Giáo án: Tập đọc 3 - Tuần 15 đến 20 - Trường TH An Thạnh 1

Giáo án: Tập đọc 3 - Tuần 15 đến 20 - Trường TH An Thạnh 1

Ngày day

 Tập đọc - Kể chuyện: Hũ bạc của người cha

 A/ Mục tiêu : - bước đầu biết đo8c phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

 _Hiểu ý nghĩa:Hai bn tay lao động cùa con người chính là nguồn tạo nn mọi của cải.

 - Rèn đọc đúng các từ: bát cơm, vất vả, thản nhiên, nước mắt, .

 -Biết qu1y đồng tiền do chính mình lm ra

 B / Chuẩn bị Tranh minh họa truyện trong SGK.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1043Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Tập đọc 3 - Tuần 15 đến 20 - Trường TH An Thạnh 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày day
 Tập đọc - Kể chuyện: Hũ bạc của người cha 
 A/ Mục tiêu : - bước đầu biết đo8c phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
 _Hiểu ý nghĩa:Hai bàn tay lao động cùa con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
 - Rèn đọc đúng các từ: bát cơm, vất vả, thản nhiên, nước mắt, ...
 -Biết qu1y đồng tiền do chính mình làm ra
 B / Chuẩn bị Tranh minh họa truyện trong SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài “ Nhớ Việt Bắc“.
- Nêu nội dung bài thơ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài giọng hồi hộp, chậm rải , nhẹ nhàng.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc từng câu. GV theo dõi sửa sai.
- Gọi năm em đọc tiếp nối nhau 5 đoạn trong bài .
- Lắng nghe nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (dúi , thản nhiên , dành dụm  ).
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mời 5 nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 5 đoạn. 
- Mời một học sinh đọc lại cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu 1 em đọc đoạn1, cả lớp đọc thầm theo và trả lời nội dung bài: 
+ Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ?
+ Ông muốn con trai mình trở thành người như thế nào ? 
 - Yêu cầu 1 em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi ho
+ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
- Mời một học sinh đọc đoạn 3.
+ Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào( KNS- xac dinh giá trị) ? 
- Yêu cầu 1 em đọc đoạn 4 và 5, cả lớp đọc thầm: 
+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con trai đã làm gì ?
+Vì sao người con trai phản ứng như vậy ? 
+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con đã thay đổi như vậy ?
+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này(KNS lắng nghe tích cực) .
 d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 4 và 5, nhắc nhở HS cách đọc. 
- Mời 3 em thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- mời 1 em đọc cả truyện. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
­) Kể chuyện: 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ:
2. H/dẫn HS kể chuyện:
Bài tập 1: - Hãy sắp xếp 5 bức tranh theo thứ tự 5 đoạn của câu chuyện “Hũ bạc người cha“.
- Mời HS trình bày kết quả sắp xếp tranh.
- Nhận xét chốt lại ý đúng. 
* Bài tập 2 : 
- Dựa vào 5 tranh minh họa đã sắp xếp đúng để kể lại từng đoạn truyện.
- Gọi một em khá kể mẫu một đoạn.
- Mời 5 em tiếp nối thi kể 5 đoạn của câu chuyện trước lớp .
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện 
- Nhận xét ghi điểm.
đ) Củng cố, dặn dò: (KNS tự nhận thức bản thân) 
- Em thích nhất nhân vật nào trong truyện này ? Vì sao?
- Dặn về nhà tập kể lại truyện. 
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH.
- Cả lớp theo dõi, nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau, mỗi em đọc 1 câu, kết hợp luyện dọc các từ ở mục A.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp. 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài, giải thích các từ mới (mục chú giải) và đề xuất cách đọc.
- Đọc theo nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp .
- 5 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh 5 đoạn của bài.
- Một em đọc lại cả bài.
- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
+ Ông rất buồn vì con trai mình lười biếng .
+ Ông muốn con mình siêng năng, chăm chỉ, biết tự mình kiếm lấy bát cơm.
- Một em đọc đoạn 2, cả lớp theo dõi và trả lời :
+ Ôâng muốn thử xem những đồng tiền đó có phải do tự tay anh con trai làm ra không. Nếu đúng thì anh ta sẽ tiếc và ngược lại anh sẽ không tiếc gì cả .
- 1 em đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
+ Anh phải xay thóc thuê để kiếm ngày 2 bát cơm, chỉ dám ăn 1 bát để dành một bát 
