Giáo án soạn giảng - Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 7 đến 11

Giáo án soạn giảng - Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 7 đến 11

TẬP ĐỌC

Bận

 A/ Mục tiêu

 - Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, sôi nổi.

- Hiểu ND: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem lại niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. ( Trả lời được CH 1, 2,3; thuộc được một số câu thơ trong bài )

 B/ Chuẩn bị :

- Tranh minh họa SGK

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện đọc

 C/ Lên lớp :

 

doc 102 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn giảng - Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 7 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
gggg o0ohhhh
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010
Nghỉ dạy
( Đồng chí Nguyên soạn giảng )
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC
Bận
 A/ Mục tiêu 
 - Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, sôi nổi.
- Hiểu ND : Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem lại niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. ( Trả lời được CH 1, 2,3 ; thuộc được một số câu thơ trong bài )
 B/ Chuẩn bị : 
- Tranh minh họa SGK
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện đọc
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra : 
- Gọi 3 HS đọc bài“Trận bóng dưới lòng đường’và trả lời một số câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
 B.Bài mới 
 Giới thiệu bài: Em hãy kể về công việc của một số người, một số vật xung quanh mà em biết?
Mỗi người, mỗi vật xung quanh chúng ta đều có công việc riêng của mình để làm đẹp thêm cho cuộc sống chung. Bài thơ Bận của nhà thơ Trinh Đường sẽ cho các em biết thêm nhiều điều thú vị về công việc của mọi người, mọi vật quanh ta.
Ghi tên bài lên bảng.
 Gv nêu mục tiêu
b) Luyện đọc :
* Đọc diễn cảm bài thơ. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu thơ mõi em đọc 2 dòng thơ, GV sửa sai. 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù (SGK) và hướng dẫn các em cách nghỉ hơi giữa các dòng thơ, khổ thơ.
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ? Bé bận việc gì
+Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ?
+ Em có bận rộn không?Em thường bận rộn với những công việc gì?
GV chốt:Chúng ta làm những công việc có ích thì sẽ thấy lòng mình vui vẻ.Những con người lao động chân chính cũng vậy, họ thấy lòng mình vui khi làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
- Vậy trong lớp ta, ai có thể cho cả lớp biết bản thân mình đã làm được những việc gì để góp niềm vui chung cho cuộc sống ?
 d) HTL bài thơ :
-Giáo viên đọc lại bài thơ, 1HS đọc lại. 
- Hướng dẫn HTL từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ. 
- Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay . 
 C. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài. 
- 3 em lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên .
- HS kể
- HS lắng nghe
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ, luyện đọc các từ khó.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.
- Tìm hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải.
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm .
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
+ Trời thu bận xanh, sông Hồng bận chảy xe bận chạy, mẹ bận hát ru , bà bận ..
+ Vì những việc có ích luôn mang lại niềm vui.
- Trả lời theo ý kiến riêng của mỗi người.
- HS lắng nghe.
- HS tự kể những công việc mà mình đã làm góp vào niềm vui chung .
- Một học sinh khá đọc lại bài.
- Cả lớp HTL bài thơ.
- Học sinh thi đua đọc thuộc lòng.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay .
- Về nhà học bài và xem trước bài mới “ Các em nhỏ và cụ già “ 
TOÁN	 
Luyện tập
 A/ Mục tiêu :
 - Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân thông qua ví dụ cụ thể .
 B/ Chuẩn bị : Bộ đồ dùng học toán có các chấm tròn. 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A.Bài cũ : 
- Gọi hs lên bảng làm bài tập 3 .
- Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 7 
- Nhận xét đánh giá bài học sinh .
 B.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu 
 b) Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: 
- Cho cả lớp tự làm bài.
- Gọi 1 HS TB lên bảng chữa bài
