả: - GV đọc bài HS viết bài vào vở e/ Chấm chữa bài - GV thu bài chấm - Nhận xét HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập: *Bài 2b: Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét *HĐ3: Củng cố dặn dò: Bài tập 3: Chuyển tiết luyện. - Nhận xét chung tiết học *Nghe-viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi 1 HS đọc lại đoạn văn -Đoạn văn cho biết kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. -Thành trì của giặc lần lượt sụp đỗ. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Đoạn văn có 4 câu Những chữ đầu câu và tên riêng HS nêu từ khó- Luyện viết b/c, 1HS viết bảng lớp HS viết bài vào vở HS đổi vở chấm bài bằng bút chì theo lời đọc của GV. * Phân biệt iêt hay iêc 1 HS nêu yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 em làm ở bảng lớp. đi biền biệt thấy tiêng tiếc xanh biêng biếc -Nhận xét. Câu 2a-HS khá giỏi làm thêm. Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013 Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Biết đọc, viết số có bốn chữ số( trường hợp các chữ số đều khác 0) Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn.( từ 1000 đến 9000) II/ ĐDDH: Bảng lớp kẻ sẵn ND bài tập 1,2 Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Bài cũ: B/ Bài mới:GT ghi đề HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập; Bài 1: HĐ cả lớp - GV kẻ sẵn ND bài tập lên bảng - HD nhận xét, sửa sai Bài 2:HĐ cả lớp -GV kẻ sẵn ND bài tập vào bảng phụ. -Yêu cầu HS làm bài. Bài 3( a,b):HĐ cá nhân -GV ghi đề trên bảng -Gọi HS lên bảng làm. Bài 4: HĐ cá nhân - HD xác định yêu cầu bài tập -Yêu cầu HS nêu quy luật. -Yêu cầu HS làm BT. HĐ nối tiếp: - Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài: Các số có bốn chữ số(tt) 1 HS làm bài tập 3c/93 *Viết các số có bốn chữ số -Nối tiếp điền bảng, lớp làm vào giấy nháp. -vài HS đọc lại kết quả * Đọc, viết các số theo mẫu: 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào phiếu BT. - Lớp nhận xét, sửa sai * Biết thứ tự các số có bốn chữ số trong dãy số. -2HS làm bảng, lớp làm vở BT. - Lớp nhận xét, Vài HS đọc lại kết quả -K-G làm thêm câu c *Vẽ tia số, viết tiếp số tròn nghìn thích hợp vào tia số. -Số sau ... ẫn trình bày + Những từ ngữ nào trong bài được viết hoa? + Câu nào được đặc trong dấu ngoặc kép, sau dấu 2 chấm? * Hướng dẫn viết từ khó - Cho HS viết bảng con ; 2 HS lên bảng viết: Trần Bình Trọng, Nguyên, Nam, Bắc, sa vào tước vương, HĐ2 : Luyện viết chính tả Đọc cho HS viết * Chấm chữa bài tổ 1 HĐ3 : Hướng dẫn HS làm bài tập 2b -Yêu cầu HS làm bài. -Chốt lời giải đúng: BT2b: biết tin - dự tiệc - tiêu diệt - công việc - chiếc cặp da - phòng tiệc - đã diệt - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn 4)Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà viết lại những từ sai, mỗi từ mỗi dòng Chuẩn bị bài : Ở lại với chiến khu - HS thực hiện theo yêu cầu của cô *Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi - 2 HS đọc lại “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương nước Bắc” - Trần Bình Trọng yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống làm tay sai cho giặc, phản bội Tổ quốc. + Chữ đầu câu, đầu đoạn, các tên riêng + Câu nói của Trần Bình Trọng trả lời giặc - HS ở lớp viết các từ khó vào bảng con - HS viết bài vào vở - HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV *Làm đúng BT2 b -HS làm vào VBT,1em làm ở bảng phụ. - Lớp nhận xét -HS đọc lại đoạn văn -Bài 2a HS khá giỏi làm thêm. Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2013 Luyện tập toán: LUYỆN ĐỌC , VIẾT CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ. I/Mục tiêu: Giups HS - Biết đọc và viết các số có bốn chữ số. - Nhận biết cấu tạo thập phân của các số có 4 chữ số. - Biết viết các số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Ổn định: 2/Bài mới : Giới thiệu đề. *Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, viết các số có bốn chữ số. Bài 1: Đọc các số sau: 6700; 2460; 5603; 4012; 6007 -HD mẫu: 6700 đọc là sáu nghìn bảy trăm. -Yêu cầu HS làm bài. -Nhận xét. Bài 2: Viết các số ( theo mẫu) a)7635; 1562; 3781; 2783; 1246 -Mẫu: 7635=7000+600+30+5 b) 4002; 2800; 7013; 5401; 5410 Mẫu: 4002=4000+2 -Yêu cầu HS làm bài. *Hoạt động 2:HD