- Một học sinh đọc đoạn 4 và 5.
+ Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền mà không sợ bị bỏng 
+ Vì anh phải vất vả cả 3 tháng trời mới tiết
kiệm được nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.
+ Ông lão cười chảy nước mắt vì vui mừng và cảm động trước sự thây đổi của con trai .
+ "Có làm lụng vất vả mới quý đồng tiền. Hũ bạc ... bàn tay con".
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- 1HS đọc lại cả truyện.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- Lớp quan sát lần lượt 5 bức tl][tjddax đánh số, tự sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của truyện.
- 2 em nêu kết quả sắp xếp.
- 1 HS khá kể mẫu một đoạn câu chuyện.
- 5 em nối tiếp thi kể 5 đoạn.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Tự nêu ý kiến của mình.
Ngày day 
Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên 	
 A/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc với giọng kể nhấn giọng một số từ ngữ tả đặt điểm Nhà Rơng. Hiểu đặc điểm và sinh hoạt của người Tây Nguyên với Nhà Rơng. 
Rèn đọc đúng các từ: sàn nhà, hòn đá, thần làng, tập quán, đdọc trơi chảy ...
Biết được những sinh hoạt của người Tây Nguyên.
 B/ Chuẩn bị : Ảnh minh họa nhà rông trong sách giáo khoa.
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS tiếp nối kể 3 đoạn ( đoạn 3, 4, 5) của câu chuyện Hũ bạc của người cha và TLCH: Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc :
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. GV sửa sai cho các em.
- Yêu cầu nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp .
- Kết hợp hướng dẫn đọc đúng các câu và kết hợp giải nghĩa thêm các từ như : rông chiêng , nông cụ  
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh toàn bài . 
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 .
+ Vì sao nhà rông phải chắc cao ? 
- 1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
+ Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?
+ Từ gian thứ 3 dùng để làm gì?
+ Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông? 
- Giáo viên tổng kết nội dung bài.
 d) Luyện đọc lại :
- Đọc diến cảm bài văn. 
- Mời 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài. 
- Mời 2HS thi đọc lại cả bài. 
- Nhận xét, bình chọn em đọc hay nhất. 
đ) Củng cố - Dặn dò:
- Sau khi học bài này em có suy nghĩ gì?
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn dò học sinh về nhà đọc lại bài. 
- 3 HS kể lại 3 đoạn của câu chuyện và TLCH.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Lớp theo dõi lắng nghe đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn miêu tả. 
- nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Luyện đọc các từ ở mục A.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Tìm hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh lại cả bài. 
- Lớp đọc thầm đoạn 1 của bài .
+ Vì để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người, để voi đi không đụng , ngọn giáo không vướng mái 
- Một em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm .
+ Gian đầu thờ thần làng nên trang trí rất nghiêm trang.
- Lớp đọc thầm đoạn 3 và 4 .
+ Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, ...
+ Là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng.
- Rất độc đáo, lạ mắt / Rất tiện lợi với người Tây Nguyên 
- Lớp lắng nghe GV đọc bài .
- 4 em lên thi đọc 4 đoạn của bài. 
- 2 em thi đọc cả bài.
- Lớp lắng nghe, bình chọn bạn đọc hay nhất. 
TUẦN 16
Ngày day: 
 Tập đọc - Kể chuyện: Đôi bạn 
 A/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Hiểu được ý nghĩa ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nơng thơn và tình cảm thủy chung cuả người thành phố.
 - Đọc trơi chảy. Rèn đọc đúng các từ: sơ tán, san sát, cầu trượt, lăn tăn, ...
	 - CH 5 Học sinh khá giỏi.
	 - Biết yêu quý tình cảm bạn bè.
Kễ chuyện :
- Biết nội dung chuyện.
- Kể lai được từng đoạn ( HS khá, giỏi kể tồn chuyện).
 B / Chuẩn bị Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh cầu trượt, đu quay.
 C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Ba em đọc bài “ Nhà rông ở Tây Nguyên “ 
- Nhà rông thường dùng để làm gì?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp. 
- Sửa lỗi phát âm cho HS,
- Gọi ba em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn trong bài 
- nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp .
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (sơ tán , tuyệt vọng  ).