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm của phép nhân trong cùng 1 cột?
Bài 2 
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng tính giá trị biểu thức. 
- Cho HS đổi chéo để KT bài nhau.
- Nhận xét bài làm của học sinh, chữa bài. 
Chốt : Thứ tự thực hiện dãy tính có cộng , trừ và nhân, chia ta thực hiện nhân, chia trước rồi cộng trừ sau .
Bài 3 
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét chữa bài
* Chốt bài toán giải bằng 1 phép tính nhân
Bài 4 : 
-Gọi học sinh đọc đề 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện và nhận xét kết quả 
- Yêu cầu học sinh lên bảng tính và điền kết quả, cả lớp theo dõi bổ sung.
- Nhận xét bài làm của học sinh 
 * Chốt : 7 x 4 = 4 x 7 
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Về nhà học và xem lại các BT đã làm.
- Hai học sinh lên bảng làm bài .
- Hai học sinh đọc bảng nhân 7 .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Cả lớp thực hiện làm vào vở 
 7 x 2 = 14 7 x 6 = 42
 2 x 7 = 14 6 x 7 = 42...
+ Vị trí các thừa số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi
- Cả lớp tự làm bài vào vở. 
- 2 học sinh lên bảng thực hiện. 
 7 x 5 + 15 = 35 + 15 ; 7 x 9 + 17 = 63 + 17
 = 50 = 80
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài:
Giải :
 Số hoa có ở 5 lọ là :
7 x 5 = 30 ( bông )
 Đ/S: 30 bông hoa 
- Một em đọc đề bài .
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Một em lên tính và điền kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung:
Giải
 a/ Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
7 x 4 = 28 ( ô vuông )
 b/ Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
4 x 7 = 28 ( ô vuông )
- Đọc bảng nhân 7.
- Về nhà học bài và làm bài tập .
CHÍNH TẢ
Trận bóng dưới lòng đường
 A/ Mục tiêu: 
 - Chép và trình bầy đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài .
- Làm đúng bài tập phân biệt cách viết một số tiếng có vần iên / iêng (BT 2b).
- Điền đúng 11chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng. ( BT 3)
B/ Chuẩn bị : 
Bảng phụ ghi bài tập chép . 
Một tờ giấy khổ lớn ghi nội dung bài tập 3.
 C/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
- GV đọc cả lớp viết ở bảng các từ: nhà nghèo, ngoằn ngoeo, cái gương, vườn rau. 
- Nhận xét đánh giá ghi điểm từng học sinh 
 2..Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu
b) Hướng dẫn HS tập chép: 
- Đọc đoạn văn chép trên bảng.
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+Lời nhân vật đặt sau những dấu gì ?
- Yêu cầu lấùy bảng con và viết các tiếng khó: Xích lô , quá quắt , bỗng .. .
* Cho học sinh nhìn sách chép bài vở. 
- Yêu cầu nhìn lên bảng dõiø bài, chữa lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2b : 
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2b.
- Yêu cầu cả lớp làm vàoVBT.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm. 
- Mời 1 số HS đọc kết quả, giải câu đố.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài 3 
 - Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu học sinh làm vào bảng nhóm .
- Yêu cầu đại diện 3 nhóm dán kết quả lên bảng
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
- Gọi 3 em đọc 11 chữ và tên chữ ghi trên bảng. 
- Cho HS học thuộc 11 tên chữ tại lớp.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 3học sinh lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con các từ GV yêu cầu .
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- 3 học sinh đọc lại bài, lớp đọc thầm
 - . chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng 
- Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- HS viết bảng con, 2 HS lên bảng viết
- Cả lớp nhìn sách chép bài vào vở.
- Nhìn bảng và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- 2HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- 2HS lên bảng làm bài. cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- 2HS đọc kết quả, giải câu đố.
Mình tròn, mũi nhọn
Chẳng phải bò, trâu
 Uống nước ao sâu
 Lên cày ruông cạn.
(Là cái bút mực)
- 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện báo cáo kết quả .
- Các nhóm nhận xét chéo .
- Cả lớp học thuộc 11 chữ vừa điền.
Stt
Chữ
Tên chữ
1
q
quy
2
r
e - rờ 
3
s
ét - sì 
4
t
tê
5
th
tê - hát 
6
tr
tê - e-rờ 
7
u
u
8
ư
ư
9
v
vê
10
x
ích -xì
11
y
i dài
Về nhà học bài và viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