viết các hàng thành số có bốn chữ số.. Bài 3: Viết số. Biết số đó gồm: a/ tám nghìn, hai trăm, ba chục, 7 đơn vị. b/ Bảy nghìn, hai trăm, ba chục c/ Sáu nghìn , bốn trăm. d/ Chín nghìn, một trăm. -Yêu cầu HS làm bài. *Hoạt động 3: Giair bài toán có lời văn. GV ghi BT 2/89 SGK -Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. -Yêu cầu HS làm bài. *Hoạt động nối tiếp:Nhận xét tiết học. *Củng cố cách đọc ,viết cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số, . -2 HS làm ở bảng, lớp làm vở. HS khá giỏi làm bài 8/45 (Olim pic) -HS làm bài vào vở, 2 em làm bảng. -Nhận xét. -HS khá giỏi làm bài 24/46 (Olimpic) *Biết viết các số có giá trị từng hàng cho trước thành số có bốn chữ số. 2HS làm bảng lớp, lớp làm BC. -Nhận xét. -HS khá giỏi làm bài 8/50 (Olimpic) *Củng số tính chu vi hình vuông. -1HS làm bảng, lớp vở. -Nhận xét. Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013 Tập làm văn: NGHE KỂ: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG I/Mục tiêu:-Nghe-kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng. -Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. II/ Kĩ năng sống : thể hiện sự tự tin(trình bày) quản lí thời gian (làm việc theo nhóm) II/Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ truyện - Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý kể chuyện III/Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Mở đầu: Giới thiệu sơ lược về chương trình tập làm văn của HKII 2.Bài mới: Giới thiệu bài *HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện - GV nêu yêu cầu của BT1 - GV kể câu chuyện lần 1 + Truyện có những nhân vật nào? *Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn ông được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông (1285,1288) - GV kể câu chuyện lần 2 + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? +Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô? - GV kể lần 3 - Yêu cầu HS tập kể trong nhóm - Yêu cầu HS thi kể trước lớp - Nhận xét tuyên dương *HĐ2: Rèn kĩ năng viết - Yêu cầu HS đọc đề BT2 - Mỗi em chọn viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. - GV theo dõi bài làm của HS - Nhận xét tuyên dương *HĐ3: Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học *Nghe-kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng 1 HS nêu yêu cầu HS theo dõi Truyện có chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo và những người lính HS theo dõi Chàng trai ngồi đan sọt Vì chàng trai mải mê đan sọt không để ý thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến.Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi. Vì HĐVương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài. Chàng mải nghĩ việc nước mà .. Nói rất trôi chảy về phép dùng binh. HS theo dõi HS tập kể câu chuyện theo nhóm 2 -HS thi kể trước lớp *Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. HS nêu yêu cầu bài tập HS viết bài vào vở HS trình bày bài làm của mình Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013 Toán: SỐ 10.000 - LUYỆN TẬP I/Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết số 10.000 ( mười nghìn hoặc một vạn) - Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số. II/Đồ dùng dạy học:- 10 tấm bìa viết số 1000 III/Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/Bài cũ: Viết mỗi số sau thành tổng 9542 , 8790 B/Bài mới: 1.HĐ1: Giới thiệu số 10.000 - Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi số 1000- GV đồng thời cũng gắn lên bảng 8 tấm bìa. + Có mấy nghìn? - Yêu cầu HS lấy thêm 1 tấm bìa ghi số 1000 nữa đặt vào cạnh 8 thẻ trước +8 nghìn thêm 1nghìn nữa là mấy nghìn? - Yêu cầu HS lấy thêm 1 tấm bìa ghi số 1000 nữa đặt vào cạnh 9 thẻ trước +9 nghìn thêm 1nghìn nữa là mấy nghìn? *Để biểu diễn số mười nghìn ta viết số 10.000 + Số mười nghìn gồm mấy chữ số? là những chữ số nào? - GV nêu: Mười nghìn còn được gọi là một vạn. 2.HĐ2: Luyện tập thực hành Bài 1:HĐ cả lớp - Yêu cầu HS nêu các số tròn nghìn từ 1000 đến 10.000 Bài 2:HĐ cá nhân -Yêu cầu HS viết các số tròn trăm từ 9300 đến 9900 - Yêu cầu HS tự làm bài Bài 3:HĐ cá nhân Yêu cầu HS tự làm bài Bài 4: *Viết các số từ 9995 đến 10000 +GV: Số 10.000 là bằng số 9999 cộng thêm 1. Bài 5:*Biết viết số liền trước,liền sau -GV ghi bảng đề bài -Bài 6 dành cho HS khá giỏi. 3.HĐ3: Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học 1 HS lên bảng làm bài *Nhận biết số 10.000 ( mười nghìn hoặc một vạn) HS thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV -Có tám nghìn HS thực hiện thao tác Là chín nghìn HS thực hiện thao tác Là mười nghìn HS nhìn bảng đọc lại số Số 10.000 gồm năm chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 4 chữ số 0 đứng tiếp sau * HS biết được các số tròn nghìn -Vài HS nêu các số tròn nghìn -Nhận xét, bổ sung. * HS biết các số tròn trăm HS làm bài vào VBT- 1 HS lên bảng làm bài *Viết các số tròn chục - 1 HS lên bảng làm bài-Lớp làm vở -1 HS lên bảng làm bài- Lớp làm vở *Biết viết số liền trước,liền sau HS viết b/c số liền trước hoặc liền sau -HS khá giỏi nêu miệng. Luyện tiếng việt: NHÂN HÓA.ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO /Mục tiêu:- Nhận biết được hình ảnh nhân hoá và các cách nhân hoá (BT1,BT2). - Ôn tập cách đặt câu hỏi Khi nào ? ;tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào ? ; trả lời câu hỏi Khi nào?(BT3,BT4). II/Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết các đoạn thơ trong BT 1, 3 ,4/ 8,9 III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Bài mới: GT đề. *Hoạt động 1: HD tìm hình ảnh nhân hóa. Bài 1: Trong khổ thơ sau, sự vật nào được nhân hóa? Điền vào bảng sau: Phì phò như bể Biển mệt thở rung Còng giơ gọng vó Định khiêng sóng lừng -Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. -Yêu cầu HS làm bài. Bài 2:Điền chữ Đ vào trước câu có hình ảnh nhân hóa. Những đám mây rong chơi trên bầu trời. Mấy con chuột nhìn thấy con mèo chạy biến vào trong buồn. Mấy chú chim sâu rủ nhau bay đến khu vườn. *Hoạt động 2: Trả lời cho câu hỏi khi nào? a/ Em thường được về quê khi nào? b/ Khi nào chúng ta được nghỉ hè? c/ Em dược nhỉ học vào thứ mấy? d/ Buổi sáng, em đi học lúc mấy giờ? Bài 3: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi khi nào? a/ Chúng tôi bắt đầu vào học lúc 7 giờ. b/ Chúng tôi được nghỉ hè vào ngày 1 tháng 6. c/ Năm ngoái, tôi được đi thăm Vịnh Hạ Long. *Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học. *Nhận biết được hình ảnh nhân hóa. Sự vật Các sự vật được tả bằng từ ngữ. Biển còng Mệt, thở rung Định khiêng sóng lừng. 1HS làm ở bảng, lớp vở. 1HS làm ở bảng, lớp vở. -Nhận xét. *Biết trả lời cho câu hỏi khi nào? -HS trao đổi nhóm đôi làm bài. -Vài nhóm trình bày trước lớp. -Nhận xét. 1HS làm ở bảng, lớp vở. -Nhận xét. SINH HOẠT LỚP TUẦN 19 I .Mục tiêu: - Nhận xét đánh giá về việc ổn định tổ chức, nề nếp học tập của HS trong tuần 19 - Phổ biến công việc tuần 20 II. Các bước sinh hoạt. Bước 1: ổn định tổ chức Hát tập thể Bước 2: Nhận xét đánh giá tuần 19 1. Đánh giá của ban cán sự lớp: -Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá tổ mình về các mặt: nề nếp, lao động, vệ sinh. -Lớp phó học tập lên đánh giá về tình hình học tập của lớp. -Lớp trưởng đánh giá, nhận xét chung. 2.Đánh giá của GV: *Về nề nếp: -Ưu điểm: Nề nếp lớp tốt. Đảm bảo chuyên cần. HS đi học đều , đúng giờ. Xếp hàng ra vào lớp đảm bảo. *Về lao động, vệ sinh: Vệ sinh khu vực đảm bảo . Vệ sinh lớp học sạch sẽ, cửa kính có lau chùi thường xuyên, sạch sẽ. *Về học tập: - Ưu: HS có học bài và chuẩn bị bài trước khi đi học. Nhiều em học tập rất sôi nổi: Thịnh, Trinh, Linh, Uyên, Đạt Tồn: Vẫn còn một số em viết chữ còn cẩu thả, giữ vở chưa cẩn thận như: Quốc, Vinh Một số em chưa chú tâm trong giờ học, còn làm việc riêng , nói leo trong giờ học (Quốc, Vinh) Vẫn còn tình trạng quên sách, vở, dụng cụ ở một số em.. +Kết quả xếp loại các tiết học bộ môn: Tốt: 11 tiết; khá: 4tiết. Bước 3: Phổ biến công việc tuần 20 Duy trì sĩ số . Đi học đúng giờ Duy trì giải toán qua mạng. Tiếp tục rèn chữ giữ vở . Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở trước khi đi học. Đảm bảo trang phục, bảng tên đầy đủ khi đến lớp. Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thi cuối kì I. Tăng cường VS khu vực và VS lớp học, xây dựng lớp học xanh-sạch –đẹp. Duy trì sinh hoạt sao với chủ đề: Vệ sinh sạch sẽ. -Tăng cường tập luyện văn nghệ mừng Đảng, đón xuân. Hoàn thành ba bài hát múa của kì 1 và 2 bài hát múa của kì 2.
Tài liệu đính kèm: