Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 2

Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 2

Toán (7)

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 + Kiến thức:

 - Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ 1 lần) và giải bài toán có lời văn.

 + Kĩ năng:

 - Vận dụng vào giải toán có lời văn ( Có 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ).

 + Thái độ:

 - Có ý học toán và giải toán tốt hơn.

* HSKG: hoàn thành cột b của bài 2; cột 4 bài 3 và BT 5.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 2
 Soạn: 28 / 8 / 2010
 Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010 
Toán (7) 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 + Kiến thức:
 	- Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ 1 lần) và giải bài toán có lời văn.
 + Kĩ năng:
	- Vận dụng vào giải toán có lời văn ( Có 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ).
 + Thái độ:
	- Có ý học toán và giải toán tốt hơn.
* HSKG: hoàn thành cột b của bài 2; cột 4 bài 3 và BT 5.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 5 bảng nhóm làm BT 4.
	- HS: Bảng con làm BT 2.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập trong VBT của HS.
- Đôi bạn kiểm tra, báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài...ghi đầu bài.
- Lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Củng cố về trừ các số có ba chữ số (có nhớ ). 
Bài 1: Tính:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài vào vở. 
- GV chấm bài, nhận xét.
* HSKG: Hoàn thành thêm cột b.
- Lớp nhận xét 
Bài 2: đặt tính rồi tính:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
- HS nêu yêu cầu BT 
- HS làm bảng con 
* HSKG: Hoàn thành thêm cột b.
- Lớp nhận xét 
- Sau mỗi lần giơ bảng GV quan sát và sửa sai cho HS (nếu có). 
b. Hoạt động 2: Tìm số bị trừ, số trừ chưa biết.
Bài 3: Số ?
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
- HS nêu yêu cầu BT 
- Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ chưa biết.
- GV quan sát HS làm bài 
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở 
- Nhận xét, kết luận. 
- HS nhận xét bài làm của bạn 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
Bài 4: Giải toán
- HS nêu yêu cầu bài 
- GV yêu cầu 
- HS phân tích bài toán 
- HS nêu cách giải và câu trả lời 
* Chia lớp làm 5 nhóm, giao bảng cho các nhóm, các nhóm về vị trí, quy định thời gian...
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dơng các nhóm tiến bộ.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
- Đại diện các nhóm lên gắn phiếu.
* HSKG:
Bài 5: Giải toán
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
- HS nêu yêu cầu BT 
- HS làm bài cá nhân. 
- Cá nhân trình bày 
- GV nhận xét , kết luận. 
3. Củng cố : 
 - Muốn giải được bài toán có lời văn ta thưch hiện theo mấy bước ? 
 - Nêu lại ND bài học. 
- 2 HS nêu
 - Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
 - Về nhà làm BT 2 cột b và BT5 và VBT, chuẩn bị bài sau (Trang 9 - SGK). 
- Ghi nhớ.
Chính tả - nghe viết(3) 
Ai có lỗi ?
I. Mục tiêu :
 + Kiến thức:
- Nghe viết đúng bài chính tả và trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch / uyu (BT2).
- Làm đúng bài tập 3 a / b.
 + Kỹ năng:
	- Giáo dục kĩ năng nghe viết đúng chính tả, kịp tốc độ, không bỏ chữ, không thiếu dấu thanh...
 + Thái độ:
	- Có ý thức rèn chữ viết hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học :
 	- GV: Viết sẵn đoạn viết,ND bài tập 2 a trên bảng phụ.
 	- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc dẻo dai cho học sinh viết.
- 1 em lên bảng, lớp viết bảng con..
- Nhận xét, sửa lỗi.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài...ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Đọc đoạn viết. 
* Treo bảng phụ:
- GV đọc đoạn chép trên bảng phụ. 
- HS chú ý nghe 
+ Đoạn này chép từ bài nào các em đã 