` Thứ tư, ngày 13 tháng 10 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn từ chỉ hoạt động – Từ so sánh
 A/ Mục tiêu 
 - Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.( BT1)
- Tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường , trong bài bài tập làm văn cuối tuần 6 .
 B/ Chuẩn bị : 
4 tờ giấy khổ to (mỗi tờ viết 1 câu thơ) ở bài tập 1 
Vở BT Tiếng Việt
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 
- Gọi HS chữa BT 2, 3
- Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
*Bài 1:
 Yêu cầu đọc thầm, làm BT vào nháp. 
- Mời 4 em lên bảng lên bảng: gạch chân những dòng thơ chứa hình ảnh so sánh. 
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng .
* Chốt : Kiểu so sánh người với sự vật
* Bài 2 
- Yêu cầu ca ... äc ghi nhớ bảng nhân 8. Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.
 - Giáo dục HS yêu thích môn Toán.
 B/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi 1HS lên bảng làm BT2 tiết trước.
- KT về bảng nhân 8.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu
b) Luyện tập:
Bài 1a: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả tính nhẩm.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
1b/ - Yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét từng cột tính để nhận thấy việc đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
Bài 2 :- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
* Chốt : thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vơ.û 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
* Chốt : Bài toán giải bằng 2 phép tính nhân và phép tính cộng.
Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu 1 em lên bảng tính và điền kết quả.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 1 số em đọc bảng nhân 8. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 1HS lên bảng lamf bài.
- 3HS đọc bảng nhân 8.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- 1 em nêu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Nêu miệng kết quả nhẩm, lớp nhận xét. 
- Từng cặp đổi vở cheo để KT bài nhau.
1b: Thực hiện và rút ra nhận xét : 2 x 8 = 16 và 8 x 2 = 16 ; 3 x 8 = 24 và 8 x 3 = 24 
- Vị trí các thừa số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 2. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung. 
 8 x 3 + 8 = 24 + 8 8 x 4 + 8 = 32 + 8 
 = 32 = 40
 8 x 8 + 8 = 64 + 8 8 x 9 + 8 = 72 + 8 
 = 72 = 80 
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán, tự làm bài vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài:
Giải :
Số mét dây điện cắt đi là :
8 x 4 = 32 ( m )
Số mét dây điện còn lại là:
50 – 32 = 18 ( m)
 Đ/S: 18m 
- Một em nêu bài toán bài tập 4.
- Cả lớp xem hình vẽ, tự làm bài vào vở.
- Một em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung:
a/ Số ô vuông hình chữ nhật là:
 8 x 3 = 24 (ô)
b/ Số ô vuông hình chữ nhật là: 
 3 x 8 = 24 (ô)
 Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8
- HS dọc lại bảng nhân 8.
Thứ sáu, ngày tháng 11 năm 2000
TẬP LÀM VĂN
Nghe - kể: Tôi có đọc đâu
Nói về quê hương
 A/ Mục tiêu: - Nghe – kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu .
 - Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý .
 B/ Chuẩn bị : - Bảng lớpï chép sẵn gợi ý kể chuyện (BT1). 
 - Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương (BT2).
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 - 4 HS đọc lá thư đã viết ở tiết TLV trước.
2.Bài mới 
a/ Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu BT và câu hỏi gợi ý.
- YC lớp đọc thầm, quan sát tranh 
- Giáo viên kể chuyện lần 1: 
- Yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi gợi ý :
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư đã viết tiếp trong thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
- GV kể chuyện lần 2:
- Yêu cầu một học sinh giỏi kể lại.
- Yêu cầu từng cặp tập kể lại cho nhau nghe.
- Mời 4 - 5HS thi kể lại câu chuyện trước lớp.
+ Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? 
Bài tập 2:
- Gọi 1 em nêu yêu cầu bài.
- Nhắc học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tập nói theo cặp. 
- Mời 5 - 7 em thi trình bày bài trước lớp. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét, sửa chữa.
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- đọc lá thư đã viết ở tiết trước.
- 2 em đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Lớp đọc thầm, quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ Xin lỗi mình không viết tiếp được nữa vì hiện có người đang đọc trộm thư.
+ Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
- Lớp theo dõi giáo viên kể lần 2 .
- 1HS lên kể lại câu chuyện. 
- Từng cặp tập kể chuyện.
- 4 - 5 em thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Phải xem trộm thì mới biết được dòng người ta viết thêm vào thư 
- 1 em nêu yêu cầu bài. 
- Nhẩm các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp. 
- Từng cặp tập nói về quê hương.
- HS xung phong thi nói trước lớp.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn nói tốt.
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
TOÁN
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
 A/ Mục tiêu : - Học sinh biết : - Đặt tính rồi tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số 
 - Vận dụng trong giải BT có phép nhân 
 B/ Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung bài tập 3 .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ : Gọi 1 em lên bảng làm BT3 
 - KT 1 số em về bảng nhân8.
 - Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn thực hiện phép nhân .
- Ghi bảng : 123 x 2 =?
- Yêu cầu tìm kết quả của phép nhân 
Bằng kiến thức đã học 
- Hướng dẫn đặt tính và tính như SGK
* Giáo viên nêu phép nhân 326 x 3 = ? 
- Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm phép tính 
- Yêu cầu dựa vào ví dụ 1 để đặt tính và tính ra kết quả.
 c) Luyện tập:
Bài 1: HS làm bảng con
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả.
- Gọi 4 em lên tính mỗi em một phép tính .
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Yêu cầu đổi vở để chấm và chữa bài .
- Nhận xét bài làm của học sinh .
Bài 3 - Treo bảng phụ .
- Gọi học sinh đọc bài .
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 1HS lên bảng làm bài tập 3. 
- Đọc lại bảng nhân 8 .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Thực hiện phép tính bằng như bài nhân số có hai chữ số với số có một chữ số .
- Học sinh đặt tính và tính :
 123
 x 2
 246 
- Là phép tính số có 3 chữ số với số có 1CS.
- Học sinh đặt tính rồi tính ra kết quả. 
- Hai em nêu lại cách thực hiện phép nhân.
.
-Cả lớp thực hiện làm bảng con .
- 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
 341 213 212 203
 x 2 x 3 x 4 x 3
 682 639 848 609
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở 
- Hai em lên bảng đặt tính rồi tính. 
 437 205 319 171
 x 2 x 4 x 3 x 5
 874 820 957 855
 -Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một em lên bảng giải bài :
Giải :
Số người trên 3 chuyến máy bay là:
116 x 3 = 348 (người )
 Đ/S: 348 người
 Chính tả: Vẽ quê hương 	 
 A/ Mục tiêu - HS nhớ - viết chính xác một đoạn trong bài “Vẽ quê hương “.
 - Luyện đọc, viết đúng một số chữ chứa âm đầu dễ lẫn s/ x.
 - Giáo dục HS cẩn haanjt, có ý thức rèn chữ giữ vở. 
 B/ Chuẩn bị : - 3 băng giấy viết khổ thơ của bài tập 2b.
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng thi tìm nhanh, viết đúng các từ có tiếng chữa vần ươn/ ương.
- Nhận xét đánh giá
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc đoạn thơ trong bài: từ đầu đến Em tô đỏ thắthaw
- Yêu cầu hai em đọc thuộc lòng lại .
- Lớp theo dõi đọc thầm theo , trả lời câu hỏi :
+ Vì sao bạn nhỏ lại thấy bức tranh quê hương rất đẹp ? 
+ Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa ?
- Yêu cầu lấùy bảng con nhớ lại và viết các tiếng khó. 
* Yêu cầu HS nhớ - viết đoạn thơ vào vở. 
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2b : - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài ào VBT.
- Dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3HS lên thi làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 3 - 4 em đọc lại bài làm trên bảng.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới. 
- 2HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- Một học sinh đọc lại bài .
+ Vì bạn nhỏ rất yêu quê hương. 
+ Chữ cái đầu câu, đầu dòng thơ, tên riêng 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cả lớp viết bài vào vở.
- 2HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp thực hiện vào VBT.
- 3 em làm bài trên bảng. 
- Lớp nhận xét bài bạn .
 Vần cần tìm là: 
Vườn – vấn vương – cá ươn – trăm đường 
- HS đọc lại bài trên bảng.
-----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SANG L3 CKTKN(1).doc