Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Bài 1 (tr 18) Đặt tính rồi tính

- Phép tính nào là phép tính cộng/ trừ có nhớ/ không nhớ?

- Củng cố kỹ năng đặt tính và thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có ba chữ số.

Bài 2(tr 18) Tìm x :

- Muốn tìm thừa số( số bị chia) ta làm thế nào?

- Củng cố kỹ năng tìm và trình bày dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính(tìm thừa số, số bị chia).

Bài 3 (tr 18) Tính :

- Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm thế nào ?

- Củng cố kỹ năng tính giá trị của biểu thức.

Bài 4 (tr 18) Giải toán :

- Khi giải bài toán so sánh số này hơn (kém) số kia bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào?

- Củng cố phương pháp giải toán có lời văn( liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).

Bài 5(tr 18): Vẽ hình cây thông:

- Hình cây thông được tạo bởi những hình nào ? -

doc 22 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
TIẾT 10+ 11: NGƯỜI MẸ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm được tất cả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 * Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo phân vai.
*GDKNS: Tự nhận thức để hiểu được giá trị của con người là phảibiết ơn công lao và sự hi sinh của mẹ cho con cái; Tìm kiếm các lựa chọn, giải quyết vấn đề để chấp nhận gian khổ, hi sinh thân mình của người mẹ để cứu con.
II. Chuẩn bị: 
	- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học : 
1.GTB
+ Tranh vẽ những ai? Đoán xem họ đang nói với nhau điều gì?
2. Nội dung	
HĐ 1. Luyện đọc 
* Luyện đọc câu, đoạn.
- Phát âm đúng
 + Đọc đúng các từ : ròng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo 
+ Câu: - Thấy bà,/ Thần Chết ngạc nhiên/ hỏi: //
 - Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây? //
 + Hiểu nghĩa từ: thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, ôm ghì, ...
- Nêu giọng đọc của bài.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
*Kỹ thuật đọc tích cực
HĐ 2. Tìm hiểu bài
- Đ1: Kể vắn tắn chuyện xảy ra ở đoạn 1?
- Đ2: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
- Đ3: Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
- Đ4: Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? Người mẹ trả lời ra sao?
* Theo em câu trả lời: Vì tôi là” mẹ có ý gì?
- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm được tất cả.
*Kỹ thuật thảo luận nhóm- chia sẻ, hỏi và trả lời.
Tiết 2 HĐ 3. Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm đoạn 4.
- Đọc phân vai(bà mẹ, Thần Chết, người dẫn chuyện). 
*kỹ thuật đóng vai
HĐ 4. Kể chuyện
Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai:
+ Phân vai: Thần Đêm Tối, bà mẹ, bụi gai, hồ nước, Thần Chết, người dẫn chuyện; dựng lại câu chuyện
+ Đánh giá: Nội dung, diễn đạt, cách thể hiện: giọng kể, điệu bộ.
? Kể theo lời của ai? Lời xưng hô thế nào?
*Kỹ thuật : Giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm, biểu đạt sáng tạo
3.Củng cố
- Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
- HS phát biểu ý kiến. GV giới thiệuchủ điểm, giới thiệu bài đọc.
- GV đọc bài, hướng dẫn đọc :
- Đoạn 1: Giọng đọc hồi hộp, dồn dập thể hiện sự hốt hoảng.
- Đoạn 2, 3: Giọng đọc thiết tha...
- Đoạn 4: Đọc chậm, rõ ràng từng câu
- Lớp đọc thầm; phát hiện và luyện đọc từ, câu khó + giải nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc nối tiếp câu- GV hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi câu dài ( bảng phụ), giải nghĩa của từ.
– MR: HS nêu cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng + giải nghĩa từ mới.