- 2 HS nhìn bảng đọc phần đoạn viết.
học ? 
- Tên bài viết ở vị trí nào trong vở ? 
- Viết ở giữa trang vở 
+ Đoạn chép có mấy câu ? 
- trả lời...
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ? 
....
+ Chữ cái câu viết như thế nào ? 
- Viết hoa 
- GV hướng dẫn HS viết tiếng khó vào bảng con: Cô - ri – ti ; En – ri – cô. 
- HS viết vào bảng con 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bài vào vở. 
- Đọc cho học sinh viết bài.
- GV theo dõi uốn nắn HS 
- HS viết bài vào vở 
* Chấm, chữa bài : 
-HS đổi vở chữa lỗi 
- GV chấm bài , nhận xét từng bài 
c. Hoạt động 3: HD hs làm bài tập chính tả : 
Bài 2: a / b.
* Gắn bảng phụ:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS đọc mẫu bài 2 
- GV chia bảng lớp làm 3 cột, nêu tên và cách chơi trò chơi 
- Các nhóm chơi trò chơi tiếp sức, mỗi nhóm tiếp nối viết bảng các từ chứa tiếng 
có vần uêch / uyu .
- mỗi nhóm HS đọc to kết quả của nhóm mình 
- GV nhận xét phân thắng, bại. 
- Lớp nhận xét 
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV chia bảng lớp thành hai phần 
- 2HS lên bảng, lớp làm vào vở 
- GV hướng dẫn HS làm bài 
- GV nhận xét kết luận 
- Lớp đọc bài, nhận xét bài trên bảng 
3. Củng cố : 
 - Nêu lại cách trình bày bài chính tả. 
- 1 HS nêu
 - Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Về nhà luyện viết thêm các bài chính tả trong SGK, chuẩn bị bài học sau. 
- Ghi nhớ, thực hiện.
Tự nhiên- xã hội (3)
vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu:
 + Kiến thức:
	- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
	- Nêu được ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
 + Kỹ năng:
- Nhận thức được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 + Thái độ:
	- Có ý thức giữ sạch mũi họng.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Các hình trong SGK (45)
	- HS: VBT.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra SGK, vở viết của HS.
- Đôi bạn kiểm tra chéo, báo cáo kết quả kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài...ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Bước1: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát các tình hình1, 2, 3 trong SGK - thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
- Bước 2: Làm việc lớp.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
b. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- Các cặp quan sát hình ở trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Chỉ và nói tên các việc nên và không nên để bảo vệ giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
+ Hình vẽ gì?
+ Việc làm của các bạn trong hình đó là có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? tại sao?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
. HS lên trình bày (mỗi HS phân tích mỗi bức tranh).
- Lớp nhận xét - bổ sung.
* Liên hệ thực tế:
+ Kể những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp ?
* Kết luận:
3. Củng cố : 
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và sung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành?
- 1 HS nêu
 - Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Về nhà học bài trong SGK, chuẩn bị bài học sau. 
- Ghi nhớ.
 Soạn: 29 / 8 / 2010
Thứ tư ngày 01 tháng 9 năm 2010
Tập đọc (6) 
Cô giáo tí hon
I. Mục tiêu:
 + Kiến thức:
 - Hiểu nội dung bài: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài .
 + Kĩ năng:
	- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 +Thái độ:
	- Giáo dục ý thức tự giác trong giờ học và trong khi đọc bài.
II. Đồ dùng dạy học :
 - GV: Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc và HTL.
	- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh đọc bài Cậu bé thông minh và trả lời câu hỏi.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- lắng nghe 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu 
- HS chú ý nghe 
- HD HS luyện đọc kết hợp giả nghĩa từ.
