Giáo án rèn môn Luyện từ và câu Lớp 3

Giáo án rèn môn Luyện từ và câu Lớp 3

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về từ chỉ sự vật.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

 

doc 70 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án rèn môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Luyện từ và câu
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về từ chỉ sự vật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau :
	“Hai bàn tay em
	Như hoa đầu cành
	Hoa hồng hồng nụ
	Cánh tròn ngón xinh.”
Đáp án:
	“Hai bàn tay em
	Như hoa đầu cành
	Hoa hồng hồng nụ
	Cánh tròn ngón xinh.”
Bài 2. Gạch chân những từ chỉ sự vật (chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên) trong đoạn văn sau:
	Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.
Đáp án:
Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.
Bài 3. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau :
	Tay em đánh răng
	Răng trắng hoa nhài
	Tay em chải tóc
	Tóc ngời ánh mai
Đáp án:
	Tay em đánh răng
	Răng trắng hoa nhài
	Tay em chải tóc.
	Tóc ngời ánh mai.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Luyện từ và câu
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về từ chỉ sự vật; so sánh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau :
	Đàn chim se sẻ 
	Hót trên cánh đồng 
	Bạn ơi biết không 
	Hè về rồi đó 
	Chiều nay bạn gió 
	Mang nồm về đây 
	Ôi mới đẹp thay! 
	Phượng hồng mở mắt 
Đáp án:
	Đàn chim se sẻ 
	Hót trên cánh đồng 
	Bạn ơi biết không 
	Hè về rồi đó!
	Chiều nay bạn gió 
	Mang nồm về đây 
	Ôi mới đẹp thay! 
	Phượng hồng mở mắt.
Bài 2. Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn sau:
	Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.
Đáp án:
Các sự vật được so sánh với nhau là:
lông trắng mượt so sánh với mái tóc búp bê.
Bài 3. Hãy chọn các sự vật ở trong ngoặc : (bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khoẻ, hạt nhãn, mắt thỏ, khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca) để so sánh với từng sự vật trong các câu dưới đây:
- Đôi mắt bé tròn như
- Đôi mắt bé tròn như
- Bốn chân của chú voi to như..
- Bốn chân của chú voi to như..
- Trưa hè, tiếng ve như..
- Trưa hè, tiếng ve như..
Đáp án:
- Đôi mắt bé tròn như hạt nhãn.
- Đôi mắt bé tròn như mắt thỏ.
- Bốn chân của chú voi to như bốn cái cột đình.
- Bốn chân của chú voi to như bốn thân cây chắc khỏe.
- Trưa hè, tiếng ve như khúc nhạc vui.
- Trưa hè, tiếng ve như tiếng hát của dàn đồng ca.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Luyện từ và câu
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về mở rộng vốn từ “thiếu nhi”; kiểu câu Ai là gì?.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Khoanh tròn chữ cái trước các từ chỉ trẻ em với thái độ tôn trọng:
	a. trẻ em	
	b. trẻ con	
	c. nhóc con
	d. trẻ ranh	
	đ. trẻ thơ	
	e. thiếu nhi
Đáp án:
	a. trẻ em	
	b. trẻ con	
	c. nhóc con
	d. trẻ ranh	
	đ. trẻ thơ	
	e. thiếu nhi	
Bài 2. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :
	A. Bé bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
	B. Bé là cô giáo tí hon.
	C. Mấy đứa em của Bé rất đáng yêu.
Đáp án:
	B. Bé là cô giáo tí hon.
Bài 3. Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì? (hoặc là ai ?) trong mỗi câu sau:
- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
- Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học.
- Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.
Đáp án:
- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
- Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học.
- Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm tr ... Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Trong đoạn thơ dưới đây, sự vật nào được nhân hoá:
	Trông kìa máy tuốt
	Rung triệu vì sao
	Đầy sân hợp tác
	Thóc vàng xôn xao.
	Máy tròn quay tít
	Núi thóc dần cao
	Máy không biết mệt
 	Cười reo rào rào.
Đáp án:
	Sự vật được nhân hóa là: thóc; máy tuốt.
Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
	Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế:
	- Cậu đi như con rùa ấy ! Xem tớ đây này!
	Nói rồi xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.
Sự vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
	- £ Sự vật được nhân hoá bằng cách coi vật như là người.
	- £ Sự vật được nhân hoá nhờ vào dùng các từ ngữ tả người để tả vật.
Đáp án:
	S
	Đ
Bài 3. Điền tiếp tên các hành tinh mà em biết vào chỗ trống:
	Trái đất, Mặt trăng, Sao hoả.......
...........................................................................
........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... ...........................................................................
Đáp án
	Trái đất, Mặt trăng, Sao hoả, Sao thủy, Sao kim, Sao thổ, ...
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Luyện từ và câu
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 34
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phép nhân hóa; dấu phẩy, dấu chấm; từ ngữ về bào vệ môi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
	Câu có hình ảnh nhân hóa:
	A. Một cọng rơm to, vàng óng được nhúng vào chiếc lọ nhỏ chứa đầy nước xà phòng.
	B. Mặt nước dập dềnh đàm bèo lục bình xanh với những bông hoa tim tím.
	C. Bong bóng thích giọt nước quá, định sà xuống.
Đáp án:
	Câu có hình ảnh nhân hóa:
	C. Bong bóng thích giọt nước quá, định sà xuống.
Bài 2. Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào ô trống cho thích hợp. Viết hoa lại chữ đầu câu:
Buổi tối hôm đó £ ông trải chiếu ra đầu hiên để hai ông cháu cùng ngắm sao £ đêm nay, trời nhiều sao quá. Đêm không trăng £ các vì sao càng sáng hơn £ bỗng một vệt lóe sáng keo đuôi dài rực lên ngang trời. Tôi reo: “Ông ơi, sao đổi ngôi!”. Nhưng ông bảo: “Không phải sao đổi ngôi mà là vệ tinh. Vệ tinh dáng dài và bay thong thả hơn sao đổi ngôi” £ tôi hồi hộp ngắm nhìn. Kìa £ một chiếc vệ tinh nữa từ phía chân trời lừ lừ bay lên £ trông như đang vỗ cánh bay len lỏi giữa các vì sao. Tôi thầm nghĩ: “Trong đốm sáng đương bay tít mù xanh trên kia có người ngồi lẫn giữa các vì sao đấy”. 
Đáp án:
Buổi tối hôm đó, ông trải chiếu ra đầu hiên để hai ông cháu cùng ngắm sao. Đêm nay, trời nhiều sao quá. Đêm không trăng, các vì sao càng sáng hơn. Bỗng một vệt lóe sáng keo đuôi dài rực lên ngang trời. Tôi reo: “Ông ơi, sao đổi ngôi!”. Nhưng ông bảo: “Không phải sao đổi ngôi mà là vệ tinh. Vệ tinh dáng dài và bay thong thả hơn sao đổi ngôi”. Tôi hồi hộp ngắm nhìn. Kìa, một chiếc vệ tinh nữa từ phía chân trời lừ lừ bay lên, trông như đang vỗ cánh bay len lỏi giữa các vì sao. Tôi thầm nghĩ: “Trong đốm sáng đương bay tít mù xanh trên kia có người ngồi lẫn giữa các vì sao đấy”.
Bài 3. Viết dưới mỗi tấm ảnh một việc mà con người đã làm để trái đất thêm giàu đẹp:
..
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Luyện từ và câu
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 35
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phép nhân hóa; dấu phẩy, dấu chấm; từ ngữ về bào vệ môi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
	a) Mùa xuân, cây đào nở hoa.
..........................................................................
	b) Cây cối thay áo mới để báo mùa xuân đã đến.
.......................................................................	
c) Những chú chim chích chòe báo mùa xuân đến bằng tiếng hót lảnh lót.
..........................................................................
Đáp án:
	a) Thời gian nào, cây đào nở hoa?
	b) Cây cối thay áo mới để làm gì?
	c) Những chú chim chích chòe báo mùa xuân đến bằng gì?
Bài 2. Nối từ ngữ chỉ những gì thiên nhiên đem lại cho con người với chủ đề thích hợp:
Kim cương
Mỏ dầu
Hồ
Muông thú
Mỏ sắt
Cây cối
núi
ao
Sông ngòi
Trên mặt đất
Thực phẩm
Biển cả
Đá quý
Hoa lá
Mỏ đồng
Mỏ than
Rừng
Mỏ vàng
Trong lòng đất
Bài 3. Nối câu với mẫu câu tương ứng:
Cả lớp học môn thủ công.
Ai là gì?
Bốn chân chiếc ghế không đều nhau.
Ai làm gì?
Món quà của Anh – xtanh là một chiếc ghế nhỏ xíu.
Ai thế nào?
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ren_mon_luyen_tu_va_cau_lop_3.doc