- HS đặt câu với từ khẩn khoản
- Đọc trong nhóm bàn.
- Thi đọc trước lớp: HS đọc đoạn ngắn hoặc câu khó
MR: Thi đọc diễn cảm theo giọng mỗi nhân vật.
- GV, HS nhận xét, đánh giá. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung từng đoạn theo nhóm , theo các câu hỏi gợi ý Sgk.
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi từng
 đoạn theo gợi ý.
- HS thảo luận nhóm chọn ý đúng nhất về nội dung truyện- Thảo luận cặp đôi- chia sẻ.
- HS nêu nội dung, ý nghĩa truyện
- GV củng cố; HS liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức cho HS, chốt nội dung truyện.
- GV đọc lại đoạn 4
- Hướng dẫn 2 nhóm đọc diễn cảm đoạn 4- bảng 
phụ.
- Một nhóm HS gồm 6 em tự phân vai các nhân 
vật trong truyện đọc lại toàn bài.
- Lớp và GV bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- GV giao nhiệm vụ cho HS dựng lại chuyện theo phân vai.
- HS nêu giọng đọc của các nhân vật- nhận vai
- Luyện đọc trong nhóm 6. 
- 3 nhóm thi đọc theo phân vai. 
- MR: HS kể sáng tạo theo vai.
- Bình chọn nhóm, cá nhân kể hấp dẫn.
- Nhắc nhở HS phải biết yêu thương, quan tâm 
đến mẹ
- HS phát biểu ý kiến.
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ học.
TOÁN
TIẾT 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân chia trong bảng đã học. 
- Biết giải toán có lời văn( liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
II.Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy – học
Bài 1 (tr 18) Đặt tính rồi tính
- Phép tính nào là phép tính cộng/ trừ có nhớ/ không nhớ?
- Củng cố kỹ năng đặt tính và thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Bài 2(tr 18) Tìm x :
- Muốn tìm thừa số( số bị chia) ta làm thế nào?
- Củng cố kỹ năng tìm và trình bày dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính(tìm thừa số, số bị chia).
Bài 3 (tr 18) Tính :
- Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm thế nào ?
- Củng cố kỹ năng tính giá trị của biểu thức.
Bài 4 (tr 18) Giải toán :
- Khi giải bài toán so sánh số này hơn (kém) số kia bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào?
- Củng cố phương pháp giải toán có lời văn( liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
Bài 5(tr 18): Vẽ hình cây thông: 
- Hình cây thông được tạo bởi những hình nào ? - được tạo từ 2 hình tam giác, 1 hình vuông.
 HS làm bài theo khả năng
3. Củng cố 
- Trong 1 dãy tính có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện như thế nào?
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- HS làm bài CN.
- HS làm nhanh lấy thêm các phép tính tương tự và thực hiện theo yêu cầu 
- 4 HS lên bảng chữa bài, 
- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức. 
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- HS nêu tên gọi thành phần của phép nhân, phép chia.
- HS nêu cách tìm số bị chia, thừa số.
- HS làm bài CN
- HS làm nhanh lấy thêm các phép tính tương tự và thực hiện theo yêu cầu 
- 2 HS chữa bài trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét, GV chốt.
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- HS nêu thứ tự thực hiện tính.
- HS làm bài CN- trao đổi, kiểm tra chéo theo cặp, chữa bài.
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- Phân tích dạng toán, làm bài vào vở.
- Hs làm nhanh làm thêm bài 5 
- 1HS lên bảng chữa bài.
* HS nêu dạng toán và giải thích cách làm.
- GV Chốt dạng toán, cách làm: Muốn so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ta lấy số lớn trừ đi số bé
- Nhắc lại cách tìm thừa số, số bị chia. Nhận xét giờ học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
CHÍNH TẢ( NGHE- VIẾT)
TIẾT 7: NGƯỜI MẸ
I. Mục tiêu:
 - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi " Người mẹ”
 - Phân biệt chính tả r/ d/ gi-( BT2a, BT 3a). 
- Rèn kĩ năng viết đúng và trình bày đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng lớp ghi bài 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết 
* Chuẩn bị:
- Đọc, hiểu nội dung, cách trình bày đoạn chính tả.
- Em hiểu gì về tấm lòng của người mẹ?
+ Đoạn văn gồm mấy câu? Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Nêu cách viết các tên riêng.
- Viết đúng: qua, hi sinh, giành lại, ngạc nhiên, hiểu rằng...
* Phân biệt phụ âm đầu r/ d/ gi.
* Nghe- viết:
* Nhận xét, chữa bài:
 - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
HĐ2: Làm bài tập chính tả 
Bài 2a( tr 31) . Điền vào chỗ trống d hay r. Giải câu đố
 Hòn gì bằng đất nặn ra
 ... da đỏ hây hây
 Thân hình vuông vức đem xây cửa nhà.
 Là gì? (- Là hòn gạch)
- Củng cố quy tắc viết chính tả: r/ d.
* Kỹ thuật chia nhóm.
Bài 3( tr 31) Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi, có nghĩa như sau:
LG: Ru- dịu dàng- giải- thưởng
- Củng cố quy tắc viết chính tả: r/ d/ gi.
- MR :tìm các cặp từ khác để phân biệt d/r/gi.
*Kỹ thuật trò chơi.
3.Củng cố
- Củng cố quy tắc chính tả r/ d/ gi.
- 2HS đọc bài- Lớp đọc thầm. 
- HS thảo luận nhóm đôi tìm, phân tích, phân biệt chính tả và luyện viết chữ khó, dễ lẫn.
- HS nêu nội dung bài viết, cách trình bày bài.
- HS tập viết bảng con, bảng lớp từ khó: qua, 
hi sinh, giành lại, ngạc nhiên, hiểu rằng...
- Nhận xét, chỉnh sửa. Phân biệt giành/ dành 
- Lớp phát âm lại các từ khó, viết vào bảng con.
- GV đọc- HS nghe, viết bài vào vở,trao đổi bài theo cặp soát lỗi.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV nhận xét 5- 7 bài
- HS rút kinh nghiệm sau bài viết.
- HS nêu yêu cầu bài. GV giao nhiệm vụ. 
- GV tổ chức thi điền ( BT2a)- thi đố theo nhóm.
- Nhóm nào làm nhanh làm thêm phần b.
- GV+ HS nhận xét, đánh giá, chốt lời giải 
đúng trên bảng lớp. 
- HS nêu yêu cầu bài. 
 - GVtổ chức cho HS chơi trò chơi Rung 
chuông vàng: GV hỏi- HS viết nhanh đáp án vào bảng con- chữa bài, chốt.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- MR: HS đặt câu với từ vừa tìm được.
- Nhận xét giờ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN
TIẾT 17: ÔN TẬP
 I. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng trừ các số có 3 chữ số, tính nhân chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
- GD các em tính cẩn thận, chính xác, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị: 
- Máy chiếu
III. Các hoaạt động dạy- học:
HĐ1: Ôn tập và củng cố kiến thức.
- HS thi đọc các bảng nhân, chia đã học
* Nêu các dạng toán đã học?
- Nêu các bước giải toán dạng ít hơn, nhiều hơn?
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tính
3 x 8 + 176 = 24 : 4 + 295 = 
35 : 5 + 356 = 764 – 40 : 4 = 
- Nêu cách tính giá trị biểu thức?
- Biết làm tính cộng trừ các số có 3 chữ số, tính nhân chia trong bảng đã học.
Bài 2: Tìm x
 a) x x 3 = 18 b) x : 5 = 4 
 c) x : 4 = 15 : 5 
- x gọi là gì? Muốn tìm số bị chia, TS chưa biết ta làm như thế nào?
- Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép nhan, phép chia.
* Kỹ thuật động não, giao nhiệm vụ
Bài 3: 
Thùng thứ nhất có 184 ldầu, thùng thứ hai có nhiều hơn 62l dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
Bài toán trên thuộc dạng toán gì? (nhiều hơn) Nêu cáh giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 4: Nhà An nuôi 125 con gà mái, số gà mái nhiều hơn số gà trống 60 con. Hỏi nhà An nuôi bao nhiêu con gà trống?
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết nhà An nuôi bao nhiêu con gà trống ta làm ntn?