 * Treo bảng phụ:
- Đọc mẫu:
- Chú ý lắng nghe.
- Luyện đọc
 - Nhận xét, sửa sai.
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV chia bài thành 3 đoạn 
- HS dùng bút chì đánh dấu các đoạn 
+ GC HD đọc câu văn dài 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS giải nghĩa một số từ mới 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Từng cặp đọc và trao đổi về cách đọc 
+ GV theo dõi, HD các nhóm đọc đúng 
- Các nhóm nối tiếp nhau đọc ĐT từng đoạn 
- Lớp đọc đồng thanhcả bài 
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 
+ Truyện có những nhân vật nào ? 
- Bé và 3 đứa em là : Hiển, Anh, Thanh 
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ? 
- Chơi trò chơi lớp học ....
+ Những cử chỉ nào của cô giáo làm bé thích thú ?
* Giảng : bắt chước. 
- HS đọc thầm bài văn 
+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò ?
* Giảng : y hệt, ngọng líu. 
* HSKG: đặt tên với các từ trên.
- Mỗi người một vẻ rất ngộ nghĩnh, đáng yêu ....
- GV tổng kết bài : Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh, đáng yêu của mấy chị em.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại : 
- 2 HS khá, giỏ nối tiếp nhau đọc lại toàn bài 
- GV treo bảng phụ HD đọc lại đoạn 1 
- 3- 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên 
- 2 HS thi đọc cả bài 
-Lớp nhận xét bình chọn người đọc hay nhất 
- GV nhận xét chung 
3. Củng cố:
+ Các em có thích chơi trò chơi lớp học không ? Có thích trở thành cô giáo không
- HS nêu 
4. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài học sau. 
- Ghi nhớ.
__________________________________
Thể dục(4) 
Bài 4
I. Mục tiêu:
 + Kiến thức:
 	- Bước đầu biết cách đi 1- 4 hàng dọc theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), biết dóng hàng cho thẳng trong khi đi.
	- Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
	- Bước đầu biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
+ Kĩ Năng:
	- Khả năng tập thành thạo các động tác ĐHĐN và biết cách chơi, tham gia chơi tốt các trò chơi theo luật. 
 + Thái độ:
	- Có ý thức tập luyện hàng ngày, đạt kết quả cao.
II. Địa điểm phương tiện:
- GV: kẻ sân chơi “kết bạn”.
- HS : Vệ sinh sân tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra giầy dép học sinh.
- Đôi bạn kiểm tra, báo cáo.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung theo yêu cầu giờ học
- Tập hợp lớp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Chú ý lắng nghe.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 
- HS chơi trò chơi : có chúng em 
- Chạy xung quanh sân 80 – 100 ... ơn đã học trong tiết tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu.
- HS chú ý nghe.
 - Phần nào không nhất thiết viết hoàn toàn theo mẫu? vì sao?
* Treo mẫu đơn:
- Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
+ Mở đầu đơn phải viết tên Đội (đội TNTP - HCM)
- Quan sát, lắng nghe.
+ Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn...
+ Tên của đơn: Đơn xin........
+ Tên người hoặc tổ chức nhận đơn....
+ Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn
+ Học sinh lớp nào?....
+ Trình bày lý do viết đơn
+ Trong các ND trên, phần lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, hứa là những nội dung không cần viết theo mẫu. Mỗi người có một nguyện vọng và lời hứa riêng. 
b. Hoạt động 2: Viết đơn.
- GV quan sát, HD thêm cho HS
- HS viết đơn vào VBT.
- 1 số HS đọc đơn
- Lớp nhận xét.
GV nhận xét - ghi điểm.
3. Củng cố: 
 - Nên quy trình khi viết đơn ?
 - 1 em nêu, lớp lắng nghe.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà làm bàảmtong VBT và chuẩn bị bài sau.
 - Ghi nhớ.
Toán(10)
	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 + Kiến thức:
	- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
	- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).
	- Biết xếp hình đúng mẫu.