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 1. 
- Hai em đọc nối tiếp nhau đoạn 2 và 3.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài KNS lắng nghe tích cực). 
 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
+ Lần ra thị xã chơi Mến thấy ở thị xã có gì lạ?
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2 cả lớp đọc thầm theo trao đổi và trả lời :
+ Ở công viên có như ... ớp đọc thầm đoạn lại .
+ Nêu nhận xét về các mặt thi đua của lớp như : học tập , lao động , các công tác khác và cuối cùng là đề nghị khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt nhất.
+ Để nêu ra những ưu khuyết điểm của tổ, cá nhân. Từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa...
- 4 em lên thi gắn đúng các tờ giấy lớn do GV phát vào các phần bảng đã kẻ sẵn rồi đọc diễn cảm mục vừa gắn.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn thắng cuộc.
- Một bạn đọc lại cả bài. 
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn 
đọc hay nhất .
TUẦN 20
Ngày dạy :
Tập đọc – kể chuyện
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
 I/ Mục tiêu:
A. TẬP ĐỌC :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : một lượt, ánh lên,trìu mến, yên lặng, lên tiếng,  ( MB ); trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về,  ( MN ).
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài ( trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn ).
- Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. 
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu mến anh bộ đội.
B.KỂ CHUYỆN :
1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện – kể tự nhiên; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giálời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. 
 II/ Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn 2 để hướng dẫn luyện đọc.
 III / Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “ Báo cáo anh bộ đội “. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Tập đọc 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+ Treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc đoạn 2.
+ Giúp HS hiểu nghia các từ mới sau bài đọc.
+Yêu cầu HS đặt câu với từ thống thiết.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: (KNS lắng nghe tích cực)
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
+ Trước đề nghị đột ngột của người chỉ huy tại sao cổ họng các chiến sĩ nhỏ lại thấy nghẹn lại ?
+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào( KNS đảm nhận trách nhiệm)?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà(KNS đảm nhận trách nhiệm) ?
+ Lời nói của Mừng có gì cảm động( KNS tư duy, sáng tạo, bình luận, nhận xét)?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3. 
+ Thái độ của trung đội trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
- Mời một em đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo. 
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc lại đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn cách đọc (đọc với giọng xúc động). 
- Mời 2HS thi đọc đọc văn.
- Mời 1HS đọc cả bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
 Kể chuyện: (KNS thể hiện sự tự tin, giao tiếp).
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa theo các câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu. 
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Gọi một em đọc các câu hỏi gợi ý.
- Gọi một em khá kể mẫu đoạn 2.
- Yêu cầu HS tập kể theo nhóm. GV theo dõi.
- Gọi 4 em đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn câu chuyện.
- Mời 1 em kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương..
 Củng cố dặn dò : 
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ?
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện và xem trước bài mới .
- 3HS lên bảng đọc bài. nêu nội dung bài đọc
- Lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc các từ ở mục A.
- Đọc tiếp nối 4 đoạn trước lớp. Luyện đọc đoạn 2.
- tìm hiểu các từ mới trong SGK. 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Đọc thầm, trả lời.
+ Đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các em nhỏ về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới rất khó khăn, thiếu thốn, các em khó lòng chịu nổi.
- Một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo .
+ Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng không được tham gia chiến đấu + Lượm , Mừng và tất cả các bạn tha thiết xin ở lại. 