- Vì sao em chọn phép tính là: 125-60?
*Em hãy so sánh dạng toán ở bài 3 với bài 4.
- Củng cố cách giải toán về ít hơn.
3. Củng cố: 
- HS đọc
* HS nêu
- GV chốt: Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”
 Số bé = số lớn - phần “ ít hơn”
* GV trình chiếu bài tập
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu cách làm
- Lớp làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng chữa bài
- Chữa bài, nhậ ... t, tính giá trị biểu thức) giải toán có lời văn.
 - HS vận dụng làm chính xác, thành thạo các bài tập.
 - GDHS ý thức tích cực, tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy - học.
 ( Kỹ thuật giao nhiệm vụ )
HĐ 1. Củng cố cách đặt tính, làm tính cộng trừ không nhớ, có nhớ.
-Bài1: Đặt tính rồi tính.
 526 - 242 = 464 + 255 =
Mr : -Tính nhanh tổng của các số lẻ từ 20-> 30
- Tính nhanh tổng của các số chẵn từ 20-> 30
HĐ2. Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính(ST, SH, SBT). Chú ý kĩ năng trình bày
Bài 2: Tìm x 
 654 – X = 182-97
 X + 243 = 891-12
 X – 329 = 50: 5
HĐ3. Ôn tập và củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Tính
 5 x 3 + 102 32 : 4 + 126 30 : 3 : 5
* Nêu các bước trước khi thực hiện tính giá trị của biểu thức
 Mr: Lấy VD dạng biểu thức trên
HĐ4. Giải toán có lời văn
Bài 4: Khối lớp Ba có 645 học sinh. Khối lớp Ba có ít hơn khối lớp Hai số HS là một số lớn nhất có hai chữ số. Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu HS?
- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
- Vì sao em lựa chọn phép tính cho bài toán là: 645+ 99? 
3. Củng cố
*HS đọc, xác định, hiểu rõ yêu cầu
- Làm việc cá nhân/ vở, bảng. 
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.Tìm lỗi sai, nguyên nhân sai, sửa sai 
- Chữa bài trước lớp, khắc sâu kiến thức.
* HS x/đ tên thành phần, cách tìm từng thành phần, tự làm .
- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập, Tổ chức chữa bài, chốt kết quả đúng, củng cố. 
- HS nêu và xác định yêu cầu bài
- HS nêu cách tính giá trị của biểu thức
- HS làm việc cá nhân/ vở, bảng - Đổi vở kiểm tra kết quả.
- GV tổ chức chữa bài, củng cố KT.
- VD: Nêu biểu thức khác .
* Đọc, phân tích đề, nêu cách giải
- HS đối chiếu bài
- Lấy VD dạng vừa giải
- Tổ chức cho HS chữa bài trên bảng lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt dạng toán về nhiều hơn và cách giải.
- Hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học
––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 4: NGHE- KỂ : DẠI GÌ MÀ ĐỔI. 
I. Mục tiêu:
 	 - HS nghe kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi( BT1). 
 	 - HS nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên.
 	 - GD học sinh luôn biết nghe lời cha mẹ
	*GDKNS: kỹ năng giao tiếp
 II.Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
 Nghe - kể: Dại gì mà đổi
(Kĩ thuật dạy học: Thảo luận chia sẻ)
Bài 1( tr 36- Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
+ Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- Củng cố cho HS cách kể ; nội dung truyện; điểm gây cười của câu chuyện
3. Củng cố:
* Củng cố cách nghe và kể lại chuyện. 
- 1 HS về gia đình em.
- 1 HS đọc đơn Xin phép nghỉ học.
- HS đọc, xác định yêu cầu; quan sát tranh + đọc gợi ý. 
- GV kể lần 1: giọng vui , chậm rãi
- Tìm hiểu truyện qua các câu hỏi gợi ý.
- GV kể lần 2 - HS theo dõi và TLCH.
- HS nhìn gợi ý(bảng phụ), kể mẫu. 
- HS tập kể trong nhóm.
- HS thi kể trước lớp.
- HS thực hành kể dưới nhiều hình thức
- Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- HS rút ra ý nghĩa của câu chuyện. 