 * HSKG: hoàn thành BT4.	
 + Kỹ năng:
	- Thành thạo cách tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn có một phép nhân, xếp hình đúng mẫu.
 + Thái độ:
	- Giáo dục lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học : 
 	- GV: Bảng nhóm 5 cái, làm BT3.
- HS: Mỗi em 4 hình tam giác nhựa.
 III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện phép tính: 40 + 460 =
- 1 bạn lên bảng, lớp làm bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Ôn cách tính gía trị của biểu thức.
Bài 1: Tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 3 HS lên bảng + lớp làm vào vở 
a. 5 x3 + 132 = 15 + 132= 147
- GV đến từng bàn quan sát, HD thêm cho HS
b. 32 : 4 + 106 = 8 +106 = 114
c. 20 x 3 : 2 = 60 : 2 = 30
- GV nhận xét - sửa sai
- Lớp nhận xét bài của bạn.
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
Bài 2: đã khoanh vào 1/ 4 số con vịt 
trong hình nào ?
- HS nêu yêu cầu của BT
- HS làm miệng và nêu kết quả 
+ Đã khoanh vào 1 phần mấy số vịt ở hình a?
- Khoanh vào 1/ 4 số vịt ở hình a
+ Đã khoanh vào 1 phần mâý số vịt hình b?
- Khoanh vào 1/3 số vịt ở hình b.
GV nhận xét 
- Lớp nhận xét 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn giải toán.
Bài 3: Giải toán
- Gọi HS đọc bài toán.
- Đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán và giải
- HS phân tích bài toán
- Chia nhóm, giao việc, phát bảng nhóm, quy định thời gian.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm lên gắn phiếu.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS 
- Lớp nhận xét.
* HSKG: Dùng tam giác nhựa.
Bài 4: Xếp 4 hình tam giác thành hình cái mũ (xem hình vẽ).
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- HS nêu yêu cầu BT
- HS dùng hình đã chuẩn bị xếp ghép được hình cái mũ 
- GV nhận xét chung.
- Lớp nhận xét
3. Củng cố: 
 - Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức ta thực hiện theo mấy bước ?
 - Trả lời câu hỏi.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành VBT và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe.
Chính tả (4)
Cô giáo tí hon
I. Mục tiêu:
 + Kiến thức:
	- Nghe, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Điền đúng bài tập 2 a/ b.
 + Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, đúng chữ viết thường, viết hoa, đúng tốc độ.
 + Thái độ:
	- Có ý thức tự giác khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học : 
 	- GV: Bảng phụ viết BT2.
- HS: Bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc khuỷu tay cho học sinh viết.
- 1 bạn lên bảng, lớp làm bảng con.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
 * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. 
- GV đọc lần lượt đoạn văn
- Lớp chú ý nghe 
- 2HS đọc lại bài
+ Đoạn văn có mấy câu?
- 5 câu
+ Chữ đâu các câu viết như thế nào?
- Viết hoa các chữ cái đầu.
+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- Viết lùi vào một chữ.
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn 
- Bé- tên bạn đóng vai cô giáo.
- GV đọc một số tiếng khác mà HS dễ viết sai.
- Lớp viết bảng con + 2 HS lên bảng viết .
- GV theo dõi, uấn nắn thêm cho HS.
b. Hoạt động 2: Viết chính tả.
- GV đọc thông thả từng dòng thơ
- HS viết bài vào vở
- GV theo dõi, uấn nắn cho HS.
* Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- HS dùng bút chì soát lỗi.
- GV chấm bài nhận xét bài viết 
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2 : a / b.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài 
- 1 HS lên bảng làm mẫu 
- Lớp làm bài vào vở 
- GV phát phiếu cho 5 nhóm lên làm bài
- Đại diện các nhóm dán bài làm nên bảng, đọc kết quả 
+ Lớp + GV nhận xét.
* Lời giải đúng:
- Xào: Xào rau, xào xáo.... 
Sào: Sào phơi áo, 1 sào đất.....
- Xinh, xinh đẹp, xinh tươi...
Sinh, học sinh, sinh ra...
....
3. Củng cố: 
 - Nêu cách trình bày bài viết chính tả ?