+ Vỉ các bạn không muốn bỏ chiến khu về ở chung ví tụi Tây, tụi Việt gian.
+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3.
+ Trung đội trưởng cảm động rơi nước mắt  và hứa sẽ về báo lại với trung đoàn về nguyện vọng của các em. 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
+ Rất yêu nước, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. 
- Lớp lắng.
- 2 em thi đọc lại đoạn. 
- 1 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
-Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học .
- Một em đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- 1 em kể mẫu.
- tập kể theo nhóm.
- Đại diện 4 nhóm kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện. 
Ngày dạy :
Tập đọc
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
 	I/ Mục tiêu: 
1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :
-Đọc trôi chảy cả bài .Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như : thung lũng , nhích , ba lô , lưng cong cong , lúp xúp ...
- Biết đọc nhấn giọng các từ bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn .
 	2.Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 - Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ mới như : (Đường mòn Hồ Chí Minh,thung lũng , mũ tai bèo , chất độc hóa học ) .
- Sự vất vả , gian truân và quyết tâm của bộ đội khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh .
 	II/ Chuẩn bị : -Tranh minh họa trong sách , bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc , 
 bản đồ Việt Nam . 
 	III/ Hoạt động dạy và học :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài “Chú ở bên Bác Hồ “ 
- Gọi 3 học sinh lên đọc bài .
-Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nội dung của bài :“ Trên đường Hồ Chí Minh “
b) Luyện đọc :
-Đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng , rõ ràng , dứt khoát .
-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 -Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
-Yêu cầu nối tiếp nhau đọc 12 câu trong bài ( một , hai lượt ) trước lớp .
-Kết hợp hướng dẫn đọc đúng các câu và kết hợp giải nghĩa thêm các từ như : thung lũng , mũ tai bèo , chất độc hóa học 
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài văn .
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Yêu cầu 2 em đọc lại đoạn 1 cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 
-Tìm những hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao ?
-Chi tiết nào cho thấy bộ đội vượt dốc rất gian khó ? 
-Mời một học sinh đọc đoạn 2
-Cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi :
- Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mỹ ?
-Tổng kết nội dung bài như sách giáo viên 
 d) Luyện đọc lại :
-Đọc mẫu một đoạn trong bài .
-Yêu cầu thi đọc từng đoạn và cả bài .
-Mời một học sinh đọc lại cả bài 
-Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại tựa bài 
-Gọi 2 -4 học sinh nêu nội dung bài 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
-Dặn dò học sinh về nhà học bài 
-Ba học sinh lên bảng đọc bài 
“ Chú ở bên Bác Hồ “
-Trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên 
-Lớp theo dõi giới thiệu bài .
-Hai đến ba học sinh nhắc lại .
-Lớp lắng nghe đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn miêu tả 
-Đọc từng câu và từng đoạn văn trước lớp .
-Rèn đọc lưu loát các từ do giáo viên yêu cầu .
-Đọc nối tiếp từng đoạn của bài .
- Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn mỗi em một đoạn của bài văn 
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm .
-Hai học sinh đọc lại cả bài 
- Lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi 
- Đoàn quân nối thành một vệt dài từ thung lũng đến đỉnh núi như một sợi dây kéo thẳng đứng .
-Dốc trơn và lầy , đường khó đi nên đoàn quân nhích từng bước , những khuôn mặt đỏ kè vì mệt vì vác nặng , do nóng bức và căng thẳng .
-Một em đọc thành tiếng đoạn 2 .
-Cả lớp đọc thầm đoạn còn lại .
- Những dặm rừng đỏ lên vì bom , những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học , đen lại cháy thành than ...
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
-Lần lượt từng em thi đọc từng đoạn văn và đọc cả bài văn .
- Một bạn đọc lại cả bài 
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn 
đọc hay nhất .
- 2 đến 4 em nêu nội dung vừa học 
-Về nhà học và xem trước bài mới 
“ Ông tổ nghề thêu“ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3 Tuan 1528 Tap doc.doc