- GV chốt: Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm. 
- Nhận xét tiết học. 
- Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN
TIẾT 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu: 
 	- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ ).
 	- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
 	- Bài tập cần làm: Bài 1, 2( a), 3.
 	- HS ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số(không nhớ )
- Phép nhân 12 ´ 3 = ?
+ Nêu nhận xét về phép nhân 
+ Tự lấy ví dụ Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Lưu ý: 
+ Khi đặt tính, viết thừa số 22 ở một dòng, thừa số 3 ở dòng dưới, sao cho 3 thẳng cột với 2; viết dấu nhân ở giữa hai dòng trên, rồi kẻ vạch ngang.
+ Khi tính phải lấy 3 nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số 22, kể từ phải sang trái. Các chữ số ở tích nên viết sao cho: 6 thẳng cột với 2 và 3, 6 thẳng cột với 2.
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1(Tr 21): Tính
- Củng cố kĩ năng tính kết quả của phép nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số 
Bài 2a(Tr 21): Đặt tính rồi tính
- Củng cố cách đặt tính và cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
Bài 3a(Tr 21): Giải toán
1 hộp: 12 bút chì màu
4hộp:  bút chì màu?
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết 4 hộp có bao nhiêu bút chì màu ta làm ntn?
Củng cố kỹ năng giải bài toán có lời văn về phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
 3. Củng cố
- Nêu cách nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số (không nhớ)?
- GV nêu phép tính: 22 x 3 = ?
 22 x 3 = ?
- Yêu cầu HS tìm kết quả.
- HS nêu cách tìm tích.
- Cho HS đặt tính rồi tính vào nháp
*Gọi 1 em lên bảng thực hiện
- Lớp nhận xét /bổ sung .
- GV chốt kiến thức: Khi thực hiện tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta bắt đầu nhân từ hàng đơn vị, sau đó mới nhân đến hàng chục. 
* HS lấy thêm VD và thực hiện tính viết.
- HS xác định yêu cầu.
- HS làm làm cá nhân vào nháp
- 2 HS lên bảng chữa bài. 
- GV+ HS nhận xét, chốt kiến thức
- HS lấy thêm các phép tính tương tự và thực hiện tính nhân. 
- HS xác định yêu cầu
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét
- GV tổ chữc chữa bài, chốt kiến thức .
- HS làm phần a, HS làm nhanh làm thêm phần b.
- HS đọc bài toán; tóm tắt, phân tích đề toán.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
HS đặt đề toán tương tự và giải bài toán đó.
- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức.
- Củng cố về cách đặt tính và thực hiện phép nhân.
- Nhận xét tiết học. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾNG VIỆT+
LUYỆN TẬP: SO SÁNH
I. Mục tiêu:
 -Tiếp tục tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, văn. Tìm được những từ chỉ sự vật so sánh trong những câu đó.
 - Tìm được những câu thơ, thành ngữ có hình ảnh so sánh.
II. Chuẩn bị: 
 - Máy chiếu: Trình chiếu các bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ1: Củng cố kiến thức
- Mỗi hình ảnh so sánh thường gồm mấy sự vật?
- Hai sự vật so sánh được nối với nhau bởi cái gì?
- HS đặt câu có hình ảnh so sánh
*HS đặt câu hay, sinh động
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh:
a. Mẹ về như nắng mới.
 Sáng ấm cả gian nhà.
bTiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
c. Lá thông như thể chùm kim
Reo lên trong gió một nghìn âm thanh.
Lá lúa là lưỡi kiếm cong
Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng.
Lá chuối là những con tàu
Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng.
Bài 2: Chọn từ so sánh trong ngoặc để điền vào từng chỗ trống cho phù hợp : 