 - 1 em nêu.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà tự luyện viết thêm bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe.
Thủ công (2) 
Gấp tàu thuỷ hai ống khói ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
 + Kiến thức:
	- Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.	
 + Kỹ năng:
	- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối.
	- HS khéo tay: Gấp được tàu thuỷ bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Tàu thuỷ cân đối.
 + Thái độ:
	- Có lòng yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học : 
 	- GV: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói. Tranh quy trình gấp tàu thuỷ ...
- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dung học tập của HS.
- Đôi bạn kiểm tra, báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
* Gắn mẫu tàu thuỷ hai ống khói. 
- HS quan sát, nhận xét. 
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói. 
+ Tàu thuỷ có đặc điểm , hình dáng như thế nào ? 
- Có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng 
- GV giới thiệu hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp giống như tàu thuỷ, trong thực tế tàu thuỷ làm bằng sắt.
- HS chú ý nghe 
- 1 HS lên bảng mở tàu thuỷ mẫu 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. 
* Gắn tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Quan sát, nhận xét.
+ Tàu thuỷ có đặc điểm , hình dáng như thế nào ? 
- Có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng 
- GV giới thiệu hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp giống như tàu thuỷ, trong thực tế tàu thuỷ làm bằng sắt 
- HS chú ý nghe 
- 1 HS lên bảng mở tàu thuỷ mẫu 
+ Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông. 
- HS quan sát 
- 1 HS lên bảng gấp, cắt tờ giấy hình vuông 
+ Bước 2 : Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông 
- HS quan sát GV làm mẫu 
Gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau lấy điểm 0 và 2 đường gấp giữa 
hình vuông, mở tờ giấy ra 
+ Bước 3 : Gấp tàu thuỷ thành 2 ống khói 
- Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông, sao cho 4 đỉnh tiếp giáp với nhau ở điểm 0 và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình. 
- HS chú ý quan sát 
- Lật ra mặt sau và tiếp tục gấp 4 đỉnh.
- 1 Vài HS lên bảng thao tác lại các bước, cả lớp quan sát.
c. Hoạt động 3: HD thực hành.
- Quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
- HS thực hành gấp nháp. 
- GV nhận xét - sửa sai cho HS.
3. Củng cố: 
 - Nêu các bước thực hành gấp tàu thuỷ ?
 - Trả lời câu hỏi.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói, chuẩn bị bài sau.
 - Ghi nhớ.
_____________________________________
Sinh hoạt (2)
Sơ kết tuần 2
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
	- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh trong tuần tới.
II. Nội dung:
1. Đạo đức:
 - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo. Hoà nhã với bạn bè .
2. Học tập:
a. Ưu điểm:
 - Duy trì tỷ lệ chuyên cần khá cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp khá nhanh nhẹn. 
 - Có ý thức tự quản lớp khá đối tốt.
 - Một số em đã có ý thức trong học tập.
 - Học bài và làm bài tập khá đầy đủ trước khi đến lớp.
	 - Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
* Tuyên dương: Linh, Tú, Tươi.
b. Nhược điểm:
 - 1 số em đọc, viết còn yếu như: Thanh, Trường, Quân.
 - Hay nghịch ngợm và nói chuyện trong giờ học như: Thế Hiếu, Thoại.
3. Các hoạt động khác:
	 - Vệ sinh thân thể + vệ sinh lớp học khá sạch sẽ.
 - Hát tương đối đều.
 - Thể dục xếp hàng còn chậm, một số em chưa nghiêm túc như: Thế Hiếu.
4. Phương hướng tuần tới:
	 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần, khắc phục những mặt còn tồn tại.
 - Tiếp tục rèn đọc, viết cho học sinh.
	 - Thường xuyên kiểm tra bài học trong ngày.
	 - Học bài, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 2.doc