( giống, như, bằng)
a. Bờ biển Cửa Tùng trông .một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
b. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ .một mầm cỏ non mới nhú.
c. Bóng tre mát rợp vai người
Vầng trăng.lá thuyền trôi êm đềm.
*Hãy thay từ so sánh trong những câu trên bằng một từ so sánh khác.
- Củng cố cách sử dụng từ so sánh
Bài 3: Điền thêm từ ngữ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
a. Đẹp như ..
b. Nhanh như.
c. Trắng như .
d. Dai như.
- Củng cố về biện pháp so sánh
* Kỹ thuật động não, viết tích cực
- HS đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh.
- GV chốt: Mỗi hình ảnh so sánh thường gồm hai sự vật, chúng được nối với nhau bởi từ chỉ sự so sánh.
- 1 số từ so sánh : như, là, giống, tựa, giống như, 
- GV: Trình chiếu các bài tập
- HS đọc đề và nêu yêu cầu bài
- HS làm vào vở nháp- báo cáo kết quả
- Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án:
a. Mẹ về như nắng mới
b. Tiếng suối như tiếng hát ca
c. Lá thông như chùm kim
 Lá lúa như lưỡi kiếm cong
 Lá chuối như con tàu
GV chốt: Mỗi hình ảnh so sánh thường gồm hai sự vật, chúng được nối với nhau bởi từ chỉ sự so sánh.
- HS xác định y/c, trao đổi trong nhóm đôi.
- HS nêu miệng. VD : Bờ biển Cửa Tùng trông như (tựa, tựa như, giống như) một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
- Nhận xét, chốt.
- HS đọc đề và tự làm bài vào vở
- Yêu cầu HS đọc đề và làm bài
- Nhận xét
Chốt đáp án:
a. Đẹp như tiên, tranh,....
b. Nhanh như cắt, chớp, ...
c. Trắng như trứng gà bóc, bột lộc,....
d. Dai như đỉa.
*HS điền được nhiều từ ngữ thích hợp SHShShshshshs
3.Củng cố, dặn dò : 
- Mỗi hình ảnh so sánh thường gồm mấy sự vật?
- Hai sự vật so sánh được nối với nhau bởi cái gì? Về nhà ôn lại bài.
––––––––––––––––––––––––––––––––
THỦ CÔNG
TIẾT 4: GẤP CON ẾCH( TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp con ếch 
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với HS khéo tay: 
+ Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng,thẳng. Con ếch cân đối 
+ Làm cho con ếch nhảy được.
II. Chuẩn bị : Mẫu con ếch, giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.HĐ1: Thực hành 
- Biết cách gấp con ếch 
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với HS khéo tay: 
+ Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối 
+ Làm cho con ếch nhảy được.
2.HĐ2: Trưng bày sản phẩm
- Biết nhận xét sản phẩm vừa gấp của mình, của bạn đẹp hay chưa đệp chỗ nào để rút kinh nghiệm.
- HS quan sát con ếch gấp mẫu.
- 1, 2 HS lên bảng nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp con ếch đã học ở tiết 1 và nhận xét. 
- HS, GV nhắc lại các bước gấp con ếch:
Bước 1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông 8 x 8 
Bước 2 : Gấp tạo hai chân trước con ếch.
Bước 3 : Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- Tổ chức cho HS thực hành gấp con ếch theo nhóm. GV quan sát, uốn nắn giúp đỡ HS
* HS trưng bày con ếch vừa gấp.
- Tổ chức cho HS thi xem con ếch của ai nhảy xa hơn, nhanh hơn.
GV lưu ý : có những con ếch nhảy chậm hoặc không nhảy. GV giải thích cho HS hiểu nguyên nhân có thể do hai đường gấp ở phần cuối miết quá kĩ, hoặc chưa đúng.
- HS, GV nhận, xét khen, động viên, khuyến khích HS. GV đánh giá sản phẩm của HS.
- HS trang trí các con ếch vừa gấp vào góc trưng bày của lớp.
* Củng cố : GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, KQ thực hành của HS. Chuẩn bị bài “ Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.” 
––––––––––––––––––––––––––––––––
THÔNG QUA GIÁO ÁN
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc